Nhật Quang – Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát là ai?

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Nhang trầm hương là gì? Đốt nhang trầm có tác dụng gì?

Nụ trầm hương là gì? Sử dụng thế nào? Giá bao nhiêu?

Trầm hương là gì? Có bao nhiêu loại? Có công dụng gì?

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Đi Chùa nên mặc đồ gì? Gợi ý 8+ mẫu trang phục đi Chùa đẹp nhất

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Tôn giả Xá Lợi Phất là một trong 10 vị đệ tử xuất sắc của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tôn giả được Đức Phật khen là Trí tuệ đệ nhất và được giao nhiệm vụ thống lĩnh tăng đoàn. Mỗi khi Đức Thế Tôn giảng một bài kinh, tôn giả sẽ là người hệ thống hoa, đúc kết lại và giải thích chi tiết, cụ thể cho các vị tỳ kheo, cư sĩ còn chưa hiểu.

Ngài được Đức Phật dùng những mỹ từ đẹp đẽ để tán thán, ca ngợi về mười sáu phẩm hạnh cao quý mà không phải ai cũng có được. Nếu bạn chưa biết tôn giả Xá Lợi Phất là ai, 16 phẩm hạnh cao quý được Đức Phật tán thán của Ngài là gì thì đừng bỏ qua những thông tin dưới đây.

Tôn giả Xá Lợi Phất là ai? – Xuất thân của Ngài Xá Lợi Phất

Thời Đức Phật còn tại thế, những vị đệ tử của Ngài đều chứng Thánh quả, trong 1.250 vị, có mười vị đạt đến địa vị ưu tú nhất. Được gọi là mười vị đại đệ tử của Đức Phật, còn gọi là Thánh Chúng, trong đó, đứng đầu là Ngài Xá Lợi Phất, được Đức Thế Tôn khen tặng Trí Tuệ Đệ Nhất, giữ trọng trách thống lĩnh Tăng đoàn.

Tôn giả Xá Lợi Phất được Đức Phật khen tặng là bậc trí tuệ đệ nhất đứng đầu trong hàng Thánh Chúng
Tôn giả Xá Lợi Phất được Đức Phật khen tặng là bậc trí tuệ đệ nhất đứng đầu trong hàng Thánh Chúng

Ngài Xá Lợi Phất sinh ra ở thôn trang Ca La Tý, cách thành Vương Xá của nước Ma Kiệt Đà, Nam Ấn Độ khoảng hai dặm. Trước khi xuất gia là người thuộc dòng dõi Bà La Môn, cha là Ưu Bà Đề Xá hay Ưu Ba Thất Sa (Upatisya), một luận sư nổi danh. Mẹ là bà Xá Lợi (sải), một người phụ nữ thông minh, giỏi giang, cũng nổi danh với tài biện luận, là chị ruột của Phạm Chí Trường Trảo, còn gọi là Câu Hy La (Kausthila).

Ngài Xá Lợi Phất nổi tiếng thông tuệ từ khi còn thơ ấu, là niềm tự hào của gia đình, dòng tộc. Mẹ Ngài, bà Xá Lợi, luôn hy vọng con mình sẽ trở thành một đại luận sư lỗi lạc bậc nhất thời bấy giờ. Tuy nhiên, vào năm 20 tuổi, Ngài Xá Lợi Phất đã rời thôn trang, đến học đạo lý với San Xa Da Tỳ La Lê Tử. Những tư tưởng, đạo lý của phái này vẫn chưa khiến Ngài thỏa mãn. Ngài cùng người bạn đồng học của mình là Mục Kiền Liên đã bước lên con đường cầu đạo.

Một lần, tại thành Vương Xá, Xá Lợi Phật đã gặp Ngài Mã Thắng (A Xã Bệ Thệ – Trưởng lão A Thuyết Thị) đang đi khất thực. Ngài Mã Thắng là một trong năm vị đệ tử đầu tiên của Đức Phật, sau khi nghe giảng Tứ Đế đã ngộ đạo. Khi thấy phong độ của Ngài Mã Thắng, tôn giả Xá Lợi Phất vô cùng kính phục, đến hỏi đạo và được giảng giải giáo lý duyên sinh.

