5 Mẫu tượng Phật Đại Nhật Như Lai đẹp bằng đá

30+ Mẫu Tượng Phật Di Lặc Bằng Bột Đá Đẹp Hoan Hỉ

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo là ai?

Tỉnh thức là gì? Sống tỉnh thức có lợi ích gì?

Bát Chánh Đạo: 8 con đường chân chính chấm dứt khổ đau

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Tịnh Độ Tông là một trong những tông phái Phật giáo lớn, vô cùng phổ biến tại Việt Nam. Pháp môn này chủ trương niệm Phật, quán tượng Đức Phật A Di Đà, cầu vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc thù thắng, trang nghiêm bằng Tín, Nguyện, Hạnh tương ứng với bản nguyện của Phật A Di Đà để được tiếp tục tu tập, thành tựu giác ngộ giải thoát. 

Tìm hiểu về Tịnh Độ tông

Tịnh độ Tông là pháp môn được Đức Phật thuyết giảng cho đại chúng. Đa số các bài pháp khi có người thưa thì Đức Phật mới giảng, riêng kinh A Di Đà được Phật tự thuyết cho đại chúng nghe. Tịnh độ là một trong những pháp môn tu tập phổ biến tại nhiều nước Phật giáo Đại Thừa như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản…

Tịnh độ Tông là pháp môn chủ trương niệm Phật, quán tưởng Đức Phật A Di Đà và cõi Tây phương Cực Lạc
Tịnh độ Tông là pháp môn chủ trương niệm Phật, quán tưởng Đức Phật A Di Đà và cõi Tây phương Cực Lạc

Các kinh điển nền tảng của Tịnh độ tông

Lý thuyết Tịnh độ mặc dù được phát triển ở Ấn Độ nhưng không phải là một tông phái mà chỉ là một đường lối tu tập. Khi các kinh điển Tịnh độ được truyền bá sang Trung Hoa thì mới phát triển và trở thành một tông phái Phật giáo riêng. Vào đầu thế kỷ thứ II, các kinh luận thuộc giáo nghĩa Tịnh độ vẫn chưa được truyền vào Trung Hoa, đến thế kỷ thứ III mới xuất hiện.

Theo các tài liệu Phật giáo, vào thời Ngụy (250), kinh Vô Lượng Thọ được dịch bởi ngài Khang Tăng Ngãi (Sanghavarman), kinh Đại A Di Đà được dịch bởi cư sĩ Chí Khiếm (thời Tôn Quyền), tiểu kinh A Di Đà (Phật thuyết A Di Đà) được ngài La Thập dịch, Tân kinh Vô Lượng Thọ, Quán Phật Tam Muội Kinh được dịch bởi ngài Phật Đà Bạt Đà La (Giác Hiền).

Tịnh độ tam muội kinh được dịch bởi ngài Trí Nghiêm; Quán Vô Lượng Thọ kinh được dịch bởi ngài Cương Lương Da Xá (thế kỷ V); Vô Lượng Thọ kinh luận được dịch bởi ngài Bồ Đề Lưu Chi (thế kỷ VI); Vãng sinh Tịnh độ luận được luận bởi ngài Thế Thân… Trong đó, Kinh A Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ và Kinh Quán Vô Lượng Thọ là 3 bộ kinh kinh điển, được xem là nền tảng của Tịnh độ tông.

Sự truyền thừa và phát triển của Tịnh độ tông

Tịnh độ tông không truyền theo hướng người trước truyền cho người sau như các tông phái khác, sự truyền thừa của Tịnh độ tông căn cứ vào sự đóng góp cho công cuộc xiển dương giáo lý Tịnh độ. Được biết, ở Trung Hoa ngài Huệ Viễn (333 – 416) được xem là người sáng lập Tịnh độ Tông Trung Hoa.

Năm 402, Ngài lập Hội Niệm Phật tại Lô Sơn, tổ chức một hình thức tổ chức tu tập manh nha theo đường lối tu Tịnh độ. Cách tu đơn giản là thành kính lễ bái và niệm hồng danh của Đức Phật A Di Đà.

