Nhật Quang – Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát là ai?

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Nhang trầm hương là gì? Đốt nhang trầm có tác dụng gì?

Nụ trầm hương là gì? Sử dụng thế nào? Giá bao nhiêu?

Trầm hương là gì? Có bao nhiêu loại? Có công dụng gì?

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Đi Chùa nên mặc đồ gì? Gợi ý 8+ mẫu trang phục đi Chùa đẹp nhất

Thỉnh Phổ Hiền Bồ Tát ở đâu ?

Phổ Hiền Bồ Tát là vị Bồ Tát có vị trí quan trọng trong Phật Giáo Đại Thừa. Ngài đại diện cho đại hạnh, chân lý, lòng từ bi. Phổ Hiền Bồ Tát thường xuất hiện cùng với Phật Thích Ca và Văn Thù Bồ Tát. Ngài được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp.

Phổ Hiền Bồ Tát là vị Bồ Tát Đẳng Giác, có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới. Ngài tùy vào mong cầu của chúng sinh mà hiện thân hóa độ. Ngài dùng đại hạnh hóa độ chúng sinh, đưa họ từ bờ mê đến bến giác. Phổ Hiền Bồ Tát không ngại nhọc nhằn cứu vớt chúng sinh từ kiếp này sang kiếp khác. Với chiếc chèo bố thí, cánh buồm tinh tấn, mục tiêu thiền định, tay lái trí tuệ. Ngài luôn kiên nhẫn tiến tới, chẳng ngại sóng gió để cứu giúp chúng sinh.

Thờ Phổ Hiền Bồ Tát với mong muốn dùng trí tuệ mà nhìn thẳng vào chân lý, gạt bỏ vô minh. Tránh xa ảo vọng, diệt tan ích kỷ hẹp hòi, trở về với chân lý, được giác ngộ như Đức Phật.

Thỉnh Phật, Bồ Tát về thờ tại nhà là việc quan trọng. Tùy vào cái duyên thờ phụng mà mỗi gia đình có sự lựa chọn tượng Phật, Bồ Tát khác nhau. Bên cạnh Phật Thích Ca, Quan Âm Bồ Tát, Tây Phương Tam Thánh, Văn Thù Bồ Tát… Thì Phổ Hiền Bồ Tát cũng là sự lựa chọn của nhiều gia đình. Vậy “Thỉnh Phổ Hiền Bồ Tát ở đâu ?” để đảm bảo chất lượng, rõ nguồn gốc xuất xứ, giá cả hợp lý. Chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn trong bài viết dưới đây.

Thỉnh Phổ Hiền Bồ Tát ở đâu ?
Tượng Phổ Hiền Bồ Tát – Văn Thù Bồ Tát đá Thạch Anh đẹp

Phổ Hiền Bồ Tát phát nguyện và được thọ ký thành Phật

Phổ Hiền Bồ Tát là một trong tứ đại Bồ Tát của Phật Giáo. Tứ đại Bồ Tát gồm: Quan Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát. Phổ Hiền Bồ Tát và Văn Thù Bồ Tát là thị giả của Phật Thích Ca. Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi voi trắng đứng thị giả bên phải Phật Thích Ca. Còn Văn Thù Bồ Tát cưỡi sử tử xanh đứng thị giả bên trái Phật Thích Ca.

Phổ Hiền Bồ Tát khi chưa xuất gia học đạo Ngài là Thái Tử Năng Đà Nô, là con thứ tư của vua Vô Chánh Niệm. Được vua cha và đại thần khuyên bảo, Thái Tử phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và chúng sinh trong ba tháng. Và phát nguyện: “Bạch Đức Thế Tôn! Nay tôi có món công đức cúng dường Ngài và đại chúng trong ba tháng. Xin hồi hướng về đạo Vô Thường Chánh Giác, nguyện phát tâm Bồ Đề, tu hạnh Bồ Tát mà giáo hóa mọi loài chúng sinh được thành Phật đạo. Và nguyện được cõi Phật rất thanh tịnh trang nghiêm, bao nhiêu sự tốt đẹp và sự giáo hóa chúng sinh đều y như thế giới của Đức Phổ Hiền Như Lai vậy“.

