Nhật Quang – Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát là ai?

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Nhang trầm hương là gì? Đốt nhang trầm có tác dụng gì?

Nụ trầm hương là gì? Sử dụng thế nào? Giá bao nhiêu?

Trầm hương là gì? Có bao nhiêu loại? Có công dụng gì?

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Đi Chùa nên mặc đồ gì? Gợi ý 8+ mẫu trang phục đi Chùa đẹp nhất

Trầm hương là gì? Có bao nhiêu loại? Có công dụng gì?

Trầm hương là một loại gỗ thơm, quý hiếm, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trong đời sống. Dựa theo phẩm chất, trầm hương được chia làm 3 loại chính là Kỳ Nam, Trầm và Trầm Tốc, mỗi loại đều có những đặc điểm riêng. Nếu bạn còn băn khoăn chưa biết trầm được phân loại thế nào, công dụng ra sao thì có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Trầm hương là gì?

Trầm hương là phần gỗ quý, có mùi thơm đặc trưng, được lấy bên trong câu Dó Bầu. Đây là lý do mà dân gian thường truyền miệng nhau câu nói “trong đau thương dó biến thành trầm”. Trầm không phải là một loại cây mà là một bộ phận gỗ bên trong cây, hình thành tại khu vực bị thương của cây Dó Bầu, thuộc họ Dó (Aquilaria).

Trầm hương là một loại gỗ quý, có mùi thơm vô cùng độc đáo
Trầm hương là một loại gỗ quý, có mùi thơm vô cùng độc đáo

Những vết thương trên thân cây có thể được tạo ra một cách tự nhiên do kiến, côn trùng đục khoét hoặc do thân cây gãy đổ. Hoặc vết thương trên cây cũng có thể do tác động của con người như khoan, đục, bơm các loại hóa chất, vi sinh phá hủy thân cây hoặc khoét chủ động để tạo vết thương, thúc đẩy quá trình hình thành của trầm.

Tại khu vực có vết thương, cây Dó sẽ tiết ra một chất mủ, cộng thêm các yếu tố thuận lợi như khí hậu, thổ nhưỡng, lâu ngày tạo nên một lớp dầu trầm bao bọc. Theo thời gian chúng tạo nên những giá trí đặc biệt, làm thay đổi tính chất gỗ, khiến gỗ có màu sắc và mùi thơm, gọi là trầm hương.

Trầm khi ngửi sống thì khó nhận ra mùi hương nhưng khi đốt lên, mùi hương từ tinh dầu đặc biệt ấn tượng, mùi dịu nhẹ, thoang thoảng mà đậm sâu, gây ấn tượng mạnh mẽ đến tinh thần và tâm trí. Mùi thơm này sang trọng, trang nhã, nhẹ nhàng, khó có mùi hương nào sánh bằng. Đặc biệt, khi đốt cháy, hương bốc lên hình vòng rồi tan biến nhanh trong không khí.

Cây Dó hay cây Gió là loài đại mộc, vỏ màu xám, có nhiều sợi có thể làm giấy, gỗ mềm màu trắng. Không phải bất kỳ thân cây Gió nào cũng có Trầm hương. Trầm chỉ được hình thành ở một số cây có bệnh, nằm ở phần lõi của thân cây. Khi quan sát bằng kính lúp sẽ thấy các tế bào gỗ thoái hóa, mất mộc tố, chứa một chất nhựa thơm, lõi chứa trầm có màu sậm, hình thể không đều, có rãnh dọc.

Cần phân biệt Trầm hương với Kỳ Nam, gỗ trầm hương nhẹ, vị cay, hơi đắng, khi đốt lên bốc khói hình vòng, tan biến nhanh trong không khí. Gỗ Kỳ Nam nặng, nhuyễn, có vị chua, đắng ngọt, thơm hơn. Khi cháy ngọn khói có màu xanh, lên thẳng và cao, lơ lửng rất lâu trong không khí rồi mới biến mất.

