Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc – An Giang

Đồ Thờ Lộc Phát – Cửa hàng đồ thờ cúng cao cấp uy tín tại TPHCM

Shop Mèo Thần Tài Lộc Phát: Địa chỉ bán mèo thần tài đẹp giá tốt

Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác – Thiền viện lớn nhất Tiền Giang

Chùa Ngọc Hoàng – Lịch sử, kiến trúc và hoạt động thờ cúng

Chùa Hoằng Pháp: Lịch sử, kiến trúc và các hoạt động

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc – An Giang

Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc – An Giang là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng về sự linh thiêng, một sự tồn tại lâu đời, huyền bí, không chỉ nổi tiếng ở khu vực Tây Nam Bộ mà còn được người Việt trong và ngoài nước biết đến. Miếu Bà Chúa Xứ vừa là di tích tâm linh vừa là một công trình kiến trúc tôn giáo đẹp, trang nghiêm, mang đậm vẻ đẹp truyền thống. 

Vị trí địa lý, lịch sử hình thành của Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam tọa lạc tại chân núi Sam, thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, trước thuộc xã Vĩnh Tế. Đây là một công trình kiến trúc di tích, lịch sử, tâm linh, quan trọng của tỉnh An Giang nói riêng và khu vực Tây Nam Bộ nói chung, mỗi năm đều thu hút đông đảo du khách gần xa đến hành hương, tham quan, vãng cảnh.

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc An Giang là địa điểm tâm linh nổi tiếng của khu vực Tây Nam Bộ
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc An Giang là địa điểm tâm linh nổi tiếng của khu vực Tây Nam Bộ

Miếu Bà Chúa Xứ thờ ai?

Miếu Bà Chúa Xứ thờ cúng bà Chúa Xứ, còn được gọi là Chúa Xứ Thánh Mẫu, thuộc tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam. Bà là vị thần nữ vô cùng nổi tiếng, được thờ cúng phổ biến ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, gắn liền với lễ hội vía Bà Chúa Xứ có quy mô lớn bậc nhất trong vùng này.

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là nơi thờ tượng Bà Chúa Xứ Thánh Mẫu
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là nơi thờ tượng Bà Chúa Xứ Thánh Mẫu

Có rất nhiều dị bản về bà, thế nhưng bà là ai, tiểu sử của Bà như thế nào thì không phải ai cũng biết. Chỉ biết rằng, bà là một vị nữ thần, được người dân vùng này thờ cúng, từng nhiều lần linh hiển giúp đỡ đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ bình yên cho vùng đất này. Bà từng báo mộng cho dân làng, tự xưng là Bà Chúa Xứ, dạy người dân cách khiêng tượng và lập miếu thờ bà.

Bà Chúa xứ đã từng giúp người dân đánh đuổi giặc Xiêm, được người dân tôn kính gọi là Chúa Xứ Thánh Mẫu. Bà cũng từng linh ứng giúp ông Thoại Ngọc Hầu loại bỏ những khó khăn, trắc trở, trục trặc trong việc xây dựng kênh Vĩnh Tế vào thời vua Gia Long. Đây là công trình thoát lũ, xả phèn, rút ngắn con đường giao thương ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.

→Xem thêm: Tượng Bà Chúa Xứ: Sự tích, ý nghĩa và thờ cúng

Lịch sử hình thành của Miếu Bà Chúa Xứ

Miếu Bà Chúa Xứ được lập nên vào trước thế kỷ XVIII, sau khi tượng Bà được người dân địa phương phát hiện, được Bà dạy cho cách khiêng xuống từ đỉnh núi Sam thông qua miệng “cô đồng”. Tương truyền, để khiêng được tượng bà xuống núi, phải là 9 cô gái đồng trinh, tắm rửa sạch sẽ, trang nghiêm. Khi đến chân núi, tượng bất ngờ trở nên nặng trĩu, không thể khiêng đi tiếp được, người dân cho rằng Bà chọn nơi này để an vị nên đã lập miếu thờ bà ở vị trí này.