Sau khi nghe thuyết duyên sinh, Xá Lợi Phất rất thán phục liền đi theo Mã Thắng đến bái yết Đức Phật tại Trúc Lâm Tinh Xá. Trước Đức Phật, ngài Xá Lợi Phất xin được quy y vào xin được đưa Mục Kiền Liên đến tinh xá. Hai Ngài đã nhanh chóng gia nhập Tăng đoàn, trở thành hai trong mười vị đại đệ tử xuất sắc nhất của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Những câu chuyện nổi tiếng về tôn giả Xá Lợi Phất

Xá Lợi Phất, tiếng Phạn là Sàriputra, tiếng Pali là Sàriputta và tiếng Trung là 舍利弗. Ngài cùng tôn giả Mục Kiền Liên đã dẫn hơn 200 môn đệ đến tinh xá Trúc Lâm, xin đức Thế Tôn nhận làm đệ tử. Sau khi được Đức Thế tôn thuyết pháp, tất cả đều chứng quả Vô sanh, riêng Mục Kiền Liên  sau 1 tuần nỗ lực tu tập mới chứng A La Hán và Ngài Sàriputta, sau nửa tháng mới chứng đắc A La Hán, trở thành bậc đại trí tuệ trong hàng đệ tử Thanh văn của Đức Phật.

Có rất nhiều câu chuyện xoay quanh sự xuất thế, cuộc đời và đạo nghiệp của tôn giả Xá Lợi Phất, có thể kể đến như:

Là bậc trí tuệ từ trong bụng mẹ

Như đã đề cập, cậu của tôn giả Xá Lợi Phất là Phạm Chí Trường Trảo, tên là Ma Ha Câu Hy La. Vị này thường cùng chị mình, tức bà Xá Lợi biện luận với nhau, mỗi lần như thế, người thua cuộc luôn luôn là bà Xá Lợi, và kẻ thắng là Ma Ha Câu Hy La.

Tuy nhiên, sau khi người chị mang thai thì người thua lại là ông và người thắng lại là bà Xá Lợi. Vì thế, ông biết rằng: “Ồ! Chị mình trước kia không thông minh như vậy, bây giờ lại thông minh như thế; đứa trẻ trong bụng của chị chắc chắn là người có trí tuệ, nó đến giúp mẹ biện luận.”

Để không thua cháu mình, ông quyết tâm đến miền Nam Ấn Độ học bản lĩnh. Cứ thế, ông học thuần thục tất cả các học vấn biện luận như y học, chiêm tinh, bói toán. Khi trở về hỏi chị cháu mình đâu rồi thì nhận được câu trả lời rằng: “Cháu của cậu đã đi xuất gia theo Phật rồi!”

Ông khởi tâm kiêu ngạo, nghĩ rằng cháu mình mới tám tuổi đã đăng tòa thuyết pháp, làm sao có thể đi xuất gia theo một sa môn chứ. Nghĩ vậy, ông liền đi gặp Phật tranh luận và đánh cuộc rằng “nếu biện luận thua, tôi sẽ cắt đầu mình đưa cho Ngài“.

Kết quả là ông bị thua xiểng niểng, khi chuẩn bị thực hiện theo đánh cuộc, Đức Phật đã thuyết pháp cho ông. Vừa nghe, ông liền đắc được Pháp nhãn tịnh và mở con mắt pháp. Mắt pháp vừa mở, ông biết được Phật pháp thâm diệu vô cùng, không những không bắt cháu mình về mà chính ông cũng xuất gia theo Phật.

Tám tuổi đã thông làu kinh sử

Lúc bấy giờ, ở nước Ma Kiệt Đà có anh em Cát Lợi và A Gia la đều thuộc hàng trưởng giả. Một lần, họ thết tiệc lớn, khoảng đãi quốc vương, thái tử, quan đại thần và các vị luận sư. Tất cả các chỗ ngồi trong yến tiệc được quy định rõ ràng theo thân danh và địa vị từng người.

Lúc này, cậu bé Xá Lợi Phất tám tuổi không biết sợ ai đã leo lên chỗ cao quý dành cho các luận sư để ngồi. Ban đầu, các quan đại thần và các vị luận sư thấy thế, cho rằng con nít không biết gì nên không thèm nói đến. Không những thế còn cho các đệ tử trẻ tuổi đến chơi với cậu.

Được một lúc sau, khi nghe cách nói năng, ngôn từ rõ ràng, khúc chiết, lý luận tinh tường, rành mạch của cậu, các quan đại thần và các vị luận sư đều lấy làm kinh ngạc và bái phục. Quốc vương vô cùng hoan hỷ, đã thương cho Xá Lợi Phất một thôn trang.

Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên cầu đạo

Xá Lợi Phật có một người bạn tri kỷ tên là Mục Kiền Liên, hai người đều có ý tưởng giống nhau, tư tưởng và trình độ tuổi tác cũng tương đương nhau. Họ đi khắp nơi cầu đạo nhưng chưa thấy có bất cứ nhà học giả nào đáng kể, không có khiếm khuyết.

Tôn giả Xá Lợi Phất và tôn giả Mục Kiền Liên cùng xin quy y, xuất gia theo Phật
Tôn giả Xá Lợi Phất và tôn giả Mục Kiền Liên cùng xin quy y, xuất gia theo Phật

Một lần, Xá Lợi Phất gặp được thầy A Thuyết Thị (một trong 5 vị tì kheo đầu tiên của Phật). Dáng vẻ của thầy trông trang nghiêm, oai nghi, mỗi cử chỉ đều tỏ rõ oai nghi tế hạnh. Ngài Xá Lợi Phất vô cùng rúng động, kinh ngạc, liền đi đến trước mặt A Thuyết Thị chào hỏi và hỏi về vị bổn sư của A Thuyết Thị (A Thị Thuyết).

Và được trả lời rằng “thầy tôi là người thuộc dòng họ Thích Ca, người ta thường gọi Người là Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài dạy cho chúng tôi về chân lý của vũ trụ và nhân sinh, mà kẻ trí óc cạn cợt như tôi thì không thể nào hoàn toàn lãnh hội hết được.

Ngài Xá Lợi Phất vừa nghe được danh xưng đức Phật và giáo pháp của Ngài liên cảm thấy như ánh sáng chói lòa của mặt trời chiếu ngay trước mắt, xin được đến tu viện để yết kiến Đức Phật. Ngài cùng tôn giả Mục Kiền Liên và hơn hai trăm đồ chúng đã đến tu viện Trúc Lâm xin xuất gia theo Phật.

Tham khảo thêm: Mục Kiền Liên Bồ Tát là ai? Sự tích và ý nghĩa thờ cúng

Xá Lợi Phất quản đốc công trình xây cất tu viện Kì Viên

Sau khi xuất gia theo Phật, tôn giả được giao cho sứ mạng lên miền Bắc giáo hóa, nhân tiện quản đốc công trình xây dựng tu viện Kì Viên. Nơi xây tu viện là ở kinh thành Xá Vệ, có đông đảo ngoại đạo hoạt động, ở nơi đây, Phật pháp còn khá mới mẻ với dân chúng. Vì thế, người thực hiện nhiệm vụ này không chỉ phải đủ sức quán xuyến việc xây cất tu viện mà còn phải có khả năng hàng phục ngoại đạo.

Trong quá trình xây cất, vì lo sợ Phật giáo bành trướng, rất đông các giáo sĩ ngoại đạo đến yêu cầu trưởng giả Tu Đạt bỏ ý định xây tu viện, không được tin theo đức Phật nữa. Do không lung lay được trưởng giả, họ thách thức tôn giả Xá Lợi Phất tranh luận với họ. Là vị đệ tử có trí tuệ bậc nhất, từ nhỏ đã sống trong gia đình có tổ phụ, thân phụ và thân mẫu đều là những học giả, luận sư lỗi lạc, nên dĩ nhiên, tôn giả Xá Lợi Phất đã thắng.

Sau cuộc tranh luận này, các vị giáo sĩ ngoại đạo đã thấy rõ chân lý, cùng xin tôn giả Xá Lợi Phất giới thiệu cho họ gặp Phật và được quy y tu học. Công trình xây cất tu viện Kì Viên rất nhanh đã hoàn thành. Nhờ công đức xây tu viện, trưởng giả Tu Đạt đã thấy được cung điện ở cung trời Đao Lợi dành cho mình.

Tôn giả Xá Lợi Phất thọ thức ăn bất tịnh

Tôn giả Xá Lợi Phất là vị đệ tử có trí tuệ hơn người và thần lực xuất chúng, trong mắt các đệ tử khác, tôn giả là người được tín nhiệm nhất. Sau khi Đức Phật cho La Hầu La (Rahula) xuất gia theo tăng đoàn, ngài Xá Lợi Phất chính là người đã truyền giới sa di cho La Hầu La.

