Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc diễn ra ngày nào?

Nhật Quang – Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát là ai?

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Nhang trầm hương là gì? Đốt nhang trầm có tác dụng gì?

Nụ trầm hương là gì? Sử dụng thế nào? Giá bao nhiêu?

Trầm hương là gì? Có bao nhiêu loại? Có công dụng gì?

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Cách Thờ Mẹ Quan Âm Tại Gia Như Thế Nào Cho Đúng

Mẹ Quan Âm là một danh xưng cao quý, thiêng liêng và thân thương mà dân gian dành để gọi Quan Thế Âm Bồ Tát. Ngài như người mẹ hiền với tình yêu thương vô bờ bến dành cho những đứa con của mình. Người mẹ luôn mở rộng vòng tay đón chào những đứa con đang lầm đường lạc lối trở về nhà. Người mẹ luôn ở bên làm chỗ dựa, che chắn, ủi an các con. Giúp các con vượt qua những đau thương mất mát, những khủng hoảng, những cơn giông bão của cuộc đời.

Mẹ Quan Âm là biểu tượng của tình yêu, lòng từ bi, bác ái. Ngài che chở, bảo bọc cho hết thảy chúng sinh. Ngài không chỉ thân thuộc với các Phật Tử mà còn được nhiều người dân biết tới, tôn kính và phụng thờ. Nhiều gia đình không chỉ lên chùa lễ Phật mà còn lập bàn thờ để thờ Mẹ Quan Âm tại nhà. Nhưng nhiều người còn đang băn khoan không biết “Cách Thờ Mẹ Quan Âm Tại Gia Như Thế Nào Cho Đúng“. Vnctongiao sẽ giúp các bạn giải đáp những băn khoan đó trong bài viết dưới đây.

Cách Thờ Mẹ Quan Âm Tại Gia Như Thế Nào Cho Đúng
Tượng Mẹ Quan Âm bột đá màu trắng ngọc

Cách chọn và thỉnh tượng Mẹ Quan Âm về thờ tại gia  

Chọn và thỉnh tượng Mẹ Quan Âm về thờ

Tượng Mẹ Quan Âm được được nhiều cơ sở chế tác và trong nhiều tư thế khác nhau. Trong đó có hai tư thế được tạc nhiều nhất là tư thế đứng và tư thế ngồi. Tùy vào không gian thờ cúng của gia đình mà gia chủ chọn tượng có kích thước sao cho phù hợp.

Việc lựa chon và thỉnh tượng Mẹ Quan Âm về thờ tại gia là việc rất quan trọng. Gia chủ nên tìm đến những cơ sở uy tín chuyên cung cấp tượng Phật để thỉnh tượng. Để cho đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý, rõ nguồn gốc xuất xứ và chế độ bảo hành tốt.

Chọn tượng Mẹ Quan Âm có kích thước, màu sắc phù hợp, hài hòa với không gian thờ. Khi lựa chọn tượng cần chú ý quan sát kĩ, tránh lựa phải tượng bị sỉn màu, không đều màu, rạn nứt hay sứt mẻ. 

Chọn tượng Mẹ Quan Âm có khuôn mặt cân đối, nước da hồng hào sinh khí. Chọn tượng có diện tượng đẹp, thần thái tươi vui, lông mày thanh thoát, đôi mắt hiền từ nhìn xuống chúng sinh. Nhìn tượng Mẹ Quan Âm toát lên sự trang nghiêm, từ bi, phúc hậu của nhà Phật.

Khi lựa chọn tượng cần nhìn ngắm tượng Mẹ Quan Âm thật lâu. Nếu cảm thấy gần gũi, tâm hoan hỉ, thành tâm phụng lễ thì thỉnh tượng đó về thờ.

Trước khi đi thỉnh tượng Mẹ Quan Âm về nhà, cần chuẩn bị sẵn bàn thờ và các vật dụng cần thiết.  Dọn dẹp sạch sẽ, bài trí bàn thờ cho tươm tất, chuẩn bị lễ cúng rồi mới đi chọn tượng. Khi đã chọn được tượng Mẹ Quan Âm phù hợp thì thỉnh tượng về thờ. Trên đường thỉnh tượng Me Quan Âm về nhà cần đi một mạch về nhà ngay, không tạt chỗ nọ ghé chỗ kia. Để khi đưa tượng Mẹ Quan Âm về tới nhà thì có thể an vị luôn lên bàn thờ và thờ cúng ngay được.