Phật Bảo Tạng nghe Thái Tử Năng Đà Nô phát nguyện như vậy liền thọ ký: “Hay thay! Hay thay! Ngươi phát thệ nguyện rộng lớn, muốn độ hết thảy chúng sinh đều thành Phật Đạo. Trong khi tu Bồ Tát đạo, dùng trí kim cang mà phá nát các núi phiền não của mọi loài chúng sinh. Vì thế ta đặt hiệu ngươi là Kim Cang Trí Huệ Quang Minh Công Đức. Trải hằng sa kiếp làm nhiều công việc Phật sự rất lớn. Rồi đến thế giới Bất Huyền ở Phương Đông mà thành Phật, hiệu là Phổ Hiền Như Lai. Chừng đó những sự tốt đẹp trang nghiêm của ngươi đã cầu nguyện thảy đều được như ý”.

Phật Bảo Tạng vừa thọ ký xong thì chợt rất nhiều Thiên Tử từ nhiều phương thế giới đem theo vô số hoa thơm tới cúng dường. Thái Tử Năng Đà Nô thưa với Đức Phật, nguyện làm sao để hương thơm này lan tỏa đi khắp cõi nhân gian. Để những ai đang mắc phải nghiệp nếu có thể ngửi được mùi thơm này. Thì sẽ được thoát khỏi những khổ ải và được hưởng sự an vui.

Phổ Hiền Bồ Tát sau khi mạng chung, dù sinh ra các thân khác và các đời khác. Nhưng kiếp nào Ngài cũng nhớ lời thệ nguyện mà chăm làm Phật sự và hóa độ chúng sinh. Để cầu cho mau chóng đạt được những điều mình đã ao ước và phát nguyện. Bởi có lòng tu tinh tấn, nên Ngài đã thành Phật và hóa thân trong nhiều hình tướng ở khắp các thế giới mà giáo hóa chúng sinh.

Thỉnh Phổ Hiền Bồ Tát ở đâu ?

Ý nghĩa danh hiệu của Phổ Hiền Bồ Tát và mười Đại Nguyện của Ngài

Phổ Hiền Bồ Tát là vị Bồ Tát đại diện cho niềm vui, sự tự do và cộng đồng. Danh hiệu của Phổ Hiền Bồ Tát có ý nghĩa như sau: “Phổ” là biến khắp, “Hiền” là Đẳng Giác Bồ Tát. “Phổ Hiền” là vị Bồ Tát Đẳng Giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới. Tùy mong cầu của chúng sinh mà hiện thân hóa độ. Phổ Hiền Bồ Tát luôn mở rộng lòng từ bi của mình để đến với hết thảy chúng sinh.

Phổ Hiền Bồ Tát dạy rằng: Nếu chúng sinh nào nghe danh hiệu Ngài, thấy và chạm đến thân Ngài, hay nằm mộng thấy Ngài, hoặc tưởng niệm đến ngài trong một ngày đêm hay nhiều hơn thì không còn thối chuyển. Chúng sinh nào nghe thấy thân Ngài thanh tịnh thì tất được sinh trong thân thanh tịnh.

Hạnh Nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát đại diện cho những phương tiện vĩ đại, lớn lao. Thấy Phổ Hiền Bồ Tát là thấy được chân lý. Nên cần tránh xa ảo tưởng ảo vọng để trở về chân lý. Dùng trí tuệ để nhìn vào chân lý, gạt bỏ vô minh thì mới có thể giác ngộ được như Đức Phật. Noi theo Hạnh Nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát để diệt những hẹp hòi, ích kỉ trong con người mình.

Tượng Phổ Hiền Bồ Tát trắng ngọc

Mười Đại Nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát:

Lễ kính Chư Phật

Lễ kính hết thảy chư vị Phật, các vị hiền thánh đã tu theo Phật, các thiện tri thức đang hoằng dương chánh pháp. Kính lễ hết thảy những ai có hạnh từ bi, lòng khoan dung, ý thiện lành, tâm bố thí và hạnh nhẫn nhục. Lễ kính với những đức tính cao quý này chính là lễ kính chư Phật. Đồng thời phải nguyện thanh tịnh ba nghiệp thân – khẩu – ý của bản thân để thường tu kính lễ.

Xưng tán Như Lai

Xưng tán công đức của hết thảy các Như Lai bằng các loại âm thanh, ngôn từ giống như Đức Phật còn tại thế.