Tiếp nối là ngài Đàm Loan (476 – 542), ngài nghiên cứu rất nhiều về các tác phẩm pháp môn tịnh độ, dạy đại chúng tu học và xiển dương giáo lý Tịnh độ, chú trọng yếu tố “tín tâm niệm Phật”. Sau đó là ngài Đạo Xước (562 – 645), ngài chuyên tu Niết bàn tông, sau khi đọc bia đá ghi chép của về ngài Đàm Loan và chuyển sang tu Tịnh độ. Thường giảng dạy Quán Vô Lượng Thọ Kinh, cũng nỗ lực giáo hóa mọi người tu tập, chế ra tràng hạt để dạy cách trì danh niệm Phật.

Ngài Đạo Xước có nhiều đệ tử xuất sắc, trong đó có ngài Thiện Đạo (613 – 681), đã nối chí thầy mình xiển dương giáo lý Tịnh độ. Ngài đã viết 10 vạn cuốn kinh A Di Đà, vẽ 300 đồ hình tả cảnh Tịnh độ, khiến thế giới tịnh độ trở nên sống động, hiện thực trong tâm người tu.

Ngài Từ Mẫn (680 – 748) cũng là một hành giả Tịnh độ nổi tiếng thời Đường, ngài lên đường đến Bắc Thiên Trúc (Ấn Độ) để “nhập Trúc cầu pháp, được trao cho pháp môn Tịnh độ. Đến đời Tống (960 – 1279), tư tưởng và truyền thống tu tập của Tịnh độ tông vẫn được duy trì.

Đến đời Minh (1360 – 1661), Tịnh độ tông được phổ cập sâu rộng hơn đến quần chúng. Đến cuối đời nhà Thanh, Pháp môn Tịnh độ ngày càng hưng khởi ở Trung Quốc. Sau đó được truyền sang các nước như Tây Tạng, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên và được tiếp nhận mạnh mẽ.

Tịnh độ tông ở Việt Nam

Cùng với sự phát triển của Thiền Tông, Tịnh Độ tông ở Việt Nam cũng phát triển mạnh mẽ, có rất nhiều nhà tu hành thâm sâu cả hai giáo lý này và hành trì theo lối Thiền – Tịnh song tu. Trong khi đó, với các phật tử tại gia, không có tuệ căn thâm sâu thì việc tu hành theo pháp môn Tịnh Độ thường phổ biến hơn.

Tịnh độ tông được tiếp nhận và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam
Tịnh độ tông được tiếp nhận và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam

Người tu tịnh độ cần hiểu hơn về pháp môn này để hiểu hơn và bổ sung cho việc tinh tấn tu hành. Lý do là nhiều phật tử, người tu tại gia chỉ biết rằng, nếu muốn vãng sanh về Tây phương Cực lạc thì cần nhất tâm niệm Phật là đủ, không cần phải thực hành các giáo lý tu tập.

Tịnh độ tông ở Việt Nam được cho là từng xuất hiện thời Lý – Trần. Vào thời vua Lý Thánh Tông (1023 – 1072) đã tạc một pho tượng Phật A Di Đà độc đáo, hiện tượng vẫn còn ở chùa Phật Tích. Ngoài ra còn thể hiện qua tác phẩm Khóa hư lục của Trần Thái Tông (1218 – 1277) với đề mục “Niệm Phật luận” và “Lục thời sám hối khoa nghi“.

Tuy nhiên, thời Lý – Trần chú trọng hơn vào pháp môn Thiền học “Trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật”. Trong khi đó, từ đầu thế kỷ XX đến nay, Tịnh độ tông được xem là pháp môn phổ biến, dễ tu dễ chứng, phù hợp với hoàn cảnh xã hội.

