5 Mẫu tượng Phật Đại Nhật Như Lai đẹp bằng đá

30+ Mẫu Tượng Phật Di Lặc Bằng Bột Đá Đẹp Hoan Hỉ

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo là ai?

Tỉnh thức là gì? Sống tỉnh thức có lợi ích gì?

Bát Chánh Đạo: 8 con đường chân chính chấm dứt khổ đau

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Bông hồng cài áo Vu Lan là một trong những nghi thức đặc biệt, giàu ý nghĩa với Phật tử Việt Nam, thường được tổ chức tại các ngôi chùa để nhắc nhở, ghi nhớ ơn đức sinh thành, dưỡng dục của mẹ. Trong nghi thức này, các bông hoa cài áo sẽ có 3 màu sắc chính là đỏ, trắng và vàng, mỗi màu hoa khác nhau sẽ có những ý nghĩa khác nhau. Nếu bạn đang băn khoăn không biết ý nghĩa bông hồng cài áo trong ngày Vu Lan thì đừng bỏ qua những thông tin dưới đây. 

Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu

Ngày Vu Lan Báo Hiếu là ngày rằm tháng bảy âm lịch hàng năm, đây là thời điểm để mỗi người con bày tỏ tấm lòng hiếu nghĩa, tri ân ơn đức của bậc sinh thành, dưỡng dục. Nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Mục Liên Thanh Đề, kể về Đại Đức – Tôn giả Mục Kiền Liên (một trong hai bậc đệ tử xuất chúng của Đức Phật Thích Ca) cứu mẹ thoát khỏi kiếp ngạ quỷ, khỏi khổ nạn chốn địa ngục.

Ngày lễ Vu Lan báo hiếu bắt nguồn từ sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ
Ngày lễ Vu Lan báo hiếu bắt nguồn từ sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ

Tương truyền, bà Thanh Đề, mẹ ngài Mục Kiền Liên khi còn sống làm nhiều điều ác, tâm tham nặng nề, xa hoa lãng phí, phỉ báng Tam Bảo. Khi chết bị đọa địa ngục làm ngạ quỷ, chịu cảnh đọa đày, đói khát khổ sở. Ngài Mục Kiền Liên sau khi xuất gia tu hành đã đắc Thánh quả, chứng quả vị La Hán, tu luyện được nhiều phép thần thông, là vị đệ tử Thần thông đệ nhất trong hàng Thanh Văn đệ tử của Đức Phật.

Thương xót mẹ đói khát, ngài đã mang đến cho mẹ một bát cơm đầy. Tuy nhiên, do nghiệp chướng nặng nề, bà Thanh Đề vừa đưa cơm đến miệng, cơm liền hóa thành than đỏ. Để cứu mẹ, Mục Kiền Liên tôn giả đã thưa với Đức Phật, được Đức Phật dạy rằng, để cứu mẹ, chỉ có cách nhờ hợp lực của chư tăng mười phương. Vào ngày Rằm tháng 7, lúc chư tăng tự tứ, chư Phật hoan hỷ, thiết lễ Vu Lan Bồ, đây là lễ cúng giải cứu cái khổ bị treo ngược.

Theo lời Đức Phật, tôn giả Mục Kiền Liên đã cứu được mẹ mình khỏi khổ ải chốn địa ngục. Ngài cũng khuyến khích mọi người trên thế gian tổ chức lễ Vu Lan vào ngày Rằm tháng 7 hàng năm để cúng dường tăng chúng mười phương, tụng kinh Vu Lan Bồn báo hiếu cha mẹ. Đây chính là nguồn gốc về sự ra đời của ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Hình ảnh của tôn giả Mục Kiền Liên là hiện thân cho hạnh nguyện cứu mẹ khỏi cảnh khổ, là hình tượng hiếu đạo nổi danh trong Phật giáo.

→Tham khảo: Phân biệt Đức Mục Kiền Liên Bồ Tát và Địa Tạng Vương Bồ Tát

Nguồn gốc của nghi thức bông hồng cài áo Vu Lan

Vu Lan là viết tắt của Vu Lan Bồn, tiếng Phạn là “Ullambana” được hiểu ngày giải cứu cái khổ treo ngược, “Ullam” được dịch là treo ngược và “bana” được dịch là “cứu giúp”. Ngày lễ Vu Lan là ngày giải cứu cái khổ treo ngược, xá tội cho những người chịu nỗi thống khổ tột cùng. Đây cũng là ngày để con cái ghi tạc, báo đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.