Quảng tu cúng dường

Rộng rãi cúng dường cho các chư Tăng/ni và cho chúng sinh. Cúng dườngTăng/ni những người có giới hạnh trang nghiêm để Tăng/ni có phương tiện sinh sống và tu học. Cúng dường chúng sinh như: Xây trường học, xây nhà tình thương, giúp đỡ người nghèo, cưu mang trẻ mồ côi, làm thiện nguyện… Đây đều là những hành vi cao quý. Đức Phật dạy rằng hằng thuận vì lợi ích chúng sinh là cúng dường chư Phật.

Sám hối nghiệp chướng

Chính là thanh tịnh ba nghiệp do tham – sân – si từ vô thủy kiếp quá khứ tới nay. Đã dẫn tạo ra các loại nghiệp ác nơi thân – khẩu – ý. Nay xin phát lồ sám hối hết thảy, nguyện không tái phạm ác nghiệp mà thường trụ tịnh giới.

Tùy hỷ công đức

Hoan hỉ khi làm việc thiện giúp đời. Hoan hỉ tán thán thiện pháp, công đức của hết thảy chư Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Bích Chi Phật gồm hết thảy pháp thế gian và xuất thế gian. Và cả công đức của các dạng loài trong tứ sinh, lục thú trong các thế giới khắp mười phương.

Thỉnh chuyển pháp luân

Có nghĩa là ân cần, thành kính dùng lời nói, hành động, ý nghĩ cùng các phương thức khác để thỉnh mời chư Phật tuyên thuyết diệu pháp. Để thẩm định điều người đang nói, đang giảng là chánh pháp thì phải xem xét xem điều giảng sư nói có nằm trong Ngũ Pháp Ấn không. Đó là: Khổ, Vô Thường, Nhân Quả, Tánh Không và Niết Bàn.

Thỉnh Phật trụ thế

Nghĩa là khuyên hết thảy các chư vị Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác, cho đến hết thảy các vị Thiện tri thức sắp thị hiện Niết Bàn vì lợi ích của chúng sinh mà dừng nhập Niết Bàn.

Thường tùy Phật học

Là thể hiện những gì Phật dậy nơi chính bản thân mình, chứ không phải chỉ tụng niệm những gì Phật dạy.

Hằng thuận chúng sinh

Chúng sinh từ vô thủy đã sống trong tham – dục. Hàng Bồ Tát tu theo Phật phải nương theo tham – dục của chúng sinh để giáo hóa chúng sinh. Đối đãi với mọi loài chúng sinh đều bình đẳng, không phân biệt cao thấp, sang hèn. Bất cứ điều gì đem lại lợi lạc, an vui cho chúng sinh thì Bồ Tát cũng nguyện làm.

Phổ giai hồi hướng

Là chuyển sự thành công của mình với lòng biết ơn tới hết thảy mọi người. Là xả bỏ cái Ngã, là khiêm tốn, là sẻ chia niềm vui với tất cả mọi người. Dùng công đức của chín nguyện hạnh trên để hồi hướng cho vô lượng chúng sinh trong hư không pháp giới. Nguyện để chúng sinh thường đắc an lạc, loại bỏ được hết phiền não khổ đau. Để cuối cùng thành tựu đạo quả vô thượng Bồ Đề.

Thỉnh Phổ Hiền Bồ Tát ở đâu ?

Thỉnh Phổ Hiền Bồ Tát ở đâu ?

Thỉnh tượng Phổ Hiền Bồ Tát về thờ xuất phát từ lòng thành tâm và tôn kính đối với Bồ Tát. Bởi vậy đây là một việc quan trọng được các gia đình đặc biệt trú trọng. Chứ không phải là chuyện ngẫu hứng, thích là thỉnh tượng Bồ Tát về thờ được.

Tượng Phổ Hiền Bồ Tát được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau như: Gỗ, đồng, gốm sứ, đá… Tùy vào ý muốn của mình mà gia chủ có sự lựa chọn sao cho hợp lý nhất. Gia chủ nên tới cơ sở chuyên cung cấp tượng có chất liệu mình lựa chọn để chọn tượng. Bởi những cơ sở như vậy sẽ có nhiều mẫu mã, kích thước, có sự am hiểu kỹ, sẽ tư vấn cho ta tốt hơn.

