30+ Mẫu Tượng Phật Di Lặc Bằng Bột Đá Đẹp Hoan Hỉ

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo là ai?

Tỉnh thức là gì? Sống tỉnh thức có lợi ích gì?

Bát Chánh Đạo: 8 con đường chân chính chấm dứt khổ đau

Kinh Pháp Cú là gì? Ý nghĩa và lợi ích trì tụng Kinh Pháp Cú

5 Mẫu tượng Phật Đại Nhật Như Lai đẹp bằng đá

Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lô Giá Na Phật) là pháp thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, được xem là bản tôn của Mật Tông. Tượng Đại Nhật Như Lai được thờ phụng vô cùng rộng rãi trong Mật Tông, đồng thời, Ngài còn là Phật bản mệnh của những người tuổi Mùi và người tuổi thân.

Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lô Giá Na Phật) là Phật bản mệnh của người tuổi Thân và tuổi Mùi
Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lô Giá Na Phật) là Phật bản mệnh của người tuổi Thân và tuổi Mùi

Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lô Giá Na Phật) là ai?

Đại Nhật Như Lai còn có những tên gọi khác như Tỳ Lô Giá Na Phật (phiên âm từ Vairocana), Tỳ Lư Xá Na, có vị trí quan trọng tỏng Phật giáo Đại Thừa và Mật Tông. Ngài được tôn là vị Phật vạn năng, một trong năm vị Ngũ Trí Như Lai. Trong đó, Ngũ Trí Như Lai gồm năm vị Phật là Tỳ Lô Giá Na, A Súc Bệ, Phật Bảo Sanh, Phật Bất Không Thành Tựu và Phật A Di Đà.

Theo Phật giáo Đại Thừa, Đức Phật Thích Ca có ba thân gồm pháp thân, hóa thân và báo thân. Trong đó, thân Ngài chứng ngộ được gọi là Chân Như, là pháp thân và còn được gọi với cái tên khác là Đại Nhật Như Lai. Như vậy, Đại Nhật Như Lai là pháp thân của Đức Phật Thích Ca. Còn thân mà Ngài đản sinh, nhập diệt trên Trái Đất mà chúng ta biết đến là hóa thân của Ngài.

Theo nhiều tài liệu kinh điển Phật giáo, Đại Nhật Như Lai được nhắc đến sớm trong kinh Brahmajala (kinh Phạm Võng), được sáng tác vào khoảng đầu thế kỉ thứ 5. Trong đó, có một số ghi chép rằng, đức Đại Nhật Như Lai là một người đến từ mặt trời. Ngài là đại biểu cho Pháp giới thể tính trí, hiện thân của trí tuệ. Quanh thân Ngài tỏa ra ánh sáng màu trắng, ngồi trên bảo tọa có 8 sư tư nâng đỡ, tay kết ấn Chuyển Pháp Luân.

Trong Đại Nhật Kinh (Mật điển Mahavairocana), Đại Nhật Như Lai được giới thiệu chi tiết và cặn kẽ hơn. Ngài được cho là vị Phật vạn năng, là nguồn giác, là bản tôn căn bản nhất trong Mật Tông. Ngài đại diện cho trí tuệ quan minh, giúp chúng sinh mở ra Phật tính, thiện căn. Tên của Ngài đại diện cho ba hàm nghĩa là thành tựu công việc, diệt trừ u tối, phủ ánh sáng rộng khắp mọi nơi và ánh sáng không bao giờ mất đi.

  •  Chia sẻ kiến thức Phật Giáo và Nghệ thuật Phật Giáo Tại Đây

5 Mẫu tượng Phật Đại Nhật Như Lai bằng đá đẹp, giá tốt nhất

Được biết, Đại Nhật Như Lai là Phật bản mệnh của người tuổi Thân và tuổi Mùi. Phật bản mệnh hay còn gọi là “bản tôn hộ mệnh” là vị Phật bảo vệ, che chở tính mạng của con giáp tương ứng với từng người. Phật bản mệnh có thể giúp mang đến bình an, may mắn, sức khỏe, bảo vệ người được hộ trì, giúp họ được thành công trong cuộc sống.

