Nhật Quang – Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát là ai?

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Nhang trầm hương là gì? Đốt nhang trầm có tác dụng gì?

Nụ trầm hương là gì? Sử dụng thế nào? Giá bao nhiêu?

Trầm hương là gì? Có bao nhiêu loại? Có công dụng gì?

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Đi Chùa nên mặc đồ gì? Gợi ý 8+ mẫu trang phục đi Chùa đẹp nhất

Chọn Hướng Thờ Phật Bà Quan Âm Tránh Phạm Đại Kỵ

Thờ Phật là tín ngưỡng tâm linh, xuất phát từ sự thành tâm và lòng tôn kính đối với Đức Phật. Lập bàn thờ Phật để thờ tại gia là việc quan trọng được các gia đình Phật Tử đặc biệt quan tâm. Tùy vào ý nguyện và cái duyên đối với chư vị Phật, Bồ Tát mà mỗi gia đình có sự lựa chọn khác nhau.

Một trong những vị Phật, Bồ Tát được nhiều gia đình lựa chọn để thờ cúng là Phật Bà Quan Âm. Ngài như người mẹ hiền giàu lòng từ bi và yêu thương hết thảy chúng sinh. Ngài đồng cam cộng khổ với nỗi khổ của chúng sinh và thương xót, trừ bỏ nỗi khổ cho họ. Ngài luôn lắng nghe và nhìn thấy tiếng kêu than ai oán, đau khổ của chúng sinh trong thế gian để độ cho họ thoát khổ.

Cách lập bàn thờ Phật Bà Quan Âm như thế nào? Chọn hướng thờ Phật Bà Quan Âm tránh đại kỵ? Là điều mà nhiều người tìm hiểu. Vnctongiao sẽ hướng dẫn các bạn trong bài viết dưới đây.

Chọn Hướng Thờ Phật Bà Quan Âm Tránh Phạm Đại Kỵ
Chọn Hướng Thờ Phật Bà Quan Âm Tránh Phạm Đại Kỵ

Chọn hướng thờ Phật Bà Quan Âm tránh đại kỵ

Tùy thuộc vào diện tích của không gian thờ mà gia chủ lựa chọn bàn thờ có kích thước cho phù hợp. Bàn thờ Phật Bà Quan Âm được đặt ở trên cao, có điểm tựa vững chắc, nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát và dễ nhìn thấy. Không gian nơi thờ tự cũng luôn phải giữ cho sạch sẽ, gọn gàng.

Vị trí được lựa chọn để đặt bàn thờ Phật Bà Quan Âm phải là nơi trang nghiêm, thanh tịnh, thể hiện được sự tôn kính đối với Đức Phật. Tránh đặt bàn thờ Phật nơi có lối đi thông ra phía sau hoặc có lối đi ngay sát bên cạnh. Điều này để giữ cho nơi thờ tự được yên tĩnh, tránh ồn ào và không gây mất tập chung hay gián đoạn khi làm lễ.

Bàn thờ Phật Bà Quan Âm nên đặt hướng ra phía cửa chính, phía trước thông thoáng, không bị vật gì che khuất tầm nhìn. Để bất kỳ ai khi bước vào nhà cũng có thể nhìn thấy Ngài mà sinh tâm hoan hỉ và thành tâm phụng lễ.

Hướng đặt bàn thờ Phật Bà Quan Âm không được đặt quay vào tường hay là những nơi được cho là không sạch sẽ như: Cửa phòng ngủ, gầm cầu thang, nhà bếp, nhà vệ sinh, những nơi ẩm ướt, u ám, tối tăm… Nếu đặt bàn thờ Phật Bà Quan Âm ở những nơi như vậy được cho là thiếu tôn trọng, nặng hơn có thể là sự mạo phạm tới Phật.

Nhiều người cho rằng, nên đặt tượng Phật Bà Quan Âm mặt quay về hướng Đông. Bởi đây là hướng mặt trời mọc và cũng là hướng các Đức Phật quay ra để thiền định giác ngộ. Cũng có người cho rằng nên đặt tượng Phật Bà Quan Âm quay về hướng Tây. Bởi hướng này là hướng tượng trưng cho trời Tây Phương Cực Lạc.