Bệ đá nơi ngự tượng Bà Chúa Xứ trên đỉnh núi Sam trước khi được đưa xuống chân núi
Bệ đá nơi ngự tượng Bà Chúa Xứ trên đỉnh núi Sam trước khi được đưa xuống chân núi

Bàn đầu, Miếu Bà được làm rất nhỏ, khá đơn sơ, được cất bằng tre lá, nằm trên vùng đất trũng phía tây bắc núi Sam, chính điện nhìn ra con đường và cánh đồng làng. Sau đó, khi ông Thoại Ngọc Hầu xây dựng kênh Vĩnh Tế, đã tiến hành trùng tu, xây dựng lại miếu. Không rõ chính xác được thời gian, chỉ biết rằng miếu được xây lại khi ông về đây trấn nhậm, xây dựng kênh Vĩnh Tế hoàn tất (1824).

Đến năm 1870, miếu được xây dựng lại khang trang, đẹp đẽ hơn bằng hồ ô dước. Đến năm 1962 thì tiếp tục được trùng tu, tu sửa cho khang trang hơn bằng đá miểng và lợp ngói âm dương. Tiếp đó, đến năm 1965, Hội quý tế xây nới thêm nhà khách và làm thêm hàng rào nhà chính điện của miếu. Năm 1972, miếu được tái thiết lớn, đến năm 1976 thì hoàn thành và duy trì dáng vẻ như hiện nay. Vào năm 2009, Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là ngôi miếu thờ lớn nhất tại Việt Nam.

Toàn cảnh vị trí của miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam
Toàn cảnh vị trí của miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam

Những câu chuyện kỳ bí về Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là điểm đến tâm linh thu hút người dân trong và ngoài tỉnh đến hành hương, thăm viếng, có giá trị tín ngưỡng đặc sắc, được bảo tồn đến ngày nay gắn liền với những truyền thuyết ly kỳ độc đáo. Sự linh ứng của Bà Chúa Xứ thu hút một lượng lớn khách đến lễ, xin vía Bà, nhất là vào ngày vía Bà Chúa Xứ Núi Sam từ ngày 23 – 27/7 âm lịch hàng năm.

Có rất nhiều câu chuyện kỳ bí về Miếu Bà Chúa Xứ, trước tiên phải nói đến câu chuyện rước tượng bà xuống núi. Tương truyền, khi miếu chưa được xây dựng, người dân thấy trên đỉnh núi có pho tượng lạ, không biết của vị thần thánh nào nên chỉ đặt lư hương để nhang khói. Sau đó, theo lời dạy qua Bà thông qua miệng một cô đồng, tượng bà được 9 cô gái đồng trinh, tắm rửa sạch sẽ khiêng xuống.

Ban đầu, dân làng để những chàng thanh niên lực lưỡng khiêng tượng bà, thế nhưng làm đủ mọi cách thì tượng vẫn không xê dịch. Khi 9 cô gái khiêng tượng thì tượng được đưa xuống núi một cách nhẹ nhàng. Tuy nhiên, lúc đến chân núi, ở vị trí miếu thờ hiện tại, tượng trở nên nặng trĩu, không thể đi tiếp được, dân làng liền biết bà chọn địa điểm này để lập miếu bằng hạ tượng, xây miếu để thờ cúng.

Cũng có một thuyết khác đề cập rằng, miếu được xây dựng bởi ông Thoại Ngọc Hầu và vợ mình. Ban đầu ông được lệnh vua Gia Long về xây dựng kênh Vĩnh Tế. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, công trình gặp vô số trắc trở từ thiên tai, lũ lụt đến tai nạn, nhân nạn, tiến độ thi công chậm trễ. Sau đó, vợ ông được Bà Chúa Xứ báo mộng, ông bèn xây dựng Miếu Bà và hương hỏa thờ cúng, từ đó mọi việc được suôn sẻ, thuận lợi.