Một số mẫu tượng Phật Đại Nhật Như Lai bằng đá diện đẹp, thần thái từ bi, hoan hỷ có thể kể đến như:

1. Tượng Đại Nhật Như Lai xanh ngọc

Tượng được làm từ chất liệu bột đá xanh cao cấp, có tướng diện tượng đẹp, thần thái từ bi. Y áo tượng có màu xanh ngọc nhẹ nhàng mang đến cảm giác an yên tự tại. Ở tôn tượng này Phật Tỳ Lô Giá Na ngồi trên đài sen đế xanh, đầu Ngài đội mũ Phật với các họa tiết viền vàng sang trọng.

Tượng Đại Nhật Như Lai xanh ngọc đẹp, từ bi nhất
Tượng Đại Nhật Như Lai xanh ngọc đẹp, từ bi nhất

Kích thước: 

  • 12in – Cao 30cm – Giá thỉnh : 2.100.000 VNĐ
  • 16in – Cao 40cm – Giá thỉnh : 3.600.000 VNĐ ( Đường kính đế 25cm)
  • 19in – Cao 50cm – Giá thỉnh : 5.100.000 VNĐ
  • 26 in – Cao 68cm – Giá thỉnh : 12.600.000 VNĐ ( Đường kính đế 42.5cm)

2. Tượng Đại Nhật Như Lai thạch anh

Tượng được làm từ chất liệu bột đá thạch anh cao cấp. Theo phong thủy, đá thạch anh có thể tích lũy và mang đến nguồn năng lượng tích cực. Đá thạch anh còn tượng trưng cho trí tuệ, thành công, có thể phát huy tốt hiệu quả an lạc, cảm hóa của tượng Phật.

Tượng Đại Nhật như Lai bằng đá thạch anh cao cấp đẹp nhất
Tượng Đại Nhật như Lai bằng đá thạch anh cao cấp đẹp nhất

Kích thước: 

  • 12in – Cao 30cm – Giá thỉnh : 2.200.000 VNĐ
  • 16in – Cao 40cm – Giá thỉnh : 3.600.000 VNĐ ( đế 25cm)
  • 19in – Cao 50cm – Giá thỉnh : 5.200.000 VNĐ
  • 26 in – Cao 68cm – Giá thỉnh : 12.600.000 VNĐ ( đế 42.5cm)

3. Tượng Đại Nhật Như Lai cẩm thạch vàng

Tượng được làm từ chất liệu bột đá cẩm thạch cao cấp. Thể hiện Đức Đại Nhật Như Lai trong tư thế ngồi trên tòa sen trắng, đế sen vàng. Y áo tượng có màu vàng nhẹ nhàng, phối màu đẹp, tinh tế. Tượng có nước da sơn hồng hào, diện tượng đẹp, ánh mắt Đức Phật bao dung, tư bi mang đến cảm giác bình yên nhẹ nhàng, ấm áp.

Tượng Tỳ Lô Giá Na Phật đẹp, từ bi nhất
Tượng Tỳ Lô Giá Na Phật đẹp, từ bi nhất

Kích thước: 

  • 12in – Cao 30cm – Giá thỉnh : 2.100.000 VNĐ
  • 16in – Cao 40cm – Giá thỉnh : 3.600.000 VNĐ ( Đường kính đế 25cm)
  • 19in – Cao 50cm – Giá thỉnh : 5.100.000 VNĐ
  • 26 in – Cao 68cm – Giá thỉnh : 12.600.000 VNĐ ( Đường kính đế 42.5cm)

4. Tượng Tỳ Lô Giá Na Phật bằng đá trắng

Tôn tượng được làm từ chất liệu bột đá trắng cao cấp. Y áo tượng và đài sen có màu trắng tinh khiết, mang đến cảm giác thanh cao, không vấy nhiễm bụi trần. Tướng diện đẹp, toát được thần thái từ bi, hỷ xả của Đức Phật.