Theo quan niệm phong thủy, nhiều gia chủ dựa vào mệnh của mình để bố trí bàn thờ Phật Bà Quan Âm theo Ngũ Hành (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ) như sau:

  • Những gia chủ mệnh Mộc, mệnh Thủy, mệnh Hỏa thuộc Đông tứ trạch. Nên có các hướng tốt để đặt bàn thờ Phật Bà Quan Âm là: Hướng Bắc, hướng Đông Nam, hướng Đông, hướng Nam. Đặt bàn thờ theo hướng này sẽ đem lại cho gia chủ nhiều tài lộc, may mắn và bình an.
  • Những gia chủ mệnh Kim, mệnh Thổ thuộc Tây tứ trạch. Nên có các hướng tốt để đặt bàn thờ Phật Bà Quan Âm là: Hướng Tây, hướng Tây Bắc, hướng Đông Bắc, hướng Tây Nam. Đặt bàn thờ theo hướng này sẽ đem lại cho gia chủ nhiều tài lộc, may mắn và bình an.
Chọn Hướng Thờ Phật Bà Quan Âm Tránh Phạm Đại Kỵ
Tượng Phật Bà Quan Âm đá xanh ngọc

Cách bài trí bàn thờ Phật Bà Quan Âm

Bàn thờ Phật Bà Quan Âm thường được bài trí khá đơn sơ nhưng vẫn thể hiện được sự trang nghiêm và linh thiêng của bàn thờ Phật. Những đồ vật không thể thiếu trên bàn thờ Phật Bà Quan Âm gồm: Tượng Phật Bà Quan Âm, bát hương, bình hoa, đĩa trái cây, kỷ nước, đèn thờ, ống đựng hương, chuông…

Tượng Phật Bà Quan Âm: Tượng Phật Bà Quan Âm được đặt ở vị trí chính giữa bàn thờ.

Bát nhang: Trên bàn thờ Phật chỉ cần thờ một bát hương là đủ, bát hương được đặt phía trước tượng Phật Bà Quan Âm. Bát nhang bàn thờ Phật Bà Quan Âm luôn không để cây nhang thừa hay nhiều gốc nhang. Phải luôn dọn dẹp sạch sẽ, thu dọn thường xuyên để luôn mới như mới thắp hương lần đầu. Bát hương chính là vật dùng để kết nối tâm linh giữa Phật Tử cùng đạo pháp vô biên của Đức Phật.

Bình hoa: Bình hoa được đặt bên phía tay phải theo hướng nhìn từ ngoài vào bàn thờ. Hoa dùng để cúng trên bàn thờ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa cúc hay cây sống đời… Những loài hoa có hương thơn dịu nhẹ, thanh khiết, tông màu đỏ hoặc vàng là hai màu chủ đạo của nhà Phật.

Đĩa đựng trái cây: Đĩa trái cây được đặt bên phía tay trái theo hướng nhìn từ ngoài vào bàn thờ. Trái cây dùng để cúng trên bàn thờ Phật phải là đồ tươi mới, khi chín có hương thơm nhẹ nhàng. Trái cây cúng Phật Bà Quan Âm thường là táo, lê, cam, quýt, bưởi… Những loại có vị ngọt, thơm mát. Khi trưng trái cây lên đĩa cần xoay cuống nên trên để cho thuận với tự nhiên.

Kỷ nước: Kỷ nước thường được đặt phía ngoài cùng, phía trước bát hương. Nước sử dụng để cúng trên bàn thờ Phật Bà Quan Âm là nước trong sạch, tinh khiết.

Đèn thờ: Đèn thờ có thể sử dụng đèn điện, đèn dầu hoặc nến. Ánh sáng đèn thờ bàn thờ Phật là ánh sáng của trí tuệ, của sự giác ngộ. Ánh sáng đó đưa đường chỉ lối cho những tâm hồn lạc lối đi về với Phật Pháp, với đạo lý của Đức Phật, để thoát khỏi kiếp trầm luân. Đèn thờ có thể sử dụng 1 đèn hoặc 2 đèn. Nếu dùng 1 đèn thì đặt trước tượng Phật, dùng 2 đèn thì đặt qua 2 bên phía trước sát cạnh bàn thờ.

