Nhật Quang – Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát là ai?

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Nhang trầm hương là gì? Đốt nhang trầm có tác dụng gì?

Nụ trầm hương là gì? Sử dụng thế nào? Giá bao nhiêu?

Trầm hương là gì? Có bao nhiêu loại? Có công dụng gì?

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Đi Chùa nên mặc đồ gì? Gợi ý 8+ mẫu trang phục đi Chùa đẹp nhất

Mệnh gì thờ Văn Thù Bồ Tát

Văn Thù Bồ Tát là một trong tứ đại Bồ Tát của Phật Giáo. Tứ đại Bồ Tát là: Quan Thế Âm Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát và Địa Tạng Bồ Tát. Văn Thù Bồ Tát cùng với Phổ Hiền Bồ Tát là hai thị giả theo hầu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni với danh xưng là Hoa Nghiêm Tam Thánh. Văn Thù Bồ Tát cưỡi sư tử xanh đứng thị giả bên trái Phật Thích Ca. Còn Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi voi trắng đứng thị giả bên phải Phật Thích Ca.

Văn Thù Bồ Tát tượng trưng cho Trí Tuệ – Bát Nhã – Giải. Ngài mang trọng trách lớn, giúp con người tìm ra đường giải thoát cho mình. Trong tín ngưỡng Phật Giáo, người ta tin rằng Văn Thù Bồ Tát là vị Bồ Tát mang lại nhiều nguồn sáng thức tỉnh chúng sinh, cứu khổ cứu nạn.

Theo ngũ hành, Phật Giáo tạo ra thuyết 8 vị bản tôn là chủ quản của 12 con giáp. Trong đó Văn Thù Bồ Tát chính là 1 trong 8 vị bản tôn đó ( hay còn được gọi là vị Phật bản mệnh). Trong 12 con giáp Văn Thù Bồ Tát là Phật bản mệnh của con giáp nào? Mệnh gì nên thờ Văn Thù Bồ Tát? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Vậy để biết được “Mệnh gì nên thờ Văn Thù Bồ Tát” thì mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Tượng Văn Thù Bồ Tát – Phổ Hiền Bồ Tát xanh ngọc

Mệnh gì nên thờ Văn Thù Bồ Tát

Mỗi con giáp sẽ có một vị Phật bản mệnh luôn đồng hành cùng. Văn Thù Bồ Tát là vị Phật bản mệnh của những người tuổi Mão. Ngài là Vị Phật tượng trưng cho trí tuệ lớn, trí tuệ và tài hùng biện siêu việt của Ngài có thể nói là đứng đầu trong các chư vị Bồ Tát. Ngài che chở, bảo vệ, dẫn đường chỉ lối cho người tuổi Mão. Người tuổi mão mang Văn Thù Bồ Tát bên mình sẽ được Ngài phù hộ cho học hành được thành tựu, công danh sự nghiệp thăng tiến, có địa vị cao. Gia đình thì thuận hòa hạnh phúc, không bị phiền não quấy nhiễu, gặp nhiều phúc lộc và may mắn trong cuộc sống.

Người tuổi Mão có các năm sinh: 1939 – Kỷ Mão , 1951 – Tân Mão , 1963 – Quý Mão , 1975 – Ất Mão , 1987 – Đinh Mão , 1999 – Kỷ Mão , 2011 – Tân Mão, …  . Người tuổi Mão có tính cách ôn hòa, điềm tĩnh, dịu hiền và nhân duyên tốt. Họ có suy nghĩ độc lập, quyết đoán và tỉnh táo. Những người này có được sự trợ giúp về trí tuệ, học hỏi các kiến thức, gợi mở đường đi nước bước thì chắc chắn sẽ có được những thành tựu và kết quả tốt đẹp.

Văn Thù Bồ Tát sẽ giúp cho người tuổi mão Phát huy được năng lực sáng tạo và sức mạnh tiềm tàng trong con người họ. Để họ vượt lên mọi đối thủ trong các cuộc cạnh tranh, xây dựng được sự nghiệp huy hoàng, bền vững. Đặc biệt với sự trợ giúp của Phật bản mệnh người tuổi Mão trí tuệ sẽ không ngừng được khai phá, giác ngộ và được nâng cao.