Tượng Đại Nhật Như Lai ngồi tòa sen viền vàng y áo màu trắng đẹp nhất
Tượng Đại Nhật Như Lai ngồi tòa sen viền vàng y áo màu trắng đẹp nhất

Kích thước:

  •  Cao 30cm – Giá thỉnh : 2.100.000 VNĐ
  • Cao 40cm – Giá thỉnh : 3.600.000 VNĐ ( Đk đế 25cm)
  • Cao 50cm – Giá thỉnh : 5.100.000 VNĐ
  • Cao 68cm – Giá thỉnh : 12.600.000 VNĐ ( Đk đế 42.5cm)

5. Tượng Đại Nhật Như Lai ngồi tòa sen vẽ gấm đẹp

Tượng được làm từ chất liệu bột đá cao cấp, phần đế sen và y áo tượng được vẽ gấm độc đáo, ấn tượng. Các hoạt tiết trên y áo tượng Phật và đế sen được thể hiện tinh tế, tỉ mỉ, trau chuốt từng đường nét chi tiết. Tượng có thần thái trí tuệ, từ bi vô mẫn, thể hiện Đức Đại Nhật Như Lai trong tư thế ngồi trên tòa sen, tay bắt Trí Quyền Ấn.

Tượng Tỳ Lô Giá Na Phật vẽ gấm đẹp tinh tế nhất
Tượng Tỳ Lô Giá Na Phật vẽ gấm đẹp tinh tế nhất

Kích thước:

  • 12 inch – Cao 30cm
  • 16 inch – Cao 40cm
  • 19 inch – Cao 50cm

Hình tượng Đại Nhật Như Lai trong các tài liệu Phật Giáo

Tượng Phật Đại Nhật Như Lai thường được thờ độc tôn hoặc thờ cùng bốn tôn tượng khác trong bộ Ngũ Trí Như Lai (Ngũ Phương Phật). Theo kinh Phạm Võng, Ngài được mô tả trong tư thế ngồi trên bảo tọa có sư tử xanh nâng đỡ, xung quanh tỏa ánh hào quang rực rỡ.

Trong khi đó, trong Đại Nhật Kinh, Ngài có ánh sáng trí tuệ siêu việt, Ngài thường được hình tượng hóa với bốn khuôn mặt, hướng về bốn phương và không ngừng diễn giải Phật Pháp.  Đức Đại Nhật Như Lai là vị Phật có tầm nhìn bao quát, có khả năng cảm nhận mọi hướng trong toàn cõi. Còn trong Phật giáo Tây Tạng, Ngài được thể hiện trong tư thế ngồi thiền định, tay bắt thủ ấn dharmachakra Mudra (ấn chuyển Pháp Luân).

Trong bộ Ngũ Trí Như Lai, Phật Đại Nhật Như Lai được mô tả trong tư thế kim cương. Ngài ngồi trên bảo tòa do sư tử nâng đỡ, toàn thân tỏa ra ánh sáng màu trắng. Bộ tượng này lấy Đức Tỳ Lô Giá Na làm tôn chủ, Ngài ở vị trí trung tâm, tay bắt ấn chuyển pháp luân, có biểu tượng là bánh xe Pháp.

Ý nghĩa của hình tượng Tỳ Lô Giá Na Phật

Trong Mật Tông, Đại Nhật Như Lai là bản tôn, là mấu chốt của giáo lý Mật Tông. Ngài tượng trưng cho trí tuệ, chiếu ánh sáng quang minh đến muôn nơi, diệt trừ đi u tối, giúp chúng sinh được khai mở Phật tính và thiện căn. Thân sắc Ngài có ánh sáng trắng thuần tịnh, biểu tượng Pháp luân là tượng trưng cho ánh sáng trí tuệ.

