Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc – An Giang

Đồ Thờ Lộc Phát – Cửa hàng đồ thờ cúng cao cấp uy tín tại TPHCM

Shop Mèo Thần Tài Lộc Phát: Địa chỉ bán mèo thần tài đẹp giá tốt

Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác – Thiền viện lớn nhất Tiền Giang

Chùa Ngọc Hoàng – Lịch sử, kiến trúc và hoạt động thờ cúng

Chùa Hoằng Pháp: Lịch sử, kiến trúc và các hoạt động

Chùa Ngọc Hoàng – Lịch sử, kiến trúc và hoạt động thờ cúng

Chùa Ngọc Hoàng (Chùa Phước Hải) là một ngôi chùa rất nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh. Toạ lạc tại số 73 đường Mai Thị Lựu, quận 1. Chùa Ngọc Hoàng được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 20 theo kiến trúc của Trung Hoa.

Cũng như những ngôi chùa khác, Chùa Ngọc Hoàng được nhiều tín đồ Phật giáo và người dân tới để lễ Phật, cầu an và làm việc công đức. Bên cạnh đó Chùa Ngọc Hoàng còn thu hút lượng lớn du khách tới lễ Phật và thăm quan bởi sở hữu lối kiến trúc độc đáo. Đặt biệt chùa Ngọc Hoàng được nhiều người nhắc tới và lưu truyền về sự linh thiêng trong cầu tự và cầu duyên. Câu chuyện “Chùa Ngọc Hoàng – bí ẩn sự linh thiêng giữa thành phố Sài Gòn” cụ thể như thế nào thì chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

 

Lược sử Chùa Ngọc Hoàng

Chùa Ngọc Hoàng do một người tên Lưu Minh, có pháp danh là Đạo Nguyên, người Quảng Đông- Trung Quốc khởi xướng xây dựng. Chùa Ngọc Hoàng được xây dựng vào khoảng đầu thế kỉ 20 theo kiểu kiến trúc Trung Hoa. Ban đầu Chùa Ngọc Hoàng là một ngôi điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế và được đặt tên là Ngọc Hoàng điện.

Khi mới thành lập Chùa Ngọc Hoàng là ngôi chùa theo đạo Minh Sư (là một đạo phát triển mạnh ở Trung Quốc thời bấy giờ). Đạo này thuộc một tổ chức của người Trung Quốc “bài Mãn phục Minh”. Bị triều đình Mãn Thanh đàn áp và bị truy bức gắt gao nên một số tín đồ Minh Sư phải trốn ra nước ngoài. Vào khoảng thời vua Tự Đức thì đạo Minh Sư được truyền vào Việt Nam. Theo học giả Vương Hồng Sển: Lưu Minh là người ăn chay ròng, giữ đạo Minh Sư, lập chí quyết lật đổ nhà Mãn Thanh nên xuất tiền xây dựng chùa vừa để thờ phượng vừa để làm nơi hội kín.

Đạo Minh Sư đề cao thuyết Di Lặc cứu thế. Giáo lý của đạo Minh Sư bắt nguồn từ tông phái Phật đường. Một tông giáo thờ Phật tại gia xuất hiện thời nhà Đường. Tông phái Phật đường được tách ra từ một chi phái của Thiền Tông và dung nạp thêm Đạo Giáo và Nho Giáo.

Tới năm 1982 chùa Ngọc Hoàng được giao cho hòa thượng Thích Vĩnh Khương người Việt Nam tiếp quản. Kể từ đó chùa Ngọc Hoàng thuộc sự quản lý của giáo hội Phật Giáo Việt Nam.

Năm 1984 chùa Ngọc Hoàng được đổi tên thành Phước Hải tự. Xong người dân vẫn quen gọi là chùa Ngọc Hoàng bởi khu chánh điện là nơi thờ Ngọc Hoàng theo tín ngưỡng người Hoa.

Chùa Ngọc Hoàng – bí ẩn sự linh thiêng giữa thành phố Sài Gòn

Lối kiến trúc độc đáo chùa Ngọc Hoàng

Chùa Ngọc Hoàng nằm giữa một không gian rộng rãi với diện tích khoảng 2.300 m2 tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Quanh chùa có nhiều chim muông , cây cối mát mắt cùng với các cảnh quan nhân tạo như hồ nuôi rùa, nuôi cá. Cảnh quan thiên nhiên kết hợp với sự trang nghiêm, linh thiêng nơi cửa Phật tạo cảm giác an lành, tĩnh lặng cho những người tới với nơi đây.

Chùa Ngọc Hoàng là một ngôi chùa cổ làm theo kiểu đền chùa Trung Hoa với mô típ trang trí rực rỡ. Theo dòng lịch sử, chùa Ngọc Hoàng khoác lên mình vẻ đẹp trầm mặc nhuốm màu thời gian.