Ống đựng hương: Dùng để đựng hương cúng dường Phật, cho bàn thờ gọn gàng sạch sẽ.

Chuông: Chuông được dùng khi tụng kinh lễ Phật, đặt chuông ở vị trí thuận tay để tiện cho việc sử dụng.

Chọn Hướng Thờ Phật Bà Quan Âm Tránh Phạm Đại Kỵ
Tượng Phật Bà Quan Âm đá thạch anh

Một số lưu ý khi thờ Phật Bà Quan Âm

Đồ vật đã sử dụng để thờ cúng trên bàn thờ Phật thì tuyệt đối không lấy để dùng vào việc khác hay dùng cho bàn thờ khác. Đồ lễ cúng Phật Bà Quan Âm phải là đồ chay hoặc hoa quả tươi, tuyệt đối không được sử dụng đồ mặn, bởi nhà Phật không ăn tanh hay ăn mặn. Đồ cúng xong nên hạ lễ sớm, tránh để hư hỏng thu hút côn trùng và làm ô uế bàn thờ.

Tượng Phật Bà Quan Âm đã thờ cúng lâu bị phai màu hay hư hỏng thì cần được làm mới hay sửa chữa lại. Nếu không khắc phục được thì cần thay tượng Phật mới.

Các vật phẩm bài trí trên bàn thờ Phật không cần quá nhiều, phải giữ bàn thờ luôn sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Bàn thờ bài trí quá nhiều đồ sẽ gây rối mắt làm mất đi sự trang nghiêm.

Không cúng tiền, vàng mã trên bàn thờ Phật. Cũng tuyệt đối không được đặt những vật tượng trưng cho mê tín như bùa chú, hồn phách… Mà đi ngược lại với giáo lý nhà Phật.

Thờ Phật Bà Quan Âm trong nhà cần phải giữ trai giới. Tuyệt đối không được sát sinh tại tư gia. Nên tập thói quen ăn chay niệm Phật, ít nhất mỗi tháng hai lần. Mỗi ngày thành tâm hướng Phật, tu tâm dưỡng tính, hoán đổi thân tâm, giúp tâm hồn thanh thản, cuộc sống vui tươi, hạnh phúc.

Mỗi ngày thắp hương lễ Phật chỉ cần thắp 1 nén hương là đủ. vào các dịp lễ quan trọng hay muốn cầu nguyện điều gì thì thắp 3 nén hương.

Cùng chuyên mục

Nên Dùng Bàn Thờ Phật Bằng Gỗ Hay Bằng Đá

Thờ cúng là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta từ bao đời nay. Trong các gia đình Phật Tử ngoài thờ cúng ông bà tổ tiên,...

Lập Bàn Thờ Phật Tại Nhà Cần Những Gì

Lập bàn thờ Phật tại gia là việc đặc biệt quan trọng của các gia đình Phật Tử. Thờ Phật là tuyên xưng đức tin của mình với Đức Phật,...

Đại Thế Chí Bồ tát thường được thờ cùng Phật A Di Đà và Quán Thế Âm Bồ tát trong bộ Tây Phương Tam Thánh

Cách Thờ Phật Tây Phương Tam Thánh Đúng Nhất

Đạo Phật là một trong những tôn giáo lớn, được truyền bá vào Việt Nam từ rất sớm và được nhiều người tin theo. Xuất phát từ sự thành tâm,...

cách lập bàn thờ quan âm tại nhà màu xanh hợp mệnh mộc

Cách Thờ Mẹ Quan Âm Tại Gia Như Thế Nào Cho Đúng

Mẹ Quan Âm là một danh xưng cao quý, thiêng liêng và thân thương mà dân gian dành để gọi Quan Thế Âm Bồ Tát. Ngài như người mẹ hiền...

Phân Biệt Văn Thù Bồ Tát Và Phổ Hiền Bồ Tát

Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát là hai thi giả của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Các Ngài thường có mặt bên phải và bên trái...

Thỉnh Phổ Hiền Bồ Tát ở đâu ?

Phổ Hiền Bồ Tát là vị Bồ Tát có vị trí quan trọng trong Phật Giáo Đại Thừa. Ngài đại diện cho đại hạnh, chân lý, lòng từ bi. Phổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Ẩn