Nhật Quang – Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát là ai?

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Nhang trầm hương là gì? Đốt nhang trầm có tác dụng gì?

Nụ trầm hương là gì? Sử dụng thế nào? Giá bao nhiêu?

Trầm hương là gì? Có bao nhiêu loại? Có công dụng gì?

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Đi Chùa nên mặc đồ gì? Gợi ý 8+ mẫu trang phục đi Chùa đẹp nhất

Có nên thờ 4 vị (2 Ông Địa 2 Thần Tài) trên cùng một bàn thờ?

Thờ Thần Tài Thổ Địa là văn hoá tính ngưỡng dân gian xuất hiện từ lâu và ngày càng trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Chúng ta thường bắt gặp các bàn thờ với 2 tôn tượng là Ông Địa, Thần Tài hoặc 3 tôn tượng là Ông Địa, Thần Tài, Thần Tiền. Tuy nhiên, cũng có những gia đình, những cửa hàng thờ 4 vị gồm 2 tượng Ông Địa, 2 tượng Thần Tài. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc có nên thờ 4 vị (2 Ông Địa 2 Thần Tài) trên cùng một bàn thờ hay không.

Có nên thờ 4 vị (2 Ông Địa 2 Thần Tài) trên cùng một bàn thờ?

Ý nghĩa của tượng Ông Địa Thần Tài trên bàn thờ

Trước khi đi vào giải đáp cho thắc mắc có nên thờ 4 vị (2 Ông Địa 2 Thần Tài) trên cùng một bàn thờ hay không, chúng ta cần tìm hiểu về ý nghĩa của tượng Ông Địa Thần Tài. Chỉ khi hiểu được ý nghĩa của bộ hai tượng này thì chúng ta mới có cách thờ phù hợp, đúng đắn, giúp mang đến tài lộc, may mắn, hỗ trợ cho con đường sự nghiệp, làm ăn kinh doanh của gia chủ.

Thờ Ông Địa Thần Tài là một trong những nét văn hóa tâm linh đặc sắc, ngày càng phổ biến trong những năm gần đây. Hầu như các gia đình, đặc biệt là những người làm ăn, kinh doanh luôn chú trọng đến việc thờ Thần Tài Thổ Địa. Theo quan niệm dân gian, Thần Tài là vị thần chưởng quản tài lộc, tiền bạc, của cải, thờ Thần Tài sẽ giúp công việc kinh doanh, sự nghiệp của gia chủ được thuận lợi, suôn sẻ, ngày càng phát tài phát lộc. Trong khi đó, Ông Địa còn được gọi là Thần Đất, là vị thần cai quản đất đai, quyết định phúc hoạ, mang đến bình an, ấm no cho một gia đình.

Có nên thờ 4 vị (2 Ông Địa 2 Thần Tài) trên cùng một bàn thờ?
Có nên thờ 4 vị (2 Ông Địa 2 Thần Tài) trên cùng một bàn thờ?

Tượng Ông Địa Thần Tài có vai trò vô cùng quan trọng trên bàn thờ Thần Tài Thổ Địa. Nhiều người thường nhầm tưởng rằng mỗi tôn tượng là đại diện cho một vị Thần. Tuy nhiên, 2 pho tượng chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, mỗi pho tượng đại diện cho 5 vị Thần Tài và 5 vị Thần Đất. Theo đó, theo văn hoá tín ngưỡng dân gian, 5 vị Thần Tài mà chúng ta thờ là văn Thần Tài Tỷ Can, văn Thần Tài Phạm Lãi, võ Thần Tài Quan Công, võ Thần Tài Triệu Công Minh và Trung Bân Thần Tài Vương Hợi. Ngoài ra, theo Phật giáo Tây Tạng thì Thần Tài có 5 vị là Hồng Thần Tài, Lục Thần Tài, Hắc Thần Tài, Bạch Thần Tài và Hoàng Thần Tài, được gọi là ngũ bộ Thần Tài.