Người tuổi Mão mang Phật bản mệnh là Văn Thù Bồ Tát bên mình, để nhận được những điều tốt lành, cần phải luôn nhắc nhở bản thân thành tâm hướng thiện, loại bỏ tà tâm, sống ngay thẳng, làm điều chân chính.

Mệnh gì thờ Văn Thù Bồ Tát
Mệnh gì thờ Văn Thù Bồ Tát

8 Vị Phật bản mệnh ứng với 12 con giáp

8 vị Phật bản mệnh ứng với 12 con giáp gồm: Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn, Hư Không Tạng Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Phật Bất Động Minh Vương, Phật Như Lai Đại Nhật, Phật A Di Đà. Trong đó:

Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn (hay còn gọi là Phật Ngàn Mắt Ngàn Tay) là vị Phật bản mệnh của người tuổi Tý. Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn chính là hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát. Ngài hóa thân ngàn mắt ngàn tay để soi thấu khắp chốn nhân gian và cánh tay Ngài tỏa ra bốn phương tám hướng để cứu độ nhân gian.

Hư Không Tạng Bồ Tát là vị Phật bản mệnh của người tuổi Sửu và tuổi Dần. Ngài là một trong bát Đại Bồ Tát phổ độ chúng sinh. Hư Không Tạng Bồ Tát còn có tên gọi khác là Hư Không Dựng, Hư Không Quang. Mật hiệu là Kim Cương Như Ý.

Phổ Hiền Bồ Tát là vị Phật bản mệnh của người tuổi Thìn, tuổi Tỵ. Ngài còn được xem là người hộ vệ của nhưng ai tuyên giảng đạo pháp.

Văn Thù Bồ Tát như đã nói ở trên, là vị Phật bản mệnh của người tuổi Mão.

Đại Thế Chí Bồ Tát là vị Phật bản mệnh của người tuổi Ngọ. Đại Thế Chí Bồ Tát còn được gọi là Bồ Tát Vô Lượng Quang. Toàn thân Ngài tỏa ra một màu vàng tím sáng lấp lánh, có thể soi chiếu khắp quốc phổ thập phương. Chúng sinh nào hữu duyên được nhìn thấy ánh sáng của Ngài, chỉ cần là một tia nhỏ nhoi, cũng như là đã thấy được ánh sáng quang minh tịnh diệu của chư Phật thập phương.

Phật Bất Động Minh Vương là vị Phật bản mệnh của người tuổi Dậu.

Phật Như Lai Đại Nhật là vị Phật bản mệnh của người tuổi Mùi, tuổi Thân.

Phật A Di Đà là vị Phật bản mệnh của người tuổi Tuất, tuổi Hợi.

Mệnh gì thờ Văn Thù Bồ Tát
Tượng Văn Thù Bồ Tát đá trắng ngọc

Tìm hiểu về Văn Thù Bồ Tát

Văn Thù Bồ Tát có tên gọi đầy đủ là Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi. Ngài còn được gọi với nhiều tên khác như: Diệu Đức, Diệu Thủ, Phổ Thủ, Như Thủ, Diệu Cát Tường.

Tương truyền Ngài xuất thân trong gia tộc Bà La Môn ở nước Xá Vệ. Ngài được sinh ra từ sườn phải của Mẫu Thân. Khi đản sinh Ngài có nhiều thụy tướng: Tướng mạo trang nghiêm, đủ 32 tướng tốt, sắc thân vàng tím lấp lánh. Khi vừa được sinh ra Ngài đã biết nói, không lâu sau Ngài xuất gia học đạo với Đức Phật và có nhiều đóng góp cho Phật Giáo.