Một lần, khi La Hầu La theo Xá Lợi Phất đi khất thực về, nét mặt không được vui. Phật thấy thế liền gọi đến hỏi chuyện, La Hầu La nói rằng, thân phận mình chỉ là một chú tiểu, lẽ ra không nên nói, nhưng nếu không nói thì không ai hiểu được hoàn cảnh của sa di.

Khi các bậc trưởng thượng dẫn sa di đi thọ thực, các thí chủ cúng dường cho các ngài toàn thức ăn hảo hạng, còn sa di chỉ được ăn những thức ăn tệ. Việc ăn uống không đủ chất, thiếu dinh dưỡng khiến thân thể ngày càng mệt mỏi, tâm ý ít được chuyên nhất.

Đức Phật thấy những điều La Hầu La nói là đúng nhưng vẫn dạy:

Này La Hầu La! Con rời bỏ hoàng cung đi theo tăng đoàn có phải là vì để nhận sự cúng dường chăng?

– Dạ không phải như vậy, bạch Thế Tôn! Con gia nhập tăng đoàn là để học đạo tu hành.

– Vậy thì con đâu có cần gì phải nói về chuyện ấy. Nếu chỉ vì việc học đạo tu hành thì dù chúng ta có được thí chủ cúng dường chỉ một hột mè hay một hột bắp cũng vẫn là đủ.

Sau đó, Ngài cho mời Xá Lợi Phất đến, nói rằng hôm nay thầy đã nhận các thức ăn không trong sạch. Tôn giả Xá Lợi Phất nghe thế thì thất kinh, chạy ra ngoài, đem thức ăn ói ra hết. Tuy nhiên, Đức Phật giải thích rằng:

Như Lai biết rõ thầy luôn luôn hành trì pháp chế khất thực thật đúng cách, nhưng đối với tinh thần hòa ái trong nếp sống tăng đoàn thì mình không nên chỉ biết có mình. Pháp chế luôn luôn phải bình đẳng, mà lợi lộc thì cũng phải chia sẻ đồng đều; hơn nữa, là bậc trưởng thượng trong chúng thì lúc nào cũng nên thương yêu và quan tâm săn sóc các thầy tì kheo nhỏ tuổi cũng như các chú sa di chưa trưởng thành! Một điều điển hình là trong lúc đi khất thực, quý thầy nên để tâm đến họ.”

Xá Lợi Phất thức tỉnh và độ hóa mẹ mình

Tôn giả Xá Lợi Phất được tin rằng sẽ trở thành một bậc đại luận sư lỗi lạc. Thế nhưng, khi lớn lên, ngài là xuất gia theo Phật, trở thành trợ thủ đắc lực của Đức Phật, dùng tài trí của mình quy thuận rất nhiều Bà La Môn. Mặc dù tôn trọng quyết định của con, nhưng bà Xá Lợi vẫn rất đau buồn, thất vọng và không có thiện cảm với Tăng đoàn.

Phải đến khi sắp Niết Bàn, tôn giả Xá Lợi Phất mới có thể độ hóa cho mẹ mình
Phải đến khi sắp Niết Bàn, tôn giả Xá Lợi Phất mới có thể độ hóa cho mẹ mình

Sau khi xuất gia chứng quả A La hán, ngài muốn trở về thức tỉnh mẹ mình nhưng nhân duyên chưa chín muồi nên phải chờ đến khi ngài sắp Niết bàn, lúc ấy bà Xá Lợi cũng đã gần 100 tuổi. Khi được tin ngài và hơn 500 vị Tỳ kheo sắp đến nhà, bà Xá Lợi rất hờ hững, với bà Thế Tôn không thể so sánh với đấng Phạm Thiên vĩ đại.

Sau cuộc gặp gỡ, chưa bao lâu thì tôn giả ngã bệnh. Bà mẹ rất lo lắng, bồn chồn, bà đến thăm con thì bỗng lóa mắt vì căn phòng của tôn giả ngập tràn ánh sáng với vô số chư thiên hào quang vây quanh. Có rất nhiều phái đoàn chư thiên đến thăm tôn giả, bà Xá Lợi vô cùng ngạc nhiên khi biết được các phái đoàn đến là Tứ Đại Thiên Vương, Đế Thích và cả Đại Phạm Thiên.

Bà nghĩ rằng, nếu con của ta có oai lực như thế thì Đấng Thế Tôn oai lực, vĩ đại đến nhường nào. Nghĩ đến đây, bà cảm nhận được một niềm hỷ lạc vô cùng, niềm tịnh tín Đức Phật trong bà bừng phát. Nhân đó, tôn giả cũng giải thích và xưng tán công đức của Thế Tôn, khi pháp thoại chấm dứt, bà mẹ của ngài liền thành tựu Pháp nhãn thanh tịnh, chứng đắc sơ quả Tu đà hoàn.