Chọn ngày thỉnh tượng Mẹ Quan Âm

Trong Phật Giáo không có quan niệm ngày tốt ngày xấu, mà ngày nào cũng là ngày tốt. Nên gia chủ có thể yên tâm chọn một ngày thuận tiện nhất để thỉnh tượng Mẹ Quan Âm về thờ mà không lo kiêng kị gì cả.

Tuy vậy cũng có nhiều gia chủ cẩn thận, hay chọn những đẹp trong tháng hoặc ngày chay để thỉnh Mẹ Quan Âm về thờ.

Hoặc cẩn thận hơn nữa là gia đình chọn thờ Mẹ Quan Âm thì sẽ chọn những ngày Vía của Mẹ Quan Âm để thỉnh tượng về thờ. Mẹ Quan Âm có những ngày Vía như: Ngày 19/02 là ngày Đản Sinh, ngày 19/06 là ngày thành đạo, ngày 19/09 là ngày xuất gia.

Tượng Mẹ Quan Âm đá màu vàng hổ phách

Cách thờ Mẹ Quan Âm tại gia như thế nào cho đúng

Thờ Mẹ Quan Âm là tín ngưỡng tâm linh, xuất phát từ lòng thành tâm, tôn kính và biết ơn đối với Đức Phật. Nên việc lập bàn thờ Mẹ Quan Âm thờ tại nhà là điều được nhiều người quan tâm và đặc biệt quan trọng, nhất là đối với các gia đình Phật Tử.

Tùy vào không gian thờ cúng của gia đình mà gia chủ lựa chọn bàn thờ Mẹ Quan Âm có kích thước cho phù hợp. Bàn thờ Phật thường được chế tác không quá cầu kỳ, họa tiết hoa văn trang nhã và đảm bảo được sự trang nghiêm.

Bàn thờ Mẹ Quan Âm phải được đặt ở nơi trang trọng, thanh tịnh và tôn kính nhất ở trong nhà. Nơi đó phải là nơi cao ráo, có điểm tựa vững chắc, sạch sẽ, khô thoáng, mát mẻ và dễ nhìn thấy.

Vị trí đặt bàn thờ Mẹ Quan Âm thường được lựa chọn nhiều nhất là phòng khách. Bàn thờ Mẹ Quan Âm sẽ được đặt ở khu vựa giữa nhà, hướng đối diện cửa chính. Đặt như vậy để bất kỳ ai khi bước vào nhà cũng dễ dàng nhìn thấy Phật mà sinh tâm hoan hỉ, thành tâm phụng lễ.

Bàn thờ Mẹ Quan Âm nên thờ riêng nếu căn phòng có diện tích đủ rộng. Điều này là để tiện cho việc thờ cúng. Nhưng nêu không gian thờ hẹp thì có thể đặt bàn thờ Phật chung vị trí với bàn thờ gia tiên. Khi thờ chung như vậy, cần chú ý phân chia cấp bậc cao thấp rõ ràng. Đặt bàn thờ Mẹ Quan Âm ở trên cao, bàn thờ gia tiên ở dưới thấp hơn một bậc. Bố trí như vậy để đảm bảo rằng luôn tôn kính Phật ở vị trí cao nhất.

Bàn thờ Phật là nơi linh thiêng, nên cần phải đặt ở nơi yên tĩnh. Nên tránh đặt bàn tờ Phật gần nơi có lối đi lại bên cạnh hoặc nơi có lối đi thông ra phía sau. Cũng không nên đặt bàn thờ Mẹ Quan Âm gần các thiết bị phát ra tiếng ồn ào như ti vi, loa, đài…  Để không bị mất tập chung hay bị gián đoạn tụng kinh, lễ Phật.

Các vật phẩm thường dùng để bài trí trên bàn thờ Mẹ Quan Âm như: Bát hương, đèn thờ, bình cắm hoa, đĩa đựng trái cây, kỷ nước, lư hương, chuông…  Bàn thờ Mẹ Quan Âm nên bài trí đơn giản, tránh rườm rà, loè loẹt, gây rối mắt làm mất đi sự trang nghiêm.