Có bao nhiêu loại trầm hương? Phân loại trầm hương

Dựa vào chất lượng dầu trầm mà trầm được phân chia thành nhiều cấp bậc khác nhau. Lớp trong cùng, nơi chứa nhiều dầu nhất có thể đạt đến phẩm chất Trầm, lớp kế tiếp, ít tinh dầu hơn thì gọi là Tốc Trầm và lớp ngoài cùng, ít dầu nhất thì được gọi là Giác Trầm. Ngoài ra, trầm hương cũng được phân thành 7 cấp độ từ 1 đến 7. Dựa vào lượng dầu được tích tụ mà người ta tạo ra trầm chìm hay trầm nổi.

Hiện nay, cách phân loại phổ biến nhất là dựa vào nguồn gốc – xuất xứ và phẩm chất của trầm. Dựa trên phẩm chất, trầm được chia làm 3 loại chính là Kỳ Nam, Trầm và Trầm Tốc.

1. Kỳ Nam

Kỳ Nam là loại đặc biệt quý hiếm, giá của Kỳ Nam thường mắc hương Trầm Hương gấp 10 đến 20 lần. Kỳ Nam chứa lượng tinh dầu nhiều hơn rất nhiều so với Trầm Hương, mùi thơm tỏa ra thường ngào ngạt, ngay cả khi được bọc vào vải thì vẫn tỏa ra mùi thơm dễ chịu.

Kỳ Nam được mệnh danh là ông vua của các loại trầm, vô cùng quý hiếm
Kỳ Nam được mệnh danh là ông vua của các loại trầm, vô cùng quý hiếm

Trầm hương và Kỳ Nam đều được hình thành trên cây Dó Bầu, khi nhiều dầu thì chìm dưới nước, khi ít dầu thì không chìm. Kỳ Nam khi đốt lên sẽ có ngọn khói màu xanh,  có 4 loại Kỳ Nam là Bạch Kỳ, Thanh Kỳ, Huỳnh Kỳ và Hắc Kỳ. Trong đó:

  • Bạch Kỳ Nam: Có lượng tinh dầu lớn nhất, mùi thơm thanh khiết dễ chịu, thời gian tích trầm lên đến 3000 năm. Bạch Kỳ có màu trắng ngà hoặc xám nhạt, dễ bị nhầm lẫn với những khối nhựa dầu màu trắng hay các khối đa trắng hóa thạch.
  • Thanh Kỳ Nam: Là loại có ánh tím xanh lam đặc biệt, thời gian để Thanh Kỳ lên trầm không dưới 2500 năm, là loại mà vua chúa ngày xưa rất yêu thích. Bạch Kỳ Nam là loại dành riêng cho Hoàng đế còn Thanh Kỳ Nam được dành cho các thành viên trong hoàng tộc.
  • Hoàng Kỳ Nam: Có màu đậm pha nâu giống màu hổ phách, thời gian tích trầm ít nhất là 1500 năm trở lên. Hoàng Kỳ Nam có vị ngọt, mùi hương nhẹ dịu, khi nếm bằng miệng sẽ có cảm giác mát lạnh.
  • Hắc Kỳ Nam: là loại có màu đen tựa như hắc ín, chúng nặng, cứng và chắc, thời gian tích trầm là từ 1000 năm trở lên.

2. Trầm – Xếp hạng thứ 2 về phẩm chất

Trầm là loại được xếp sau Kỳ Nam, Kỳ Nam rất quý hiếm, có giá trị từ vài tỷ lên đến vài trăm tỷ. Vì vậy, so với Kỳ Nam, Trầm vẫn phổ biến và được yêu thích hơn hết. Trầm là loại có trọng lượng nặng, khi có nhiều tinh dầu thì sẽ chìm trong nước.

Trầm được xếp thứ 2 về phẩm chất trong các loại trầm hương
Trầm được xếp thứ 2 về phẩm chất trong các loại trầm hương

Trầm khi nếm có vị cay, hơi đắng, mùi thơm nhẹ nhàng, gỗ Trầm nhẹ hơn so với gỗ Kỳ Nam. Gỗ Kỳ Nam nặng, nhuyễn, có đủ vị chua, cay, đắng, ngọt, khi đốt lên khói lên thẳng và cao, lơ lửng rất lâu trong không khí. Trong khi đó, khi đốt cháy trầm thì khói bốc lên hình vòng, tan biến nhanh trong không khí.