Nghi thức bông hồng cài áo Vu Lan được thiền sư Thích Nhật Hạnh đưa vào đạo tràng của mình và được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam
Nghi thức bông hồng cài áo Vu Lan được thiền sư Thích Nhật Hạnh đưa vào đạo tràng của mình và được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam

Lễ Vu Lan diễn ra vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, được biết, ngày này trùng với ngày Xá tội vong nhân theo phong tục của người Á Đông. Trong ngày lễ Vu Lan thường có các hoạt động như cúng dường trai tăng, tụng kinh cầu siêu, bông hồng cài áo, lễ xá tội vong nhân… Các hoạt động này giúp kết nối Phật tử với người thân bên cạnh và người đã khuất, là một ngày lễ có ý nghĩa thiêng liêng trong văn hóa tín ngưỡng Phật giáo.

Trước khi đi vào tìm hiểu ý nghĩa bông hồng cài áo lễ Vu Lan, chúng ta cùng tìm hiểu về nguồn gốc của nghi thức này. Thực tế, nghi thức “bông hồng cài áo” trước đây không hề có trong ngày lễ Vu Lan. Theo các tài liệu Phật giáo, nghi thức này được thiền sư Thích Nhất Hạnh (sư ông Làng Mai) đưa vào Việt Nam từ những năm 1962 để tưởng nhớ công ơn sinh thành của cha mẹ và được lưu truyền rộng rãi cho đến ngày nay.

Trong cuốn “Bông hồng cài áo” Thiền Sư Thích Nhất Hạnh có đề cập rằng: “Có một ngày tôi đi với thầy Thiên Ân, tới nhà sách ở khu Ginza, Đông Kinh, nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy trong giỏ xách một bông hoa cẩm chướng màu trắng, cài vào khuy áo tràng của tôi. 

Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cải trên áo một bông hoa trắng“.

Thiền Sư cũng đề cập rằng: “tôi thấy cái tục cài hoa đó đẹp và nghĩ rằng mình có thể bắt chước, áp dụng trong ngày báo hiếu Vu Lan”. Đây chính là nguồn gốc về sự ra đời của nghi thức bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu tại Việt Nam của chúng ta. Đây là nghi thức được tổ chức để tưởng nhớ những người mẹ đã khuất, để nhắc nhở chúng ta nhớ về mẹ, đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào, đánh thức những trái tim còn mê lạc, vì bôn ba cuộc sống mà quên nhìn lại cha mẹ, người đã có ơn sinh thành, dưỡng dục, dành tình thương vô hạn cho chúng ta.

Ý nghĩa bông hồng cài áo trong lễ Vu Lan

Nghi thức bông hồng cài áo thường được tổ chức tại nhiều ngôi chùa ở Việt Nam vào lễ Vu Lan. Trong nghi thức này, ban tổ chức sẽ bố trí rất nhiều giỏ hoa với 3 màu sắc chính là đỏ, trắng, vàng, một số nơi sẽ dùng 4 màu là đỏ, trắng, vàng và hồng nhạt. Sau đó, Phật tử sẽ đến và cài hoa lên áo cho từng người dự lễ. Mỗi màu hoa khác nhau sẽ có những ý nghĩa khác nhau, dành cho những đối tượng riêng biệt.

Bông hồng cài áo Vu Lan tượng trưng cho chữ Hiếu mà con cái gửi đến bậc sinh thành
Bông hồng cài áo Vu Lan tượng trưng cho chữ Hiếu mà con cái gửi đến bậc sinh thành

Được biết, trong chuyến thăm Nhật Bản, thiền sư Thích Nhất Hạnh thấy người Nhật cài hoa cẩm chướng lên ngực trong Ngày của Mẹ, những người còn mẹ được cài hoa đỏ, những người mất mẹ được cài hoa trắng. Khi chuyển hóa hình thức và áp dụng vào ngày lễ Vu Lan ở đạo tràng của mình, thay vì sử dụng hoa cẩm chướng, thiền sư chọn hoa hồng để cài áo tượng trưng cho tình yêu, sự biết ơn, tưởng nhớ và tấm lòng của con cái đối với bậc sinh thành vào ngày lễ Vu Lan.