Ảnh chụp thực tế của tôn tượng Đại Nhật Như Lai
Ảnh chụp thực tế của tôn tượng Đại Nhật Như Lai

Không chỉ có ý nghĩa đặc biệt trong Phật Giáo Đại Thừa và trong Mật Tông, Phật Tỳ Lô Giá Na của là vị Phật bản mệnh cho người tuổi Mùi và tuổi Thân. Ngài là đại diện cho ánh sáng trí tuệ, cho sự sáng suốt với lòng tư bi vô mẫn, hết lòng yêu thương chúng sinh. Người tuổi Mùi và tuổi Thân thậm chí kể cả những người tuổi khác đều có thể thờ tượng Đại Nhật Như Lai.

Người thờ Phật, thường xuyên xưng tụng danh hiệu Ngài, lễ bái tôn tượng Ngài sẽ được phù hộ độ trì, được hưởng ánh sáng và oai lực của Đức Phật. Mượn ánh sáng của Ngài để mở mang trí tuệ, gặp nhiều may mắn, tai qua nạn khỏi, vượt qua những khó khăn, trắc trở trong cuộc sống, hiểu thấu chân lý của lẽ đời. Người được Phật bản mệnh phù hộ cũng dễ thành công trong cuộc sống, dễ làm nên sự nghiệp lớn.

Thờ Phật bản mệnh không đơn thuần là để cầu che chở, phù hộ. Mà thờ Phật để nhắc nhở bản thân luôn hướng thiện, xác định rõ con đường mình phải đi và nên đi. Đồng thời, thờ Phật là để mong cầu có được sức mạnh tri thức và trí huệ của Ngài, giúp ta được mở mang, khai trí. Tuyệt đối không nên thờ Phật để cầu công danh, tài lộc.

Cách chọn tượng Tỳ Lô Giá Na Phật theo mệnh

Thực tế, khi thờ tượng Phật Đại Nhật Như Lai, chỉ cần thành tâm muốn thờ, cảm thấy tôn kính muốn thỉnh tượng Ngài về để thờ thì thờ tôn tượng được làm từ chất liệu, màu sắc nào cũng được. Tuy nhiên, xuất phát từ việc “có thờ có thiêng”, chúng ta vẫn muốn chọn thỉnh những tượng hợp mệnh để an tâm hơn khi thờ. Cách chọn tượng Tỳ Lô Giá Na (Đại Nhật Như Lai) theo mệnh như sau:

  • Đối với người mệnh Kim: Nên chọn thờ những tượng có màu sắc thuộc hành Thổ (vàng, nâu đất, cam) vì Thổ sinh Kim, và các tượng có màu sắc thuộc hành Kim (trắng, xám, ghi) vì Kim hợp Kim.
  • Đối với người mệnh Thủy: Nên chọn thờ những tượng có màu sắc thuộc hành Kim vì Kim sinh Thủy và những màu thuộc hành Thủy (xanh nước, đen) vì Thủy hợp Thủy.
  • Đối với người mệnh Mộc: Nên chọn những tượng có màu sắc thuộc hành Thủy vì Thủy sinh Mộc và màu sắc thuộc mệnh Mộc (xanh ngọc, xanh lá) vì Mộc hợp Mộc.
  • Đối với người mệnh Hỏa: Nên chọn những tượng có màu sắc thuộc hành Mộc vì Mộc sinh Hỏa và những màu thuộc hành Hỏa (đỏ, tím, hồng) vì Hỏa hợp Hỏa.
  • Đối với người mệnh Thổ: Nên chọn những tượng có màu sắc thuộc hành Hỏa vì Hỏa sinh Thổ và những tượng có màu thuộc hành Thổ vì Thổ hợp Thổ.