Giáo nghĩa và tư tưởng Tịnh Độ Tông

Nền tảng tư tưởng của Tịnh độ Tông là 3 bộ kinh và 1 bộ luận. Bao gồm kinh Vô Lượng Thọ (nói về tiền thân và 48 lời nguyện cứu độ chúng sinh của Phật A Di Đà); kinh Quán Vô Lượng Thọ (nói về phép quán tưởng niệm Phật) và kinh A Di Đà (nói về cõi tịnh độ trang nghiêm đẹp đẽ mà Phật A Di Đà đang thuyết pháp). Ngoài ra, kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật có nội dung chủ yếu là hướng dẫn cho bà Vi Đề Hi cùng hành giả tu tập 16 phép quán tưởng về cảnh giới Cực Lạc.

Nền tảng tư tưởng cơ bản của Tịnh độ Tông được đề cập cơ bản trong 3 bộ kinh và 1 bộ luận
Nền tảng tư tưởng cơ bản của Tịnh độ Tông được đề cập cơ bản trong 3 bộ kinh và 1 bộ luận

Ngoài ra, 1 bộ luận được nhắc đến là bộ luận Vãng sinh Tịnh độ của ngài Thế Thân, nội dung chính là tán thán, giảng về ý nghĩa của 3 bộ kinh trên. Pháp môn Tịnh độ có nguồn gốc từ thời nguyên thủy khi Đức Phật còn tại thế. Tuy nhiên, lúc này vẫn chưa hình thành rõ nét, chỉ được nhắc đến trong các kinh như Diệu Pháp Liên Hoa, kinh Hoa Nghiêm.

Con đường tu tập của pháp môn này dựa trên 3 nguyên tắc sau:

  • Niềm tin (Tín): Là điều kiện tiên quyết của pháp môn Tịnh độ, không có niềm tin hoặc niềm tin không đủ mạnh thì không thể tu Tịnh độ được. Niềm tin hay niệm lực giúp hướng tâm về thế giới cực lạc, là mẹ của các thiện pháp và phát sinh công đức.
  • Nguyện lực (Nguyện): Một niềm tin ổn định sẽ đưa đến ước muốn được vãng sanh về tịnh độ, gọi là ước nguyện. Mọi ước nguyện đều được kích thích bởi sự nhàm chán đối với đời sống bất an, uế trước. Biểu hiện của ước nguyện về Tịnh độ là mọi suy nghĩ, hành vi, lời nói đều thể hiện mạnh mẽ ước muốn vãng sinh Tịnh độ, mong muốn có khả năng cứu độ chúng sinh.
  • Hành trì (Hạnh): Khi mọi hành động, ngôn ngữ được tu tập liên tục, tức là thực hành phương pháp niệm Phật, quán tưởng, mọi công đức, thiện pháp đều hồi hướng về Tịnh độ, nhờ hành trì mà đắc định, thấy được Đức Phật A Di Đà và Thánh chúng cõi Cực Lạc.

Nội dung căn bản của giáo nghĩa tu Tịnh độ được Đức Phật giảng giải cho bà Vi Đề Hi trong kinh Quán Vô Lượng Thọ, Ngài có nói rằng: “Nay ta sẽ vì bà mà nói rộng các pháp quán, cùng khiến đời vị lai tất cả hàng phàm phu, những người muốn tu tịnh nghiệp được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc quốc.

Này Vi Đề Hi! Người muốn sang nước Cực lạc ấy nên tu ba phúc: Một là hiếu dưỡng cha mẹ, kính thờ bậc sư trưởng, có tâm nhân từ, chẳng giết hại và tu tập mười nghiệp lành. 

Hai là thị thọ trì Tam quy y, đầy đủ các cấm giới và chẳng phạm oai nghi.

Ba là phát tâm Bồ đề, tin sâu nhân quả, đọc tụng kinh điển Đại Thừa và khuyến tấn người khác tu hành niệm Phật. Ba sự như vậy gọi là tam tịnh nghiệp.”