Trong khi đó, tượng Ông Địa có ý nghĩa tượng trưng cho 5 vị Thần Đất cai quản long mạch. Ông Địa còn được gọi là thổ công, thổ thần, thổ địa công… là vị thần cai quản một vùng đất, một địa điểm. Được biết, 5 vị Thần Đất này lần lượt là thổ công (trông coi nhà cửa, quyết định phúc hoạ của gia đình), thổ thần (cai quản một khu vực), thổ địa (tiếp dẫn Thần Tài, cai quản cửa công), thổ phủ (bảo vệ kho lương thực, hàng hoá), thổ kỳ (quản việc mua bán, chợ búa).

>> Bạn có biết: Bài vị Thần Tài có ý nghĩa gì? Thờ Thần Tài Ông Địa có cần bài vị?

Có nên thờ 4 vị (2 Ông Địa 2 Thần Tài) trên cùng một bàn thờ?

Thực tế, việc thờ bộ tượng 2 ông gồm Ông Địa, Thần Tài hoặc 3 ông gồm Ông Địa, Thần Tài, Thần Tiền hay bộ 4 ông gồm 2 Ông Địa và 2 ông Thần Tài đều được. Thờ 2 ông, 3 ông hay 4 ông là tuỳ vào quan niệm của mỗi người, mỗi gia đình. Trong văn khấn Thần Tài Thổ Địa, chúng ta thường khấn đủ 18 vị thần, tuy nhiên, bàn thờ lại không thể chứa hết 18 tôn tượng. Việc dùng bộ 2 tượng hay bộ 4 tượng đều mang ý nghĩa tượng trưng và đều có thờ cùng trên một bàn thờ.

Bạn hoàn toàn có thể thờ 2 tượng Ông Địa và 2 tượng Thần Tài trên cùng một bàn thờ, tuy nhiên nên đặt song song không đặt theo hàng ngang như thế này
Bạn hoàn toàn có thể thờ 2 tượng Ông Địa và 2 tượng Thần Tài trên cùng một bàn thờ, tuy nhiên nên đặt song song không đặt theo hàng ngang như thế này

Một số quan niệm cho rằng, việc thờ 4 tượng có ý nghĩa tượng trưng cho 4 vị thần chính gồm:

  • Thần Tài Triệu Công Minh là Chính thần
  • Văn thần tài Tỷ Can
  • Võ thần tài Quan Công
  • Thổ Địa Công

Ngoài ra, cũng có nhiều quan niệm thờ 2 tượng Thần Tài và 2 Thổ Địa là tượng trưng cho các vị Thần Tài và các vị Thần Đất. Bởi lẽ có đến 5 vị Thần Tài tượng trưng cho 5 phương và 5 vị Thần Đất cai quản những vị trí khác nhau. Việc thờ bao nhiêu tượng là phụ thuộc vào quan niệm, mục đích thờ cúng của gia đình, trong các tài liệu phong thuỷ không hề nhắc đến việc không được thờ nhiều hơn 2 tượng Ông Địa Thần Tài trên bàn thờ.