Theo các tài liệu xưa, trầm hương được chia thành 5 loại là: Hoàng lạp trầm, hoàng trầm, giác trầm, kê cốt hương và tiến hương. Trong đó, Hoàng lạp trầm là loại có phẩm chất tốt nhất. Ngoài ra, theo phẩm cấp, Trầm hiện được chia thành 6 loại như sau:

  • Loại 1: Sắc sáp trắng, giá trị cao nhất trong các loại trầm
  • Loại 2: Sắc xanh đầu vịt, có giá trị xếp thứ 2
  • Loại 3: Sắc sáp xanh, có giá trị xếp thứ 3
  • Loại 4: Sắc sáp vàng, có giá trị xếp thứ 4
  • Loại 5: Sắc vằn lông hổ, giá trị xếp thứ 5
  • Loại 6: Sắc vàng đốm dầu, giá trị xếp thứ 6.

Bên cạnh đó, dựa theo phẩm cấp, trầm hương tự nhiên cũng được chia thành 3 loại là: Trầm rễ, Trầm kiến và Trầm mắt tử. Trong đó:

  • Trầm rễ: Là loại chứa nhiều tinh dầu nhất, được lấy từ phần rễ của cây Dó Bầu, rất khó tìm, độ quý hiếm cao, giá trị chỉ đứng sau Kỳ Nam.
  • Trầm Kiến: Được hình thành bởi loài kiến đục thân làm tổ trong cây, lượng tinh dầu ở mức tương đối, mùi thơm rõ ràng, loại này chỉ lấp lửng dưới nước chứ không chìm hoàn toàn.
  • Trầm Mắt Tử: Còn gọi là trầm ốc, trầm mắt xoắn, hình thành ở vết thương trên cây Dó do có sự tấn công của yếu tố tự nhiên bên ngoài. Loại này chứa tinh dầu nhiều, khá hiếm nên giá thành cũng rất cao.

3. Trầm tốc

Trầm hương tự nhiên được chia làm 3 loại chính là trầm tốc, trầm hương và kỳ nam. Trong đó, trầm tốc có giá thành tương đối phải chăng vì lượng tinh dầu ít.

Trầm tốc được xếp thứ 3 trong các loại trầm, có giá bán tương đối phải chăng
Trầm tốc được xếp thứ 3 trong các loại trầm, có giá bán tương đối phải chăng

Trầm tốc cũng được chia làm 3 loại chính là:

  • Trầm banh – Tốc banh: Là loại trầm tốc tốt nhất do có chứa nhiều tinh dầu, vân tốc nhìn khá rõ và nhiều. Trầm banh thường nặng hơn các loại tốc còn lại, có mùi hương trầm đặc trưng, khi sờ vào hạt trầm mịn, nhẵn. Trầm banh càng nhiều tuổi thì mùi hương càng đậm, độ lưu hương cũng lâu hơn so với các loại còn lại.
  • Trầm hương tốc kiến: Là loại nặng nhất trong các loại trầm tốc, được hình thành từ vết thương do sâu đục, kết hợp với dịch của loài kiến tạo thành. Tốc kiến có 4 loại là tốc đĩa, tốc dây, tốc hương và tốc pi. Trầm tốc kiến có mùi thơm dịu nhẹ, không quá đặc trưng, trong 4 loại tốc kiến thì tốc hương có mùi thơm nhất mặc dù lượng dầu không nhiều.
  • Trầm tốc bông: Trầm tốc bông có màu vàng nhạt, trên gỗ có các đường sọc giống như những bông hoa. Lượng tinh dầu phân bố theo mảng, thường được sử dụng để chế tạo trang sức và phụ kiện vì tinh dầu thấp. Tốc bông có khối lượng nhẹ nhất vì tuổi trầm không cao, chưa đạt đến mức đủ trầm.

Ngoài ra, ngày nay, còn có thêm một loại trầm hương nữa đó là gỗ trầm hương nhân tạo. Trầm nhân tạo được tạo ra trên thân các cây Dó Bầu từ 10 – 15 tuổi, có 2 loại phổ biến nhất là Trầm Sánh và Trầm ép dầu.