Phương pháp niệm Phật

Phương pháp niệm Phật A Di Đà có mục đích chính là đưa người niệm đến nhất tâm, một lòng chuyên chú tập trung chế ngự vọng tưởng của tâm. Niệm Phật là thực hành chánh niệm, về bản chất không khác với thiền quán. Phương pháp niệm Phật có 4 cách sau đây:

  • Trì danh niệm Phật: Niệm danh hiệu Phật A Di Đà, có thể niệm thầm hoặc niệm phát ra âm thanh vừa đủ.
  • Quán tượng niệm Phật: Nhìn chăm chú vào tượng Phật mà niệm, thấy rõ tướng tốt của Phật, của các vị Bồ Tát và Thánh chúng.
  • Quán tưởng niệm Phật: Quán tưởng hình ảnh của Đức Phật A Di Đà cho đến khi tâm trí nhìn thấy được linh ảnh của Ngài. Kinh Quán Vô Lượng Thọ có đề cập đến 16 pháp quán tưởng này.
  • Thật tướng niệm Phật: Pháp quán này mang sắc thái Thiền hơn là Tịnh độ, tức là niệm Phật đạt đến chỗ vô niệm, không còn chủ thể và đối tượng.
Quán tượng niệm Phật là niệm Phật và nhìn chăm chú vào tượng Phật, Bồ Tát
Quán tượng niệm Phật là niệm Phật và nhìn chăm chú vào tượng Phật, Bồ Tát

Trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật có đề cập: “Pháp môn niệm Phật chính là chuyển biến cái tâm thể của chúng sinh, bằng cách không để cho tâm thể ấy duyên với vọng niệm; với lục trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; với huyễn cảnh, với kiến chấp, với mong cầu, với thức phân biệt… Mà chỉ đem tâm thể ấy duyên mãi với danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật.”

Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ cũng nói rằng: “Chư Phật Như Lai là thân pháp giới, vào trong tâm tưởng chúng sinh, cho nên tâm các ngươi tưởng Phật thì tâm ấy là ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, tâm ấy làm Phật, tâm ấy là Phật. Biến Chánh Biến Tri của Phật từ nơi tâm tưởng mà sinh, vì thế các ngươi phải nhớ nghĩ và quán tưởng kỹ thân của Đức Phật kia.”

Các cõi Tịnh Độ trong Phật giáo

Thông thường, khi nói đến Tịnh độ, Phật tử thường nghĩ ngay đến cõi Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà. Tuy nhiên, theo Phật giáo Đại Thừa, có mười phương tịnh độ, trong đó có 4 cõi tịnh độ được nhắc đến phổ biến nhất là:

1. Di Lặc Tịnh độ

Bồ Tát Di Lặc hiện đang ở cõi trời Đâu Suất, tầng thứ tư của cõi trời Dục giới. Cõi trời này chia làm 2 viện là nội viện và ngoại viện. Trong đó, ngoại viện là nơi ở của hàng phàm phu dục lạc, nội viện là Tịnh độ của Đức Di Lặc.

Theo kinh Quán Di Lặc Bồ tát thượng sinh Đâu Suất, để được sinh về cõi Tịnh độ này thì “tâm luôn hướng về tuệ giác vô thượng, muốn làm đệ tử Bồ Tát Di Lặc thì hãy quán tưởng thế này: Giữ trọn vẹn 5 giới, 8 giới Bát quan trai và giới Cụ túc, thân tâm tinh tấn, không cầu đoạn kiết sử, tu pháp 10 điều thiện, luôn luôn tư duy về sự an vui, tốt đẹp bậc nhất ở cõi trời Đâu Suất.

Hãy nên chánh niệm, nghĩ nhớ Phật và hình tượng, danh hiệu Đức Di Lặc trong khoảng một niệm thọ trì 8 trai giới, tu các thiện nghiệp, phát thệ nguyện rộng lớn, sau khi qua đời, chỉ trong khoảnh khắc liền được vãng sanh lên cõi trời Đâu Suất.