Chùa Ngọc Hoàng được xây bằng gạch, mái lợp ngói âm dương. Bờ nóc và các góc mái chùa được trang trí bằng nhiều tượng gốm màu. Các linh vật trang trí được chạm khắc tỉ mỉ, tinh xảo và rất sống động, chân thực. Hiện tại ở chùa Ngọc Hoàng còn đang lưu giữ nhiều tác phẩm nghệ thuật cổ đặc sắc như: Tranh thờ, tượng thờ, bao lam, hương án, hoành phi, câu đối… Các tác phẩm này được làm từ các chất liệu: Gỗ, gốm, giấy bồi.

Chùa Ngọc Hoàng có lịch sử hơn trăn năm và đã trải qua bốn lần trùng tu nhưng vẫn giữ được kiến trúc cổ xưa. Và vì vốn là chùa của người Hoa nên kiến trúc chùa Ngọc Hoàng vẫn mang đậm nét Trung Hoa. Chùa Ngọc Hoàng được công nhận là công trình kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1994.

 

Phối cảnh thờ tự của chùa Ngọc Hoàng

Nhìn từ ngoài vào, trước tiên là cổng tam quan, trên nóc cổng gắn tượng hai con rồng uốn lượn hình sóng nước, theo mô típ lưỡng long tranh châu. Tiếp đó là khuôn viên chùa nối liền cổng tam quan vào bái đường. Trong khuôn viên có ngôi miếu nhỏ thờ thần Hộ Pháp, trên nóc miếu có trang trí hình lân ngậm ngọc. Ở giữa sân chùa rộng là một bể cá đủ loại, bên phải là bể rùa. Bể nào cũng đầy ắp cá, rùa do những người đến khấn nguyện thả vào.

Toàn bộ kiến trúc thờ tự của chùa Ngọc Hoàng được chia làm ba gian. Mỗi gian đều mang một lối kiến trúc độc đáo mang đậm nét cổ xưa.

  • Gian giữa: Đây là gian lớn nhất gồm tiền điện, trung điện và chánh điện. Tiền điện, bên trái thờ thần Thổ Địa, bên phải thờ thần Môn Quan. Trung điện thờ Phật Dược Sư, hai bên là tượng Thanh Long Đại Tướng và Phục Hổ Đại Tướng. Chánh điện thờ tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế có thiên binh thiên tướng đứng hầu. Bên trái thờ Huyền Thiên Bắc Đế, bên phải là cung Thủy Nguyệt thờ Phật Chuẩn Đề.
  • Gian bên trái : Gian này gồm ba điện thờ. Điện thứ nhất thờ nhị vị Song Án, Mã tướng quân, Thành Hoàng Lỗ Ban và Thái Tuế. Điện thứ hai thờ Thiệp Điện Diêm Vương với 10 bức chạm gỗ tái hiện 10 cửa địa ngục, đặt mỗi bên 5 bức. Điện thứ ba thờ Ông Tơ Bà Nguyệt, Kim Hoa Thánh Mẫu, 12 bà mụ, 13 đức thầy.
  • Gian bên phải: Gian này gồm nhà nghỉ và điện thờ Phật Bà cùng bài vị những người quá vãn. Trong điện thờ Phật bà có cầu thang gỗ dẫn lên điện Quan Âm.

Chùa Ngọc Hoàng có một ngôi miếu thờ Ông Đá ở phía sau chùa. Tương truyền trước khi chùa Ngọc Hoàng được xây dựng ở đó có một ngôi miếu thờ đá của người Khmer. Sau khi chùa Ngọc Hoàng được xây dựng thì ngôi miếu này được cải tạo thành miếu thờ Ông Đá như ngày nay. Hiện tại trong miếu thờ viên đá hình chữ nhật dựng đứng được lấy từ núi Thái Sơn ở Trung Quốc sang. Phía trước viên đá thờ có lưu hương, bên phải có đá Thanh Long, bên trái có đá Bạch Hổ. Tục thờ Ông Đá xuất phát từ truyền thuyết phong thần. Nhưng cũng phù hợp với tín ngưỡng dân gian của cư dân bản địa Viêt, Khmer.

Ngoài ra tại chùa Ngọc Hoàng còn thờ rất nhiều các vị Phật, Bồ Tát và các vị Thần theo tín ngưỡng dân gian của người Hoa như: Phật Thích Ca, Đại Thế Chí Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thần Thiên Lôi, Thần Hà Bá, Lã Tổ… Tổng cộng có khoảng 300 tượng thờ. Các pho tượng đều được làm bằng gỗ và được điêu khắc tinh xảo.

Chùa Ngọc Hoàng – bí ẩn sự linh thiêng giữa thành phố Sài Gòn
Điện thờ Ngọc Hoàng Đại Đế
Điện thờ trong chùa Ngọc Hoàng
Điện thờ Phật Dược Sư
Điện thờ Thần Tài

Chùa Ngọc Hoàng – bí ẩn sự linh thiêng giữa thành phố Sài Gòn

Bên cạnh lỗi kiến trúc độc đáo và sự cổ kính, Chùa Ngọc Hoàng còn được nhiều người biết đến là một trong những ngôi chùa rất linh thiêng trong việc cầu tình duyên, cầu tự.