Những công dụng tuyệt vời của trầm hương

Trầm có mùi thơm đặc biệt, dễ chịu, ít có loại cây nào có được, mùi trầm tự nhiên nhẹ nhàng, thanh thoát, đánh sâu vào tâm trí, có thể giả hình dáng nhưng khó mà giả được hương thơm của trầm. Trầm hương được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời như sau:

Tác dụng của trầm với sức khỏe

Không phải ngẫu nhiên mà trầm hương lại yêu thích và ưa chuộng rộng rãi như hiện nay. Từ xa xưa, trầm hương đã được vua chúa, tầng lớp quan lại quý tộc yêu thích. Ngày nay, sự yêu thích đối với trầm vẫn không hề thuyên giảm. Trầm mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Trầm hương mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe
Trầm hương mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Trầm trong Đông Y có vị cay, ấm, tính ôn, tác dụng giáng khí, côn trùng, giảm đau, tráng nguyên dương, trấn tĩnh, hạ sốt, cấm khẩu, khó thở. Thường được dùng trong các bài thuốc chữa đau bụng, đau ngực, hen suyễn, bí tiểu, nôn mửa… Các nghiên cứu hiện đại cũng nhận thấy rằng, chiết xuất trầm hương có thể bảo vệ tế bào thần kinh khỏi một số loại độc tố, giúp hạ đường huyết, giảm đau, chống viêm, điều hòa hoạt động của nhu động ruột.

Một số tác dụng chữa bệnh của trầm hương có thể kể đến như:

  • Trừ đau bụng: Trầm hương 2 chỉ, sắc cùng hạt cau, đậu khấu, can khương, vỏ cây mộc lan, sa nhơn với 2 chén rưỡi nước, thấy còn 9 phân thì tắt bếp, chia làm 2 lần uống trong ngày.
  • Giải nhiệt, trừ sốt rét: Ở Campuchia, người ta thường dùng trầm, kỳ nam, ngà voi mài với nước lạnh, uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần dùng từ 3 phân tới 1 chỉ.

Tác dụng của trầm đến tinh thần

Trầm hương không chỉ có tác dụng tốt với sức khỏe mà còn giúp cải thiện tinh thần rất tốt. Sử dụng trầm hương đúng cách có thể giúp:

  • Cải thiện trí nhớ: Hương trầm giúp tinh thần trấn tĩnh, bảo vệ tế bào thần kinh trước một số loại độc tố. Các nghiên cứu còn nhận thấy rằng, sử dụng một lượng vừa phải giúp tăng cường trí nhớ ở chuột.
  • Giảm căng thẳng, lo âu, trầm cảm: Trầm hơn có tác dụng tốt trong việc an thần, thư giãn tâm trí, từ đó giúp giảm các dấu hiệu lo âu, căng thẳng, trầm cảm.
Thác khói trầm hương vừa có tính thẩm mỹ cao vừa giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng mệt mỏi
Thác khói trầm hương vừa có tính thẩm mỹ cao vừa giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng mệt mỏi

Trầm có mùi thơm đặc trưng mà dịu nhẹ, hương thơm lâu, không gắt, có tác dụng an thần, thư giãn thần kinh. Được ứng dụng để chế tạo nhang trầm, nụ trầm ít khói giúp thư giãn, cải thiện chất lượng giấc ngủ và ngủ ngon giấc hơn.

Tác dụng của trầm trong đời sống tâm linh

Trầm thường được sử dụng để chế tạo nhang trầm, nụ trầm, phục vụ cho việc dâng hương và đời sống tâm linh. Nhang trầm được người Phật tử dâng lên Tam Bảo nhằm thể hiện lòng tôn kính hết mực. Mùi hương trầm, đặc biệt là hương kỳ nam được suy tôn như mùi hương của Niết Bàn, khiến người ta quên đi những muộn phiền, lo lắng trong cuộc sống hàng ngày.