Một số lưu ý khi thờ Phật Đại Nhật Như Lai

Khi thỉnh và thờ tượng Phật Đại Nhật Như Lai tại nhà, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Phật bản mệnh là vị Phật phù hộ cho 12 con giáp, thỉnh tượng Phật phải xuất phát từ lòng thành tâm, không phải ngẫu hứng lên muốn thỉnh là thỉnh được.
  • Tượng Phật nên thờ ở nơi thanh tịnh, trang nghiêm, bàn thờ Phật nên cao hơn đầu gia chủ, đặt trung tâm hoặc ở nơi cao nhất của ngôi nhà.
  • Bàn thờ Phật không nên hướng về các vị trí như nhà vệ sinh, phòng ngủ, nhà tăm vì như vậy là bất kính với Đức Phật.
  • Khi thờ Phật thì không nên quá cầu kỳ, chỉ cần lễ bái thành tâm, thường xuyên thay nước, hoa quả, cúng trà trái cây, đồ chay vào ngày rằm, mồng 1, ngày vía Phật.
  • Ngày vía Phật Tỳ Lô Giá Na là ngày 23/10 (âm lịch) hàng năm, vào ngày này nên tích cực hành thiện, thực hành bố thí, tránh gieo ác nghiệp nếu không thì tội lỗi sẽ tăng lên gấp hàng triệu lần.

Có rất nhiều mẫu tượng Phật Đại Nhật Như Lai diện đẹp, nước da hồng hào, tươi sáng, toát được thần thái từ bi hỷ xả của Đức Phật. Nếu bạn có nhu cầu thỉnh tượng Đại Nhật Như Lai thì có thể tham khảo cửa hàng Đồ Thờ Lộc Phát theo địa chỉ dưới đây.

Đồ Thờ Lộc Phát

Cùng chuyên mục

đèn bình ngọc thờ phật và gia tiên đẹp

Chọn Đèn Thờ Phật Như Thế Nào Cho Đúng

Đèn Thờ Phật Đẹp là ngọn đèn sáng, ánh sáng đèn thờ đẹp thông thường nhất là các tông trầm như đỏ, vàng, tím, hồng. Ngày nay có rất nhiều...

Bộ Tam Đa Phúc Lộc Thọ đẹp, giá tốt nhất

Tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ | 5+ Mẫu tượng đẹp vượng khí nhất

Tam Đa Phúc Lộc Thọ là bộ ba tôn tượng thường các gia chủ thỉnh về đặt ở phòng khách, phòng làm việc, cửa hàng với mong muốn có được...

khánh vàng mừng tân gia

Đặt khánh vàng Mừng Thọ, Tân Gia, Khai Trương… ở đâu uy tín ở TPHCM?

Từ lâu, khánh vàng đã trở thành món quà tặng ý nghĩa vào những dịp mừng thọ, khai trương, tân gia, kỷ niệm ngày cưới,...mà không có món quà nào...

Vật phẩm cúng dường có thể rất phong phú và đa dạng

Cúng dường là gì? Ý nghĩa và cách cúng dường Tam Bảo

Chúng ta thường nghe nhiều cúng dường và lợi ích của việc cúng dường Tam Bảo. Thế nhưng cúng dường là gì, tại sao nên cúng dường Tam Bảo thì...

Hư Không Tạng Bồ Tát là một trong tám vị đại bồ tát trong Phật Giáo

Hư Không Tạng Bồ Tát là ai? Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Hư Không Tạng Bồ Tát là vị Bồ Tát của cõi quốc độ tên là Đại Trang Nghiêm, nằm ở Phương Đông, do Phật Nhứt Bửu Trang Nghiêm Như Lai...

Trong tay ngài cầm một thân cây Aruma hoặc Myrobalan là đại diện cho tất cả các cây thuốc tốt nhất

Đức Phật Dược Sư là ai? Cách nhận biết và ý nghĩa hình tượng

Đức Phật Dược Sư là Tôn chủ của thế giới Tịnh Lưu Ly ở phương Đông, Ngài có sự hiểu biết và thông suốt tất cả y dược của thế...

Ẩn