Cầu tự tại chùa Ngọc Hoàng

Trong chùa Ngọc Hoàng có một điện thờ Kim Hoa Thánh Mẫu cùng 12 bà mụ và 13 đức thầy. Đây là nơi mọi ngươi tới  phúng lễ và cầu tự.  Theo tín ngưỡng dân gian, Kim Hoa Thánh Mẫu là vị thần cai quản việc sinh nở. 12 bà mụ, thì mỗi vị sẽ lo một việc như nặn đầu, nặn tay, nặn chân… Các bộ phận để tạo nên một con người hoàn chỉnh. Còn 13 đức thầy là những người lo việc dạy nghề nghiệp cho trẻ khi lớn lên và dạy dỗ cho trẻ lên người. Ở khu vực điện thờ này luôn đông đúc và người ra vào không dứt.

Chùa Ngọc Hoàng được nhiều người cho rằng nổi tiếng linh thiêng trong chuyện cầu tự. Những cặp vợ chồng hiếm muộn thường thành tâm cầu con ở đền thờ Kim Hoa Thánh Mẫu và 12 bà mụ. Họ tới cầu tự thường thả một cặp rùa ghi tên tuổi của mình xuống hồ nuôi rùa. Nghe nhiều người truyền tai nhau là nếu thả cặp rùa đang mang thai thì sẽ càng linh nghiệm.

Người đến chùa Ngọc Hoàng cầu con sẽ được đeo vào cổ tay một sợi chỉ màu đỏ rồi xin khấn. Nếu cầu con trai thì khi khấn nguyện xong treo vòng chỉ vào các bức tượng bên phải. Ngược lại nếu cầu con gái thì treo vòng chỉ vào các bức tượng bên trái. Sau đó xoa vào bụng bà mụ 3 cái rồi xoa vào bụng mình 3 cái. Tiếp đến là xoa vào bụng tượng trẻ con dưới chân bà mụ 3 cái, rồi lại xoa vào bụng mình 3 cái nữa. Sau đó sẽ có người giúp những người cầu tự châm đèn và đọc tên tuổi người cầu tự. Thế là xong nghi thức của việc cầu tự.

Không biết việc cầu tự có linh nghiệm hay không. Nhưng có rất nhiều câu chuyện về người hiếm muộn tới nơi đây cầu con và đã được toại nguyện. Và sau đó đã quay trở lại sắm lễ, nhang đèn, hoa tươi đến cúng tạ lễ Mẹ. Khi con đầy tháng thì mang xôi chè đến cúng lần nữa. Chỉ đơn giản vậy thôi chứ không cúng bái, tạ lễ gì phức tạp cả.

Rồi cả những người có người thân đang mang thai cũng đến đây để cầu “mẹ tròn con vuông”. Mong muốn đứa bé chào đời được may mắn, bình an, hạnh phúc.

Điện thờ Kim Hoa Thánh Mẫu

Cầu tình duyên tại chùa Ngọc Hoàng

Tiếng đồn về sự linh thiêng trong việc cầu tình duyên tại nơi đây cũng không hề kém gì so với việc cầu con. Chùa Ngọc Hoàng có một gian thờ tượng Ông Tơ Bà Nguyệt, đây là nơi mọi người hay tới để khấn cầu tình duyên. Trước ngày lễ tình nhân thường có rất đông bạn trẻ tới đây để cầu duyên. Với ước mong có được ý trung nhân, không còn đơn côi lẻ bóng.

Mọi người truyền tai nhau rằng chỉ cần thành tâm thắp hương, khấn tên mình, sau đó đến tên “người trong mộng” và sờ vào tượng Ông Tơ Bà Nguyệt thì sẽ cầu được tình duyên mau tới.

Ngoài cầu tự, cầu tình duyên thì trong chùa Ngọc Hoàng còn có điện thờ Phật Dược Sư, điện thờ Thần Tài. Điện thờ Phật Dược Sư để cầu sức khỏe. Điện Thần Tài để cầu may mắn, tài lộc, công danh.

Chùa Ngọc Hoàng – bí ẩn sự linh thiêng giữa thành phố Sài Gòn
Điện thờ Ông Tơ Bà Nguyệt

Bạn quan tâm:

REVIEW CÙNG CHUYÊN MỤC

Chùa Hoằng Pháp: Lịch sử, kiến trúc và các hoạt động

Chùa Hoằng Pháp là một trong những ngôi chùa uy linh, nổi tiếng bậc nhất ở nước ta. Chùa có địa chỉ tại Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, Thành...

Tổng diện tích của Thiền viện lên đến 50 hecta

Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác – Thiền viện lớn nhất Tiền Giang

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác tọa lạc tại huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang được mệnh danh là một trong những thiền viện lớn nhất tại Việt Nam, có...

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc An Giang là địa điểm tâm linh nổi tiếng của khu vực Tây Nam Bộ

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc – An Giang

Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc - An Giang là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng về sự linh thiêng, một sự tồn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Ẩn