Phật giáo Tây Tạng thường sử dụng trầm hương để tăng cường sự tập trung, thanh lọc tinh thần, gia tăng sự yên tĩnh trong tâm trí, làm các giác quan trở nên nhạy bén hơn. Từ đó, giúp khai mở hiểu biết, luân xa.

Nhang trầm thường được dâng lên bàn thờ Phật, gia tiên để giúp bày tỏ lòng thành kính đối với gia tiên và chư Phật. Khói và hương trầm giúp tinh thần chúng ta dịu mát, lắng đọng, mọi muộn phiền, lo lắng sẽ qua đi như làn khói hương trầm.

Trầm hương cũng thường được sử dụng để gia tăng sự tập trung khi thiền định và yoga. Trầm hương được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực này, được đánh giá cao về hiệu quả trong việc thư giãn tinh thần, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi và cần bằng cảm xúc.

Tác dụng của trầm hương trong phong thủy

Trong phong thủy, trầm hương có tác dụng chiêu tài, nạp năng lượng, làm sạch tà khí. Thường được dùng để tẩy uế nhà ở, tạo nguồn năng lượng tích cực khi nhập trạch nhà mới, làm sạch nơi thờ cúng, từ đường, miếu mạo.

Trầm hương vừa tốt cho sức khỏe vừa linh thiên huyền bí, sử dụng trầm trong phong thủy có thể giúp tạo trừ tà, tạo sự may mắn, hưng phấn, được xem là lễ vật cao quý, giúp kết nối giữa thế giới thực tại với thế giới tâm linh.

Trầm được cho là có thể gia tăng vượng khí, mang đến may mắn, xua đuổi tà khí, khí xấu. Người ta thường dùng trầm hương để tẩy uế khí trong nhà, dùng trầm hương làm vòng tay hoặc cho vào túi như lá bùa hộ mệnh mang đến bình an. Vào những ngày tết gia đình, nhiều gia đình còn dùng hương trầm xông nhà để chiêu tài, nạp năng lượng và gia tăng vượng khí.

Trầm hương vô cùng được ưa chuộng trên thế giới, được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó, phổ biến nhất là nhang trầm, nụ trầm, vòng trầm và tinh dầu trầm hương. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về trầm hương và có cách sử dụng trầm phù hợp nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Kim Cang Toát Đỏa là vị Bồ Tát có đại nguyện vô cùng độc đáo

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát là một trong những vị Bồ Tát được tôn sùng trong Phật giáo Đại Thừa, nhất là trường phái Mật Chú và Kim Cương...

Tứ Đại Thiên Vương là bốn vị hộ trì Phật Pháp, bảo vệ chúng sinh, cai quản Tứ Đại Bộ Châu

Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo là ai?

Có rất nhiều ngôi chùa có điện thờ Thiên Vương, trong điện thờ gồm có 4 vị vũ tướng, dáng vẻ uy vũ, hùng tráng. Bốn vị này còn gọi...

Cách sống này giúp chúng ta dần hiểu được giá trị chân chính của cuộc sống

Tỉnh thức là gì? Sống tỉnh thức có lợi ích gì?

Tỉnh thức là dùng sự tỉnh táo để tập trung vào một đối tượng duy nhất, còn được gọi là sự thức tỉnh tâm lý. Tỉnh thức chánh niệm là...

Nụ trầm hương có nhiều hình dáng khác nhau, kích thước thường to bằng ngón trỏ người lớn

Nụ trầm hương là gì? Sử dụng thế nào? Giá bao nhiêu?

Nụ trầm hương thường được tạo nên từ trầm vụn hoặc giác trầm, tốc trầm nguyên chất. Nụ trầm được ứng dụng nhiều trong cuộc sống, đặc biệt thường được...

Trấn tĩnh, thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, stress là những tác dụng tuyệt vời của nhang trầm

Nhang trầm hương là gì? Đốt nhang trầm có tác dụng gì?

Nhang trầm hương từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong đời sống con người, trở thành một phong tục, một nét đẹp trong mọi văn hóa tín ngưỡng...

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời vào khoảng thế kỷ 13

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là một trong những tôn phái Phật giáo riêng biệt của Việt Nam, được thành lập bởi vua Trần Nhân Tông vào thế kỷ...

Ẩn