>> Tham khảo: Cách lập và bày trí bàn thờ Thần Tài Thổ Địa đúng phong thuỷ

Một số lưu ý khi thờ Ông Địa Thần Tài

Thờ cúng Ông Địa Thần Tài là việc làm mang tính tâm linh, chúng ta không thể tuỳ tiện làm theo ý thích nhưng cũng không cần quá khắt khe. Do đó, với thắc mắc có nên thờ 4 vị (2 Ông Địa 2 Thần Tài) trên cùng một bàn thờ không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, gia chủ cần căn cứ vào ngành nghề kinh doanh, quy mô kinh doanh của mình mà quyết định thờ số tượng phù hợp. Việc thờ cúng cần hợp phong thuỷ, đảm bảo tính trang nghiêm, thẩm mỹ. Khi thờ bộ 4 tượng, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Bàn thờ 4 ông nên chọn loại có kích thước phù hợp, đảm bảo sao cho việc đặt 4 tôn tượng thoải mái, không nên đặt chen chúc, không thể bày trí các vật phẩm phong thuỷ. Bàn thờ cần rộng rãi, sang trọng, không đặt tượng ra ngoài bàn thờ để tránh phạm vào bất kính.
  • Khi đặt 4 tôn tượng trên bàn thờ, gia chủ cần đặt bộ hai tượng song song với nhau, không đặt 4 ông ở vị trí ngang hàng nhau. Việc bày trí song song sẽ đảm bảo phù hợp phong thuỷ lại mang yếu tố tâm linh, mang đến khả năng chiêu tài, hút lộc tốt hơn.
  • Bàn thờ Ông Địa Thần Tài cần được đặt ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, trang nghiêm, tốt nhất là nên đặt ở cửa hàng, shop bán lẻ, văn phòng kinh doanh… Tuyệt đối không nên đặt ở nơi ô uế, nhiều bụi bẩn, có vật nhọn chĩa vào.
  • Bàn thờ được đặt ở nơi có thể bao quát không gian, nhìn được lượng khách ra vào. Khi thờ nên thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ để có thể hấp thụ năng lượng, mang đến sinh khí nguồn năng lượng phong thuỷ tích cực cho gia chủ. Ngoài ra, bàn thờ đặt ở vị trí phù hợp còn có thể ngăn chặn, xua đuổi tà khí cho ngôi nhà.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc có nên thờ 4 vị (2 Ông Địa 2 Thần Tài) trên cùng một bàn thờ hay không. Việc thờ 2 ông, 3 ông hay 4 ông trên cùng một bàn thờ đều được, quan trọng là trong quá trình thờ cúng, gia chủ phải thành tâm, thể hiện được sự chu đáo và lòng thành kính của mình với các vị thần.

Cùng chuyên mục

Bài vị Thần Tài (liễn thờ) là vật phẩm quan trọng, không thể thiếu trên bàn thờ Ông Địa Thần Tài

Mua bài vị ( liễn thờ ) Thần Tài ở đâu uy tín, chất lượng?

Bài vị (liễn thờ) Thần Tài là một trong những vật phẩm thờ không thể thiếu trên bàn thờ Ông Địa Thần Tài. Nếu bàn thờ Thần Tài mà không...

Bài vị Thần Tài mạ vàng 24k nền đỏ thiết kế song long chầu ngọc

Bài Vị Thần Tài có ý nghĩa gì? Thờ Thần Tài Ông Địa có cần bài vị?

Thờ Ông Địa Thần Tài đã trở thành một nét quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Trên bàn thờ Ông Địa Thần Tài, bên...

Đặt Tỳ Hưu trên bàn thờ Thần Tài sao cho chuẩn phong thuỷ là thắc mắc chung của nhiều quý khách hàng

Cách đặt tỳ hưu trên bàn thờ thần tài? Màu sắc tỳ hưu ảnh hướng thế nào đến vận mệnh

Tỳ Hưu là một trong những linh vật phong thủy có khả năng trấn trạch trừ tà, chiêu tài tiến lộc, bảo vệ gia chủ thuộc hàng bậc nhất. Tỳ...

Có nên thay mới hoặc bỏ tượng Thần Tài Thổ Địa cũ đi hay không có lẽ là băn khoăn của rất nhiều người

Có nên thay mới hoặc bỏ tượng Ông Địa Thần Tài cũ? Bỏ ở đâu?

Tượng Ông Địa Thần Tài sau một thời gian thờ phụng có thể trở nên xuống nước men, màu sắc không còn tươi sáng, bắt mắt nhưng lúc mới hoặc...

Để tránh những rủi ro về mặt tâm linh, tốt nhất bạn không nên sử dụng lại bàn thờ Thần Tài của chủ cũ

Có nên dùng lại bàn thờ Thần Tài của chủ cũ? Xử lý thế nào?

Nhiều người khi chuyển nhà, chuyển cửa hàng, cơ sở kinh doanh thường để lại bàn thờ Thần Tài Ông Địa (có thể do họ đã thỉnh bàn thờ mới)....

Bảo Cung Thủ - một trong 42 thủ nhãn ấn pháp trong chú Đại Bi

Bắt ấn là gì? Ý nghĩa và 42 thủ nhãn ấn pháp theo Chú Đại Bi

Tứ Thập Nhị Thủ Nhãn hay còn gọi là 42 thủ nhãn được cho là pháp bí mật, thâm sâu nhất và vi diệu nhất trong các pháp. Việc trì...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Ẩn