Hoa hồng được xem là biểu tượng của hương thơm, tình yêu và sự cao quý. Cài bông hồng trên ngực vào ngày Vu Lan Báo Hiếu là biểu tượng cho sự khắc ghi, tri ân công đức của con cái đối với bậc sinh thành. Ý nghĩa của bông hồng cài áo ngày lễ Vu Lan là tượng trưng cho chữ Hiếu, sự trân trọng của con cái đến bậc sinh thành. Vì ý nghĩa ấy, nghi thức cài bông hồng lên ngực ngày càng được đón nhận và phổ biến rộng rãi.

Thiền sư cũng có đề cập rằng: “Tôi nhìn bông hoa trắng trên áo mà bỗng thấy tủi thân. Tôi cũng mồ côi như bất cứ một đứa trẻ vô phúc, khốn nạn nào; chúng tôi không có được cái tự hào cài trên áo một bông hoa màu hồng. Người được hoa hồng sẽ sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai người khuất núi, có khóc than cũng không còn kịp nữa.”

→Tham khảo: 10 Ngôi Chùa Đẹp Nên Đến Tại Sài Gòn

Ý nghĩa màu sắc của hoa hồng cài áo

Như vậy, hoa hồng cài áo là biểu tượng cho Hiếu nghĩa, thể hiện tấm lòng của con cái với bậc sinh thành. Khi nói về ý nghĩa màu sắc của hoa hồng cài áo ngày lễ Vu Lan, chúng ta có thể hiểu như sau:

  • Hoa hồng đỏ: Dành cho những người đang còn cả mẹ và cha trên đời, được cha mẹ thương yêu. Khi cài hoa hồng đỏ trên ngực, chúng ta tự hào rằng mẹ mình vẫn còn sống trên đời, mẹ là món quà vô giá mà cuộc đời tặng cho ta. Những kẻ đã và đang có mẹ, hãy một lần nhìn mẹ thật kỹ, hiếu là do tình thương mà có, có tình thương là đủ, không có tình thương thì hiếu chỉ là giả tạo. Đừng để đến khi mẹ mất mới ân hận, tiếc nuối vì bộn bề lo toan cuộc sống mà quên mất mẹ.
  • Hoa hồng màu hồng nhạt: Thông thường, nếu người con mất cha còn mẹ hoặc mất mẹ còn cha thì sẽ được cải một bông hồng có màu hồng nhạt.
  • Hoa hồng trắng: Dành cho những người đã mất cả mẹ và cha, hoa hồng trắng thể hiện sự tưởng nhớ của con cái với bậc sinh thành. Nhắc nhở chúng ta luôn ghi nhớ ơn nghĩa của cha mẹ dù người đã không còn nữa. Như thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nói “lớn đến cách mấy mà mất mẹ thì cũng như không lớn, cũng cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, cũng không hơn gì trẻ mồ côi“. Khi cài hoa hồng trắng, chúng ta sẽ biết tự nhắc nhở bản thân cần phải sống thật tốt, biết nhìn lại nhưng cũng phải biết hướng về phía trước, để người thân yêu đã khuất được an tâm.
Có 4 sắc hoa chính được dùng để cài áo lễ Vu Lan là đỏ, hồng, trắng và vàng
Có 4 sắc hoa chính được dùng để cài áo lễ Vu Lan là đỏ, hồng, trắng và vàng

Ngoài hoa hồng đỏ và hoa hồng trắng, trong ngày lễ Vu Lan còn có một sắc hoa đặc biệt là hoa hồng vàng. Hoa hồng vàng được cài lên ngực những người tu sĩ xuất gia, tượng trưng cho sự tiếp nối, các tu sĩ mượn thân do cha mẹ sinh ra để tu hành, cứu độ chúng sinh.

Màu vàng của hoa hồng là màu của đất, đất là sức sống, là nhẫn nhục, là cưu mang, chấp nhận tất cả. Cũng giống như người xuất gia, coi tất cả chúng sinh là cha mẹ, quyến thuộc, họ hàng, là quả vị của tương lai. Hoa hồng vàng cài ngực có màu vàng của đạo Phật, thể hiện tâm hồn cao cả, đầy trân quý, cũng thể hiện cho tuệ giác, cưu mang và giải thoát. Hoa hồng vàng cài áo tu sĩ cũng là sự thể hiện đúng đắn phù hợp với tinh thần và ý nghĩa của mùa Vu Lan, đó chính là sự giải thoát.