Phật ăn chay nên nếu gia chủ đặt bàn thờ Mẹ Quan Âm cùng vị trí với bàn thờ gia tiên thì khi cúng gia tiên cũng nên cúng đồ chay chứ không nên cúng đồ mặn nữa.

Tượng Mẹ Quan Âm đá trắng viền xanh

Những lưu ý khi thờ Mẹ Quan Âm tại nhà

Trong nhà đã thờ Mẹ Quan Âm hay các vị Phật khác thì không nên thờ các vị Thần Thánh khác nữa. Bởi Phật là các bậc Chí Tôn đã giác ngộ, được giải thoát hoàn toàn, không còn chịu luân hồi. Còn các Thần Thánh thì chưa đạt được giác ngộ hoàn toàn, vẫn còn đang trong kiếp luân hồi.

Thờ Mẹ Quan Âm hay các vị Phật khác thì đều phải thành tâm hướng Phật, giữ gìn ngũ giới.  Mỗi ngày giữ thân – khẩu – ý thiện lành, biết nhận ra sai trái và sám hối. Nên tập thói quen ăn chay, tụng kinh niệm Phật, làm điều thiện, tránh điều ác.

Thờ Mẹ Quan Âm là để tỏ lòng tri ân, tôn kính đối với Đức Phật, học tập và làm theo lời dạy của Phật. Chứ tuyệt đối không thờ Phật vì mưu cầu danh lợi hay giàu sang phú quý mà tạo nghiệp.

Bàn thờ Mẹ Quan Âm tránh đặt nơi u ám, ẩm ướt, tối tăm. Tránh đặt bàn thờ cạnh hay tựa lưng vào nhà vệ sinh, nhà tắm. Không đặt bàn thờ Mẹ Quan Âm đối diện với cửa phòng ngủ, nhà bếp, gầm cầu thang… Bởi những chỗ đó được cho là nơi không sạch sẽ, ô uế, bất tịnh.

Đồ cúng Mẹ Quan Âm phải là hoa quả tươi hoặc đồ chay. Tuyệt đối không dùng đồ mặn, đồ đã héo úa, hư hỏng để cúng dường Phật. Không đặt giấy tiền, vàng mã, bùa trú, hồn phách… Những thứ tượng trưng cho mê tín dị đoan lên bàn thờ Mẹ Quan Âm.

Tượng Mẹ Quan Âm thờ cúng lâu ngày đã quá cũ, bay màu, hỏng hóc, sứt mẻ thì cần khôi phục, làm mới lại. Nếu không khắc phục được thì nên thay mới. Tượng cũ không nên vứt bỏ bừa bãi, nên bỏ gọn vào một góc tìm dịp phù hợp để xử lý hoặc đào hố chôn xuống đất.

Cùng chuyên mục

Chọn Hướng Thờ Phật Bà Quan Âm Tránh Phạm Đại Kỵ

Thờ Phật là tín ngưỡng tâm linh, xuất phát từ sự thành tâm và lòng tôn kính đối với Đức Phật. Lập bàn thờ Phật để thờ tại gia là...

Nên Dùng Bàn Thờ Phật Bằng Gỗ Hay Bằng Đá

Thờ cúng là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta từ bao đời nay. Trong các gia đình Phật Tử ngoài thờ cúng ông bà tổ tiên,...

Lập Bàn Thờ Phật Tại Nhà Cần Những Gì

Lập bàn thờ Phật tại gia là việc đặc biệt quan trọng của các gia đình Phật Tử. Thờ Phật là tuyên xưng đức tin của mình với Đức Phật,...

Phân Biệt Văn Thù Bồ Tát Và Phổ Hiền Bồ Tát

Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát là hai thi giả của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Các Ngài thường có mặt bên phải và bên trái...

Thỉnh Phổ Hiền Bồ Tát ở đâu ?

Phổ Hiền Bồ Tát là vị Bồ Tát có vị trí quan trọng trong Phật Giáo Đại Thừa. Ngài đại diện cho đại hạnh, chân lý, lòng từ bi. Phổ...

Mệnh gì nên thờ Phổ Hiền Bồ Tát

Trong cuộc sống ai cũng có những khó khăn, những thăng trầm, tai ương hay rủi ro bất ngờ bất không lường trước được. Nhưng chúng ta tin rằng mỗi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Ẩn