Không phải ngẫu nhiên mà Miếu Bà Chúa Xứ lại trở thành điểm đến tâm linh nổi tiếng tại Tây Nam Bộ. Có rất nhiều câu chuyện truyền miệng về sự linh ứng của Bà Chúa Xứ được người dân nơi đây truyền miệng đến ngày nay. Người dân nơi đây tin rằng, thờ cúng và xin vía bà sẽ được Bà phù hộ, độ trì, hữu cầu tất ứng, những mong cầu chính đáng sẽ được bà đáp ứng. Trước chính điện của Miếu bà có 2 câu đối như sau:

“Cầu tất ứng, thí tất linh, mộng trung chỉ thị

Xiêm khả kinh, Thanh khả mộ, ý ngoại nan lượng”

Có nghĩa là cầu tất được, ban tất linh, báo điềm trong mộng. Giặc Xiêm khiếp sợ, giặc Thanh kính nể, không thể tưởng tượng được.

Khám phá kiến trúc độc đáo của Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc

Như đã đề cập, Miếu Bà Chúa Xứ được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVIII, ban đầu đây chỉ là một ngôi miếu nhỏ, đơn sơ, được làm từ tre, nứa. Miếu nằm ở vùng đất trũng phía tây bắc núi Sam, chính điện nhìn ra con đường và cánh đồng, lưng tựa núi vững chắc. Đến năm 1870, miếu được xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước, sau được tu sửa thêm bằng đá miểng, lợp ngói âm dương, nới rộng nhà khách, làm hàng rào chính điện.

Dù trải qua nhiều lần tu sửa, lối kiến trúc của Miếu Bà vẫn giữ được nét đẹp cổ điển
Dù trải qua nhiều lần tu sửa, lối kiến trúc của Miếu Bà vẫn giữ được nét đẹp cổ điển

Đến nay, sau khi qua nhiều lần tu sửa, Miếu có quy mô lớn và bề thế hơn rất nhiều, tuy nhiên, lối kiến trúc thì vẫn giữ được vẹn nguyên nét đẹp truyền thống. Trước hết, nếu nhìn từ đỉnh núi Sam, Miếu Bà nằm ở thế đất sơn thủy hội tụ, tả thanh long, hữu bạch hổ, tiền chu tước, hậu huyền vũ với mặt hướng ra cánh đồng, lưa tọa sơn, dựa núi vững chắc.

Mặt phía trước của Miếu Bà Chúa Xứ
Mặt phía trước của Miếu Bà Chúa Xứ

Miếu có bố cục kiểu chữ Quốc, có mái tam cấp 3 lầu, được lấy cảm hứng từ đóa sen đang nở rộ. Ngói có màu xanh, góc mái ngói vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Các đường nét chi tiết được trạm trổ, điêu khắc tỉ mỉ tinh tế, mang đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Trên cổ lầu chánh điện còn có các hoa văn nghệ thuật độc đáo, có liễn câu đối, hoành phi sơn son thiếp vàng.

Bên trong Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc An Giang
Bên trong Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc An Giang

Chánh điện của Miếu Bà gồm 2 lớp: Lớp trong cùng là nơi thờ tượng Bà bằng đá được đặt trên bệ cao, hai bên là hai con hạc trắng. Bên phải tượng Bà là một linga bằng đá được đặt trên một hương án thờ, được gọi là bàn thờ Cậu. Bên trái tượng Bà là bàn thờ Cô, có một hương án thờ một tượng gỗ chạm hình yoni. Lớp thứ hai của Miếu Bà là bàn thờ Hội đồng, bên cạnh có hai tượng chim phượng, hai bên bàn thờ Hội đồng là bàn thờ Tiền hiền khai khẩn nằm bên trái và bàn thờ Hậu hiền khai cơ nằm bên phải.