Nên làm gì vào ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu?

Vào ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu bạn có thể đến các chùa để tham gia nghi thức bông hồng cài áo, lễ tụng kinh cầu siêu, thiết lễ Vu Lan Bồn, cúng dường trai tăng, thiết mâm lễ cúng dường các vong hồn chưa được siêu thoát (lễ xá tội vong nhân…). Bạn có thể cài bông hồng trước ngực hoặc không nhưng cần ghi nhớ về ý nghĩa và có hành động quan tâm thiết thực dành cho cha mẹ vào ngày lễ này.

Chúng ta có thể dành cho cha mẹ sự quan tâm ấm áp, nấu một bữa ăn ngon, nói lời yêu thương quan tâm, tặng cho cha mẹ một món quà nho nhỏ nếu cha mẹ còn sống. Tùy vào điều kiện mà thể hiện tấm lòng, sự yêu thương với cha mẹ, không nhất thiết phải phô trương, chú trọng hình thức. Hiếu mà không có tình thương, không xuất phát từ tình thương thì chỉ là giả tạo, chỉ cần thương mẹ thương cha là đủ.

Là người làm con, chúng ta có thể siêng lạy Phật để cầu cho mẹ sống lâu. Nếu cha mẹ đã mất thì lạy mười phương tăng chú nguyện cho cha, cho mẹ được tiêu diêu nơi cực lạc. Ngoài ra, vào ngày nay, nếu có thể hãy ăn chay, chuẩn bị mâm cơm tươm tất để dâng lên gia tiên, cúng phóng sinh, tích phước đức cho bản thân. Cần tránh sát sinh, khai trương cửa hàng, tổ chức cưới hỏi, gây gổ, cãi nhau…

Có thể thấy, trong ngày lễ Vu Lan, hoa hồng cài áo có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý, là chữ Hiếu mà con cái gửi đến bậc sinh thành. Dù là tự hào hay chua xót, tiếc thương hãy một lần tham gia nghi thức bông hồng cài áo Vu Lan để được sống chậm lại giữa nhịp sống xô bồ, hối hả, khắc nghiệt.

Có thể bạn quan tâm:

 

Cùng chuyên mục

Trì niệm, quán tưởng Đức Phật A Di Đà sẽ được vãng sinh về cõi tịnh độ của ngài

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Tịnh Độ Tông là một trong những tông phái Phật giáo lớn, vô cùng phổ biến tại Việt Nam. Pháp môn này chủ trương niệm Phật, quán tượng Đức Phật...

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời vào khoảng thế kỷ 13

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là một trong những tôn phái Phật giáo riêng biệt của Việt Nam, được thành lập bởi vua Trần Nhân Tông vào thế kỷ...

Trấn tĩnh, thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, stress là những tác dụng tuyệt vời của nhang trầm

Nhang trầm hương là gì? Đốt nhang trầm có tác dụng gì?

Nhang trầm hương từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong đời sống con người, trở thành một phong tục, một nét đẹp trong mọi văn hóa tín ngưỡng...

Tôn giả Xá Lợi Phất được Đức Phật ca ngợi bằng những mỹ từ đẹp đẽ với mười sáu phẩm hạnh cao quý

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Tôn giả Xá Lợi Phất là một trong 10 vị đệ tử xuất sắc của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tôn giả được Đức Phật khen là Trí tuệ...

tượng phật di lặc đế mây đẹp

30+ Mẫu Tượng Phật Di Lặc Bằng Bột Đá Đẹp Hoan Hỉ

Tượng Phật Di Lặc được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau. Trong đó, các mẫu tượng Di Lặc bằng bột đá đẹp cao cấp thường được ưa chuộng...

Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lô Giá Na Phật) là Phật bản mệnh của người tuổi Thân và tuổi Mùi

5 Mẫu tượng Phật Đại Nhật Như Lai đẹp bằng đá

Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lô Giá Na Phật) là pháp thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, được xem là bản tôn của Mật Tông. Tượng Đại Nhật...

Ẩn