Văn Thù Bồ Tát là người có trí tuệ và khả năng giác ngộ cao. Ngài chọn con đường đi tu, sau quá trình tu luyện và giác ngộ Ngài đã phát 25 lời nguyện lớn rồi tu thành Phật với danh xưng Bồ Tát. Ngài là vị Bồ Tát tiêu biểu cho trí tuệ và Ngài đạt được giác ngộ bằng phương tiện tri thức. Ngài giữ vị trí khai sáng trí tuệ cho chúng sinh, đưa chúng sinh thoát khỏi những nỗi muộn phiền trần thế.

Văn Thù Bồ Tát là vị Bồ tát thân cận nhất của Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài xuất hiện trong hầu hết các kinh điển quan trọng của Phật Giáo Đại Thừa. Có lúc Ngài thay Đức Phật Thích Ca thuyết pháp, cũng có lúc Ngài là người điều khiển chương trình để giới thiệu tới thính chúng một thời pháp quan trọng của Đức Phật Thích Ca.

Văn Thù Bồ Tát thấu hiểu Phật tánh gồm cả ba đức là Pháp Thân, Bát Nhã và Giải Thoát. Bởi thế trong hàng Bồ tát Ngài là thượng thủ, là một trong những vị Bồ tát quan trọng của Phật Giáo. Theo kinh Phật, Văn Thù Bồ Tát trụ lại ở núi Thanh Lương phía Đông Bắc và hiện đang thuyết pháp cho chư Bồ Tát nghe. Núi Thanh Lương được ám chỉ là núi Ngũ Đài ở Trung Quốc hiện nay.

Mệnh gì thờ Văn Thù Bồ Tát
Tượng Văn Thù Bồ Tát – Phổ Hiền Bồ Tát đá thạch anh

25 Đại Nguyện của Văn Thù Bồ Tát

1. Công đức tôi cúng dường Phật Tăng và những hạnh nghiệp tu tập thanh tịnh của tôi đó. Nay xin hồi hướng về đạo Vô Thượng Bồ Đề, nguyện trải hằng sa kiếp tu hạnh Bồ Tát, đặng hóa độ chúng sinh. Chứ tôi chẳng vì lợi ích một mình mà cầu mau chứng đạo quả.

2. Tôi nguyện hóa độ hết thảy mọi loài chúng sinh ở các thế giới trong mười phương đều phát tâm cầu đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Giữ tâm Bồ Đề cho bền chắc và khuyến hóa theo môn Lục Độ.

3. Tôi nguyện giáo hóa vô số chúng sinh ở các thế giới đều đặng thành Phật thuyết pháp trước tôi. Và trong khi thuyết pháp, làm sao cho tôi đều xem thấy tất cả.

4. Tôi nguyện trong khi tu đạo Bồ Tát, làm đặng vô lượng việc Phật, và sinh ra đời nào cũng tu theo đạo ấy cả.

5. Bao nhiêu chúng sinh của tôi dạy dỗ đều đặng thanh tịnh, như các người đã có tu phép thiền định ở cõi Phạm Thiên, tâm ý không còn điên đảo. Nếu đặng các kể chúng sinh như vậy sinh về cõi tôi, thì khi ấy tôi mới thành đạo.

6. Tôi nguyện đem các món hạnh nguyện mà cầu đặng cõi Phật trang nghiêm. Và nguyện hết thảy các cõi Phật đều hiệp chung lại thành một thế giới của tôi. Đường giới hạn xung quanh trong cõi ấy đều dùng những chất vàng, bạc, ngọc lưu ly, pha lê, xà cừ, xích châu và mã não mà xây đăó cho cao lên đến cõi Phạm Thiên. Còn mặt đất thì toàn là ngọc lưu ly tất cả.

7. Trong cõi ấy không có các món đất cát, bụi bặm, chông gai, dơ dáy. Và không có những cảm xúc, thô ác, xấu xa. Cũng không có những người đàn bà và tên hiệu của người đàn bà. Hết thảy chúng sinh đều hóa sinh, chứ không phải bào thai trong bụng mẹ như các cõi khác. Và hằng tu tập các pháp thiền định, vui đẹp tự nhiên chứ không cần phải ăn uống những đồ vật chất.