Tôn giả Xá Lợi Phất viên tịch

Khi biết Đức Phật sắp nhập Niết Bàn, tôn giả Xá Lợi Phất đã dùng thần thông trí huệ của mình để giáo hóa vô số người phát tâm Bồ đề tu học đạo được giác ngộ. Rồi Ngài đến trước đại chúng nói to: “Thưa chư đại chúng! Tôi không yên lòng nhìn thấy cảnh đức Như Lai vào Niết bàn”. Nói rồi, ngài bay lên hư không, dùng lửa thần thông tự thiêu đốt mình và vào Niết Bàn.

Trong khi đó, một số tài liệu khác lại nói rằng, tôn giả Xá Lợi Phất về quê để nhập niết bàn. Khi mọi người đến gặp lần cuối Ngài nói rằng: “Điều tôi muốn nói với quý vị hôm nay, là xin quý vị nhớ rằng, chúng ta sinh đời gặp được Phật trụ thế là việc khó khăn vô cùng, muôn ngàn kiếp không dễ gì có được. Cho nên quý vị phải vâng theo lời dạy của người mà tinh tấn tu học… ”

Nói xong, ngài nằm nghiêng bên trái, an trú trong đại định, rồi nhập niết bàn. Sau khi tôn giả nhập diệt được bảy ngày, Quản Đầu bèn đưa nhục thân của tôn giả lên hỏa đàn để làm lễ trà tì và thỉnh xá lợi của ngài về chỗ Phật đang ngự.

16 Phẩm hạnh cao quý của tôn giả Xá Lợi Phất

Theo kinh Susinma, Chương 2, Tương ưng Thiên tử, Tôn giả Xá Lợi Phất được Đức Phật ca ngợi bằng những mỹ từ đẹp đẽ với mười sáu phẩm hạnh cao quý như sau: “Này Ananda, ai là người không ngu si, không ác tâm, không si ám, không loạn tâm lại có thể không hoan hỷ đối với Sàriputta? Này Ananda, hiền trí là Sàriputta. Này Ananda, đại tuệ là Sàriputta. Này Ananda, quảng tuệ là Sàriputta. Này Ananda, hỷ tuệ là Sàriputta. Này Ananda, tiệp tuệ là Sàriputta. Này Ananda, lợi tuệ là Sàriputta. Này Ananda, quyết trạch tuệ là Sàriputta. 

Này Ananda, thiểu dục là Sàriputta. Này Ananda, tri túc là Sàriputta. Này Ananda, viễn ly là Sàriputta. Này Ananda, bất liên hệ là Sàriputta. Này Ananda tinh tấn là Sàriputta. Này Ananda, dạy dỗ là Sàriputta. Này Ananda, chấp nhận lời dạy là Sàriputta. Này Ananda, khiển trách là Sàriputta. Này Ananda, chỉ trích điều ác là Sàriputta. Này Ananda, ai là người không ngu si, không ác tâm, không si ám, không loạn tâm, lại có thể không hoan hỷ đối với Sàriputta.”

Tôn giả Xá Lợi Phất được Đức Phật ca ngợi bằng những mỹ từ đẹp đẽ với mười sáu phẩm hạnh cao quý
Tôn giả Xá Lợi Phất được Đức Phật ca ngợi bằng những mỹ từ đẹp đẽ với mười sáu phẩm hạnh cao quý

Như vậy, 16 phẩm hạnh cao quý của tôn giả Xá Lợi Phất như sau:

1. Hiền trí: Ngài có trí tuệ thù thắng, được Đức Phật khen tặng là người hiền trí, hội tụ 4 thiện xảo về giới, xứ, về duyên khởi và xứ phi xứ.

2. Đại tuệ: Có trí tuệ sâu sắc về Giới, Định, Tuệ, được đức Phật khen tặng là trí tuệ đệ nhất trong tăng đoàn.

3. Quảng tuệ: Có trí tuệ sắc bén, lão luyện ở nhiều phương diện, gồm các uẩn, giới, xứ, duyên khởi, tánh không, trí tuệ, nhân quả.