2. Dược Sư Tịnh Độ

Cõi tịnh độ của Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương là cõi Tịnh Lưu Ly, nằm về phương Đông, cách cõi Ta Bà 10 hằng hà sa cõi Phật. Khi thuyết về kinh Dược Sư, Đức Phật có đề cập, cõi Tịnh Lưu Ly của Phật Dược Sư cũng thù thắng, trang nghiêm như cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà.

Cõi Tịnh Lưu Ly của Phật Dược Sư cũng trang nghiêm, thù thắng như cõi Tây phương Cực Lạc
Cõi Tịnh Lưu Ly của Phật Dược Sư cũng trang nghiêm, thù thắng như cõi Tây phương Cực Lạc

Trong cõi này, đất bằng lưu ly, thành quách cung điện, cửa sổ, mái hiên trang nghiêm đẹp đẽ, được làm bằng thất bảo. Phương pháp cầu vãng sanh về cõi Tịnh Lưu Ly là trì tụng chú Dược Sư, niệm danh hiệu Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương.

3. Cõi tịnh độ của Phật A Súc Bệ

Tịnh độ của Phật A Súc Bệ là cõi Diệu Hỷ, giúp gắn kết niềm an vui giải thoát của mỗi người vào sự giải thoát an vui của mọi người. Trong kinh Duy Ma Cật, Đức Phật có thuyết rằng: “Cõi nước Diệu Hỷ Phật Vô Động Như Lai, nước đó trang nghiêm tốt đẹp, chúng Bồ Tát hạnh thanh tịnh, hàng đệ tử toàn trong sạch”. 

Đây là cõi rất thù thắng, trang nghiêm, hoa sen quý có thể làm Phật sự trong mười phương, ba đường thềm báu từ cõi Diêm phù đề đến cõi trời Đao Lợi. Do thềm báu này, chư thiên đi xuống để làm lễ cung kính Đức Vô Động Như Lai và nghe thọ kinh Pháp“.

Để được vãng sanh về cõi Diệu Hỷ của Đức Phật A Súc thì lúc hành Bồ tát, hành giả cần phát nguyện lớn rồi nguyện sinh về nước Diệu Hỷ. Mỗi khi thực hành Bố thí, Giới hoặc Tuệ Ba La Mật Đa đều đem hồi hướng vô thượng Bồ đề. Thực hành thiền định viên mãn, rời bỏ tâm nhị thừa, thường niệm Phật, Pháp, Tăng, hồi hướng căn lành đến Đức Như Lai Bất Động. Sau đó quán tưởng cảnh chư Phật thuyết pháp, phát nguyện chứng thành Phật quả như Phật A Súc.

4. Tây phương Cực Lạc

Cõi Tây phương Cực lạc cũng là cõi công đức của Đức Phật A Di Đà. Đây là cõi công đức trang nghiêm, có quang minh vô lượng, ánh sáng chiếu khắp, không có các thứ ma não, không có các nạn ác thú. Chúng sinh nào nếu chạm vào quang minh kia thì oai thần công đức, chỗ nguyện tùy ý.

Cõi tịnh độ này có cây báu khắp nơi, đạo tràng cây Bồ Đề cao bốn trăm vạn dặm, giảng đường tinh xá do bảy báu hóa thành. Khắp nơi đều giảng kinh, thọ kinh, tụng kinh, quán chiếu tọa thiền. Suối ao công đức thơm tho trong suốt, đáy ảo trải cát vàng.

Chúng sanh được sinh về cõi này đều được sắc thân vi diệu, trí huệ sáng suốt, phước đức vô lượng. Ở cõi này, chúng sanh ngồi kiết già ở trong hoa sanh tự nhiên hóa sanh. Cõi Tây Phương Cực Lạc còn gọi là An Lạc Quốc hay Tịnh độ, là một thế giới chỉ có niềm vui và hoan hỉ, không có bi ai, thống khổ.