Không gian bên trong Miếu bà Chúa Xứ Núi Sam
Không gian bên trong Miếu bà Chúa Xứ Núi Sam

Điểm đặc biệt của Miếu Bà Chúa Xứ phải nói đến tượng Bà. Đây là pho tượng cổ được làm từ chất liệu đá Sa Thạch, được tạc vào khoảng thế kỷ thứ 6, đặc biệt có giá trị về mặt nghệ thuật. Có rất nhiều tranh cãi về nguồn gốc và sự xuất hiện của pho tượng cổ này. Một nhà khảo cổ người Pháp đã tìm hiểu về pho tượng và kết luận rằng, pho tượng này thuộc loại tượng thần Vishnu, có nguồn gốc từ Ấn Độ.

Các hoạt động nổi bật tại Miếu Bà Chúa Xứ

Nói đến các hoạt động nổi bật tại Miếu Bà Chúa Xứ thì phải nói đến lễ hội vía bà Chúa Xứ Núi Sam diễn ra từ ngày 23 – 27/4 âm lịch hàng năm, trong đó, ngày 25/4 là ngày lễ chính. Ngày 19/12/2014, Lễ vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Năm 2016, lễ hội này cũng được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Lễ phục hiện rước tượng Bà trong ngày vía Bà Chúa Xứ Thánh Mẫu
Lễ phục hiện rước tượng Bà trong ngày vía Bà Chúa Xứ Thánh Mẫu

Lễ vía Bà Chúa Xứ Châu Đốc An Giang có nhiều hoạt động đặc sắc như:

  • Lễ phục hiện rước tượng bà, lễ tắm Bà, lễ thỉnh sắc thần ông Thoại Ngoại Hầu, lễ túc yết, lễ chầu, lễ chánh tế, lễ hồi sắc.
  • Phần hội sẽ có nhiều hoạt động vui chơi sôi nổi như tuần lễ văn hóa thể thao, trình diễn văn nghệ dân tộc, trò chơi dân gian. Có nhiều trò chơi hấp dẫn như kéo co, thả diều, chọi gà, cờ người, múa lân sư rồng, múa bóng rỗi, múa mâm thao, múa đĩa chén…

Đặc biệt, người dân tham gia lễ vía Bà Chúa Xứ thường đến tham dự lễ, dâng hương và xin lộc Bà. Nhiều người tin rằng, đến tham gia lễ vía Bà có thể giúp họ đạt được sở cầu, đặc biệt linh ứng trong việc cầu tài lộc, cầu con cái, cầu công danh sự nghiệp, cầu sức khỏe, bình an, may mắn, cuộc sống thuận lợi suôn sẻ, bình an êm ấm.

Trên đây là một số thông tin về Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc An Giang. Ngoài du lịch tâm linh, người đến tham dự lễ vía Bà còn có thể thưởng thức nhiều thứ đặc sản nổi tiếng và các món ăn thơm ngon hấp dẫn của vùng đất này.

⇒Tham khảo thêm: Chùa Ngọc Hoàng – Lịch sử, kiến trúc và hoạt động thờ cúng

REVIEW CÙNG CHUYÊN MỤC

Tổng diện tích của Thiền viện lên đến 50 hecta

Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác – Thiền viện lớn nhất Tiền Giang

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác tọa lạc tại huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang được mệnh danh là một trong những thiền viện lớn nhất tại Việt Nam, có...

Chùa Ngọc Hoàng – Lịch sử, kiến trúc và hoạt động thờ cúng

Chùa Ngọc Hoàng (Chùa Phước Hải) là một ngôi chùa rất nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh. Toạ lạc tại số 73 đường Mai Thị Lựu, quận 1....

Chùa Hoằng Pháp: Lịch sử, kiến trúc và các hoạt động

Chùa Hoằng Pháp là một trong những ngôi chùa uy linh, nổi tiếng bậc nhất ở nước ta. Chùa có địa chỉ tại Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, Thành...

Ẩn