4. Hỷ tuệ: Trí tuệ phát sinh thêm nhiều niềm hoan hỷ, hân hoan, hài lòng

5. Tiệp tuệ: Có khả năng tốc trí nhanh nhạy, nhanh chóng hiểu và phân biệt rõ ràng trong danh sắc, 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới. Ngài tỏ ngộ chân lý Tứ thánh đế và chứng đắc Nhập lưu thánh Đạo – thánh Quả ngay khi nghe hai dòng

Các pháp do nhân-duyên sinh, cũng do nhân-duyên diệt

Đức Phật của chúng ta, thường dạy nói như vậy

6. Lợi tuệ: Trí tuệ sắc bén, có thể cắt đứt điều bất thiện, nhanh chóng đoạn trừ phiền não.

7. Quyết trạch tuệ: Trí tuệ thấu suốt phá vỡ tham, sân, si

8. Thiểu dục: Ít ham muốn với 2 mục đích là Santaguna-niguhata (giấu kín những đức lành của mình) và Paccaya-patiggahane mattannuta (có sự điều độ trong thọ nhận và sử dụng 4 nhu yếu phẩm của đời sống.

9. Tri túc: Hài lòng, mãn nguyện, biết đủ khi thọ nhận và sử dụng 4 nhu yếu phẩm của đời sống. Biết đủ với điều mình đã có được, biết đủ với khả năng mình có được, biết đủ với điều hợp lý, đúng pháp.

10. Viễn ly: Hài lòng, thích thú với 3 loại ẩn dật là thân viễn ly (ẩn dật về thân, không dính mắc vào dục lạc), tâm viễn ly (giải thoát khỏi các phiền não), sinh y viễn ly (ẩn dật khỏi các yếu tố thiết yếu của cuộc sống).

11. Bất liên hệ: Không tiếp xúc với những phiền não xuyên qua 5 sự tiếp xúc là tiếp xúc do nghe, thấy, nói chuyện, do sự thụ hưởng và do sự xúc chạm.

12. Tinh tấn: Cố gắng tinh tế để ngăn ngừa, đoạn trừ phiền não, gìn giữ các thiện pháp đã sinh, phát triển các thiện pháp chưa sinh.

13. Dạy dỗ: Luôn đưa ra lời khuyên răn khi thấy một vị tỳ-kheo phạm sai trái để giúp họ tu sửa, không bị trầm ngâm trong tâm.

14. Chấp nhận lời dạy (khiêm nhường): Luôn sẵn sàng ghi nhận mọi lời khuyên, lời phê bình, sửa sai từ bất kỳ ai dù tuổi đời nhỏ hay lớn.

15. Khiển trách: Vì lòng bi mẫn mà khiển trách các vị tỳ kheo phạm giới, khuyến khích để họ trở nên tốt đẹp hơn.

16. Chỉ trích điều ác: Ngài phát nguyện không gặp người ngu, kẻ lười biếng, không đạo đức, chỉ nhìn vào lợi ích trong đời sống hiện tại…

Tôn giả Xá Lợi Phất là một trong mười vị đại đệ tử thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế. Ngài có trí tuệ đệ nhất, chuyên trì giới luận, có tài thuyết pháp, suốt đời nhiệt tình với sự nghiệp hoằng hóa độ sinh. Đến ngày nay, Ngài vẫn luôn là tấm gương sáng để chúng sinh tán thán, noi gương.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Bông hồng cài áo Vu Lan tượng trưng cho chữ Hiếu mà con cái gửi đến bậc sinh thành

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Bông hồng cài áo Vu Lan là một trong những nghi thức đặc biệt, giàu ý nghĩa với Phật tử Việt Nam, thường được tổ chức tại các ngôi chùa...

Trì niệm, quán tưởng Đức Phật A Di Đà sẽ được vãng sinh về cõi tịnh độ của ngài

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Tịnh Độ Tông là một trong những tông phái Phật giáo lớn, vô cùng phổ biến tại Việt Nam. Pháp môn này chủ trương niệm Phật, quán tượng Đức Phật...

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời vào khoảng thế kỷ 13

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là một trong những tôn phái Phật giáo riêng biệt của Việt Nam, được thành lập bởi vua Trần Nhân Tông vào thế kỷ...

tượng phật di lặc đế mây đẹp

30+ Mẫu Tượng Phật Di Lặc Bằng Bột Đá Đẹp Hoan Hỉ

Tượng Phật Di Lặc được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau. Trong đó, các mẫu tượng Di Lặc bằng bột đá đẹp cao cấp thường được ưa chuộng...

Ẩn