Tu tập pháp môn Tịnh độ Tông

Pháp môn tịnh độ hay Tịnh độ tông là tông phái Phật giáo chủ trương niệm Phật, chủ yếu quán tưởng Phật A Di Đà và sự trang nghiêm, thù thắng của cõi công đức Tây Phương Cực Lạc. Không chỉ cần siêng trì niệm bằng Tín, Nguyện, Hạnh mà hành giả còn phải nương nhờ vào Phật lực để được vãng sanh về Cực Lạc.

Trì niệm, quán tưởng Đức Phật A Di Đà sẽ được vãng sinh về cõi tịnh độ của ngài
Trì niệm, quán tưởng Đức Phật A Di Đà sẽ được vãng sinh về cõi tịnh độ của ngài

Tịnh độ tông không phải là pháp môn chỉ có tín ngưỡng Tịnh Độ Cực Lạc và Đức Phật A Di Đà, không phải chỉ cần biết niệm, quán tưởng danh hiệu Đức Phật, mà còn phải biết tu tập Giới, Định, Tuệ, trong đó, Giới và Định đóng vai trò rất quan trọng.

Nhờ công tu tập tinh tấn niệm Phật mà thành tựu Định, có thể đạt đến nhất tâm, kiên định không thối chuyển, không sinh tạp niệm. Nhờ thọ trì Tam quy, Ngũ giới, hành Thập thiện, tu tạo công đức, phúc lành mà thành tựu được Giới. Các công đức phúc lành có thể được sinh ra khi hộ trì Tam bảo, từ thiện bố thí, phóng sinh, hoằng dương chính pháp.

Có thể thấy, Tịnh độ Tông là một trong những tông phái Phật giáo lớn, đặc biệt phát triển tại Việt Nam. Tín ngưỡng và pháp môn niệm Phật A Di Đà, cầu vãng sanh Cực Lạc là khuynh hướng tín ngưỡng lớn được tiếp nhận và truyền bá rộng rãi tại nước ta hiện nay.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Cùng chuyên mục

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời vào khoảng thế kỷ 13

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là một trong những tôn phái Phật giáo riêng biệt của Việt Nam, được thành lập bởi vua Trần Nhân Tông vào thế kỷ...

Trấn tĩnh, thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, stress là những tác dụng tuyệt vời của nhang trầm

Nhang trầm hương là gì? Đốt nhang trầm có tác dụng gì?

Nhang trầm hương từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong đời sống con người, trở thành một phong tục, một nét đẹp trong mọi văn hóa tín ngưỡng...

Nụ trầm hương có nhiều hình dáng khác nhau, kích thước thường to bằng ngón trỏ người lớn

Nụ trầm hương là gì? Sử dụng thế nào? Giá bao nhiêu?

Nụ trầm hương thường được tạo nên từ trầm vụn hoặc giác trầm, tốc trầm nguyên chất. Nụ trầm được ứng dụng nhiều trong cuộc sống, đặc biệt thường được...

Bông hồng cài áo Vu Lan tượng trưng cho chữ Hiếu mà con cái gửi đến bậc sinh thành

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Bông hồng cài áo Vu Lan là một trong những nghi thức đặc biệt, giàu ý nghĩa với Phật tử Việt Nam, thường được tổ chức tại các ngôi chùa...

Tôn giả Xá Lợi Phất được Đức Phật ca ngợi bằng những mỹ từ đẹp đẽ với mười sáu phẩm hạnh cao quý

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Tôn giả Xá Lợi Phất là một trong 10 vị đệ tử xuất sắc của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tôn giả được Đức Phật khen là Trí tuệ...

tượng phật di lặc đế mây đẹp

30+ Mẫu Tượng Phật Di Lặc Bằng Bột Đá Đẹp Hoan Hỉ

Tượng Phật Di Lặc được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau. Trong đó, các mẫu tượng Di Lặc bằng bột đá đẹp cao cấp thường được ưa chuộng...

Ẩn