8. Trong cõi tôi không có người Tiểu Thừa, Thanh Văn và Duyên Giác. Hết thảy đều là các bậc Bồ Tát, căn tánh cao thượng, tâm trí sáng suốt. Người nào cũng đã xa lìa mọi sự tham lam, hờn giận, ngu si và đã tu đặng các môn phạm hạnh cả.

9. Trong khi chúng sinh sinh về cõi tôi, thì tự nhiên đủ tướng mạo Tỳ Kheo. Đều có cạo tóc và đắp y một cách chỉnh đốn cả.

10. Chúng sinh trong cõi tôi muốn ăn thì tự nhiên có bình bát thất bảo cầm ở nơi tay. Và đủ các món đồ ăn ngon đẹp đầy bát. Khi ấy lại nghĩ rằng: Chúng ta chớ nên dùng những đồ này, nguyện đem bố thí. Trước hết dâng cúng cho các Đức Phật, Bồ Tát, Thanh Văn và Duyên Giác. Sau nữa thì chúng sinh nghèo hèn và các loại ngạ quỷ đói khát đều được dùng no đủ. Còn phần chúng đẹp, tức là món ăn.

11. Mọi người suy nghĩ như vậy liền đặng pháp Tam Muội, gọi là “bất khả tư nghị hạnh”. Có sức thần thông, dạo đi tự tại, không có sự gì ngăn ngại tất cả. Độ trong giây phút, mọi người được dạo khắp các thế giới mà cúng dường Phật, bố thí và diễn thuyết các pháp cho chúng sinh nghe, rồi trở về nước thì vừa đúng bữa ăn.

12. Tôi nguyện trong thế giới của tôi không có tám món chướng nạn và các sự khổ não, cũng không có những người phá hư giới luật.

13. Tôi nguyện trong thế giới ấy có nhiều món châu báu rất lạ lùng và không cần gì phải dùng đến ánh sáng của mặt trời và mặt trăng. Các vị Bồ Tát tự nhiên xung quanh thân thể có hào quang sáng chói, soi khắp các nơi, thường chiếu luôn không có ngày đêm. Chỉ xem lúc nào hoa nở thì cho là ban ngày, lúc nào hoa xếp lại cho là ban đêm mà thôi. Còn khí hậu thường điều hòa, không nóng quá và không lạnh quá.

14. Nếu có vị Bồ Tát nào bỏ xứ làm Phật các cõi khác, thì trước hết ở nơi cõi tôi, rồi đến cung trời Đâu Suất, sau mới giáng sinh đến cõi ấy.

15. Tôi nguyện hóa độ chúng sinh đều thành Phật hết rồi, tôi mới hiện lên hư không mà nhập diệt.

16. Trong lúc tôi nhập diệt thì có nhiều món âm nhạc tự nhiên kêu vang đủ pháp mầu nhiệm. Và các vị Bồ Tát nghe đều tỏ đặng các lẽ huyền diệu.

17. Thưa Đức Thế Tôn! Tôi nguyện khi làm Bồ Tát mà dạo trong các cõi Phật, xem thấy những thức trang nghiêm, những châu báu, những hình trạng, những xứ sở và những hạnh nguyện của Chư Phật thì tôi đều cầu đặng thành tựu tất cả.

18. Tôi nguyện các vị đẳng giác Bồ Tát đều ở trong cõi tôi mà đợi đến thời kỳ sẽ bổ xứ làm Phật. Chứ không thọ sinh các cõi nào khác nữa. Nếu có vị nào muốn đến cõi khác thành Phật mà hóa độ chúng sinh, thì tùy theo ý nguyện.

19. Thưa Đức Thế Tôn! Trong khi tôi tu đạo Bồ Tát, nguyện đặng cõi Phật rất tốt đẹp nhiệm mầu. Các vị Bồ Tát phát tâm Bồ Đề, tu hạnh Bồ tát mà đặng dự bổ xứ thành Phật, đều sinh về trong cõi tôi cả.