Gia chủ nên tìm hiểu một số địa chỉ uy tín, đáng tin cậy để tới tham khảo và chọn tượng. Để đánh giá một cơ sở là uy tín đáng tin cậy thì có thể dựa vào một số tiêu chí như: Cơ sở có địa chỉ rõ ràng hay không? Cơ sở có thương hiệu trên thị trường hay không? Cơ sở có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong chế tác và cung cấp đồ thờ cúng? Cơ sở đó có xưởng chế tác không hay chỉ mua bán đơn thuần? Chế độ bảo hành thế nào? Giá cả hợp lý không?…

Thỉnh Phổ Hiền Bồ Tát ở đâu ?
Tượng Phổ Hiền Bồ Tát – Văn Thù Bồ Tát xanh ngọc

Vnctongiao – Địa chỉ thỉnh tượng Phổ Hiền Bồ Tát uy tín tại Hồ Chí Minh

Nếu gia chủ chưa tìm được địa chỉ uy tín để chọn và thỉnh tượng Phổ Hiền Bồ Tát về thờ. Thì có thể tham khảo mẫu tượng Phổ Hiền Bồ Tát tại Vnctongiao. Đây là cơ sở có nhiều năm kinh nghiệm trong chế tác và cung ứng đồ thờ cúng, đặc biệt là tượng Phật. Được nhiều khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng và lựa chọn.

Vnctongiao có đội ngũ nghệ nhân tay nghề cao, am hiểu về Phật pháp, nhiệt huyết với nghề. Từ cái tâm làm nghề, sự am hiểu cộng với đôi tay khéo léo, người nghệ nhân đã thổi hồn vào những pho tượng. Tạo nên những bức tượng sống động, chân thực cuốn hút người nhìn. Tượng Phổ Hiền Bồ Tát nhìn toát lên sự trang nghiêm, từ bi, phúc hậu.

Thỉnh tượng Phổ Hiền Bồ Tát tại đây gia chủ hoàn toàn yên tâm về chất lượng, giá cả cũng như chế độ bảo hành dài hạn. Các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đa dạng về mẫu mã. Vnctongiao chắc chắn sẽ làm hài lòng cả những khách hàng khó tính nhất.

Vnctongiao có địa chỉ tại 8 Đường Bình Giã, Phường 13, Quận Tân Bình, TPHCM. Điện thoại liên hệ 0931738189 . Quý khách có nhu cầu thỉnh tượng vui lòng liên hệ để được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm.

Bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Phân Biệt Văn Thù Bồ Tát Và Phổ Hiền Bồ Tát

Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát là hai thi giả của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Các Ngài thường có mặt bên phải và bên trái...

cách lập bàn thờ quan âm tại nhà màu xanh hợp mệnh mộc

Cách Thờ Mẹ Quan Âm Tại Gia Như Thế Nào Cho Đúng

Mẹ Quan Âm là một danh xưng cao quý, thiêng liêng và thân thương mà dân gian dành để gọi Quan Thế Âm Bồ Tát. Ngài như người mẹ hiền...

Chọn Hướng Thờ Phật Bà Quan Âm Tránh Phạm Đại Kỵ

Thờ Phật là tín ngưỡng tâm linh, xuất phát từ sự thành tâm và lòng tôn kính đối với Đức Phật. Lập bàn thờ Phật để thờ tại gia là...

Mệnh gì nên thờ Phổ Hiền Bồ Tát

Trong cuộc sống ai cũng có những khó khăn, những thăng trầm, tai ương hay rủi ro bất ngờ bất không lường trước được. Nhưng chúng ta tin rằng mỗi...

Mệnh gì thờ Văn Thù Bồ Tát

Văn Thù Bồ Tát là một trong tứ đại Bồ Tát của Phật Giáo. Tứ đại Bồ Tát là: Quan Thế Âm Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền...

Tượng Phật Di Lặc vẽ gấm ngự mây - thờ tượng Phật Di Lặc tại gia

Vì Sao Nên Thờ Phật Di Lặc Tại Gia Và Vị Trí Đặt Tượng Phật Di Lặc Đúng Nhất

Phật Di Lặc còn được gọi là Phật Cười, Phật Hạnh Phúc. Nhắc đến Ngài là người ta thường nghĩ ngay đến vị Phật có cái bụng lớn, khuôn mặt...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Ẩn