20. Thưa Đức Thế Tôn! Tôi nguyện đặng như vậy tôi mới thành Phật. Và nguyện ngồi khoanh chân trên tọa Kim Cang ở dưới cây Bồ Đề, trong giây lát chứng thành chánh giác.

21. Khi thành Phật rồi, tôi biến hóa Phật và các vị Bồ Tát nhiều như số cát sông Hằng. Đặng dạo các thế giới mà độ hóa chúng sinh. Giảng dạy các phép nhiệm mầu và khiến cho hết thảy nghe pháp rồi đều phát tâm Bồ Đề, cho đến khi thành đạo cũng không đổi dời tâm trí.

22. Khi tôi thành Phật rồi, chúng sinh ở trong các cõi nếu thấy đặng tướng tốt của tôi, hằng in nhớ trong tâm luôn luôn, cho đến khi thành đạo cũng không quên.

23. Tôi nguyện chúng sinh trong cõi tôi, người nào cũng đủ căn thân toàn vẹn, không hề thiếu món gì. Nếu các vị Bồ Tát muốn xem thấy tướng tôi, hoặc nằm, hoặc ngồi, hoặc đứng, hoặc đi thì đều thấy đặng cả. Khi thấy rồi, liền phát tâm Bồ Đề và lại trong lúc thấy tôi, những sự hoài nghi về đạo pháp tự nhiên đều biến đặng cả, không cần phải đợi tôi giải quyết nữa.

24. Tôi nguyện khi tôi thành Phật rồi, thì tôi đặng thọ mạng vô cùng vô tận, không kể xiết. Còn các vị Bồ Tát trong cõi tôi cũng đặng sống lâu như vậy.

25. Trong lúc tôi thành Phật, có vô số Bồ Tát đủ tướng mạo Tỳ Kheo, người nào cũng cạo đầu, đắp y, cho đến khi nhập Niết Bàn thì những tóc không khi nào để mọc dài, và những y cũng không khi nào đổi bận như đồ người thế tục.

Bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Mệnh gì nên thờ Phổ Hiền Bồ Tát

Trong cuộc sống ai cũng có những khó khăn, những thăng trầm, tai ương hay rủi ro bất ngờ bất không lường trước được. Nhưng chúng ta tin rằng mỗi...

Thỉnh Phổ Hiền Bồ Tát ở đâu ?

Phổ Hiền Bồ Tát là vị Bồ Tát có vị trí quan trọng trong Phật Giáo Đại Thừa. Ngài đại diện cho đại hạnh, chân lý, lòng từ bi. Phổ...

Phân Biệt Văn Thù Bồ Tát Và Phổ Hiền Bồ Tát

Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát là hai thi giả của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Các Ngài thường có mặt bên phải và bên trái...

Tượng Phật Di Lặc vẽ gấm ngự mây - thờ tượng Phật Di Lặc tại gia

Vì Sao Nên Thờ Phật Di Lặc Tại Gia Và Vị Trí Đặt Tượng Phật Di Lặc Đúng Nhất

Phật Di Lặc còn được gọi là Phật Cười, Phật Hạnh Phúc. Nhắc đến Ngài là người ta thường nghĩ ngay đến vị Phật có cái bụng lớn, khuôn mặt...

Mẫu lục bình như ý xanh ngọc phong thủy có thể đặt ở bàn thờ Ông Địa Thần Tài hoặc phòng khách, phòng thờ đều được

4 Vị Trí Đặt Lục Bình Trong Nhà Để Phát Lộc Phát Tài

Lục bình phong thủy là vật phẩm phong thủy có khả năng chiêu tài, giữ lộc, hội tụ linh khí trời đất, thu giữ cát khí, mang đến may mắn,...

Mẫu tượng Tỳ Hưu xanh ngọc kéo bắp cải được rất nhiều quý khách hàng yêu thích

5 Món Quà Ý Nghĩa Nhất Tặng Tân Gia Nhà Mới

Dùng vật phẩm phong thủy để làm quà tặng tân gia bao giờ cũng là ưu tiên hàng đầu thay cho lời chúc tài lộc, may mắn, phát tài phát...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Ẩn