30+ Mẫu Tượng Phật Di Lặc Bằng Bột Đá Đẹp Hoan Hỉ

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo là ai?

Tỉnh thức là gì? Sống tỉnh thức có lợi ích gì?

Bát Chánh Đạo: 8 con đường chân chính chấm dứt khổ đau

Kinh Pháp Cú là gì? Ý nghĩa và lợi ích trì tụng Kinh Pháp Cú

Hư Không Tạng Bồ Tát là ai? Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Hư Không Tạng Bồ Tát là vị Bồ Tát của cõi quốc độ tên là Đại Trang Nghiêm, nằm ở Phương Đông, do Phật Nhứt Bửu Trang Nghiêm Như Lai giáo hóa. Ngài là vị Bồ Tát trang nghiêm, công đức to lớn bao trùm hư không, trí tuệ vô biên, tâm tĩnh như núi, lòng nhẫn nại như kim cương. Người thờ Hư Không Tạng Bồ Tát sẽ được phước báu vô lượng, được tăng trưởng phúc đức, trí tuệ, không gặp nhiều vận hạn, được phù hộ độ trì.

Hư Không Tạng Bồ Tát là ai?

Hư Không Tạng Bồ Tát còn được gọi với những cái tên khác như Phật Hư Không Tạng Bồ Tát, Hư Không Quang, Hư Không Dựng, trong tiếng Phạn, tên của Ngài là Akasagarbha. Ngài được biết đến qua lời kể của Đức Phật Thích Ca theo Kinh Đại Bảo Tích. Theo kinh này, Ngài là bậc Nhất Sanh Bổ xứ Bồ Tát cõi cõi quốc độ Đại Trang Nghiêm, có quốc chủ là Phật Nhứt Bửu Trang Nghiêm Như Lai.

Hư Không Tạng Bồ Tát là một trong tám vị đại bồ tát trong Phật Giáo
Hư Không Tạng Bồ Tát là một trong tám vị đại bồ tát trong Phật Giáo

Ngài Hư Không Quang dùng Đại trang nghiêm để tự trang nghiêm, dùng các tướng tốt để trang nghiêm thân mình, luôn hết lòng vì chúng sinh, dạy chúng sinh những pháp lành trang nghiêm, là đại diện cho lòng từ bi bác ái. Bồ Tát Hư Không Tạng là tượng trưng của trí tuệ sáng suốt và phúc đức, được rất nhiều gia đình tôn thờ và kính trọng.

Theo một số tài liệu, tôn tượng Ngài được thờ rộng rãi trong Phật Giáo ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, là một trong tám vị đại Bồ Tát. Đôi khi, người ta xem Ngài là anh trai song sinh của Địa Tạng Vương Bồ Tát, được đề cập trong Kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát bổn nguyện, tên của Ngài được dịch là kho tàng không gian vô biên, tức là vị Bồ Tát sáng suốt, có trí tuệ vô biên.

Có rất nhiều tài liệu nhắc đến Hư Không Tạng Bồ Tát như Mạn Đà La Thai Tạng giới, Mạn Đà La Kim Cương giới, Quán Hư Không Tạng Bồ Tát kinh… Một số tài liệu lý giải ý nghĩa tên gọi Ngài như sau, Hư Không Tạng tức là phúc tạng, trí tạng và vô lượng, chữ “Tạng” trong tên Ngài có 3 hàm nghĩa:

  • Năng tạng danh tạng: Tức là vị Bồ Tát hội tụ công đức vô lượng, không bờ không bến của thế gian và xuất thế gian
  • Sở tạng danh tạng: Là thị hiện sở tạng của chúng sinh, tập trung công đức vô lượng của chư Phật, tuy nhiên, do chúng sinh phúc mỏng nên không thể cảm nhận được
  • Năng sinh danh tạng: Ngài vì lòng từ bi vô lượng, xót thương chúng sinh mà khai pháp giới tạng, sinh ra 7 bảo vật vô lượng kim cương và ban chúng cho chúng sinh.

Truyền thuyết về Hư Không Tạng Bồ Tát

Bồ Tát Hư Không Tạng có khi là thị giả bên phải của Thích Ca trong Viện Thích Ca, có mật hiệu là Vô Tận Kim Cương trong Mạn Đà La Thai tạng giới. Có khi là chủ tôn của Viện Hư Không Tạng trong Mạn Đà La Thai Tạng giới, với mật hiệu là Như Ý Kim Cương. Trong Mạn Đà La Kim Cương giới, Ngài được giới thiệu là một trong 16 vị Bản tôn hiền kiếp, mật hiệu là Phú Quý Kim Cương, Viên Mãn Kim Cương.

Có thể thấy, có rất nhiều truyền thuyết, nhiều câu chuyện về thân phận của Ngài, mỗi thân phận, mỗi câu chuyện đều có những ý nghĩa riêng. Một số tài liệu kinh điển có viết rằng, trước khi bước vào con đường tu đạo Bồ Tát, Ngài là con của Công Đức Trang Nghiêm Chuyển Luân Thánh Vương, tuy nhiên, sau này vị thái tử này đã từ bỏ vương vị và xuất gia tu đạo.

Tên gọi của Ngài xuất phát từ việc khi Ngài thành tựu Bồ Tát, trong hư không đã tuôn ra các hương bột, lọng lụa màu, hương hoa, các loại nhạc trời tràn xuống 3000 đại thế giới, khiến chúng sinh khắp nơi đều vui vẻ, phấn khởi. Các chư thiên rất vui mừng và xướng lên vị Đại Bồ Tát này xứng đáng với tên gọi Hư Không Tạng Bồ Tát.

Ngài là vị Bồ Tát đại diện cho lòng tư bi, bác ái, hỷ xả vô lượng. Đôi mắt của Ngài giúp chúng sinh tránh xa điều ác, lấy trang nghiêm làm gương, luôn đi đúng con đường hướng thiện. Được Đức Phật hết lòng khen ngợi với trí tuệ rộng lớn, sáng suốt không bờ không bến, sự thiền định như biển, lòng nhẫn nại như kim cương và tâm tĩnh như núi không gì có thể lay chuyển, ảnh hưởng được đến Ngài.

  •  Chia sẻ kiến thức Phật Giáo và Nghệ thuật Phật Giáo Tại Đây

Ý nghĩa hình tượng của Hư Không Tạng Bồ Tát

Như đã đề cập, có rất nhiều truyền thuyết kể về Ngài, mỗi truyền thuyết lại đề cập đến một thân phận đặc biệt, mỗi thân phận đều có những ý nghĩa riêng. Sau đây là một số hình tượng của Bồ Tát được mô tả theo các tài liệu Phật Giáo:

Các hình tượng phổ biến

Bồ Tát Hư Không Tạng được thờ phụng vô cùng rộng rãi ở Phật Giáo Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tôn tượng, hình ảnh của Ngài cũng xuất hiện ở nhiều ngôi chùa ở Việt Nam. Theo các ghi chép trong các kinh điển, các hình tượng của Ngài thường được thể hiện như sau:

  • Theo Mạn Đà La Kim Cương Giới: Hư Tạng Bồ Tát còn được gọi là Bồ Tát Kim Cương Tràng, Bồ Tát Bảo Trảng, là một trong 16 vị Bản tôn hiền kiếp. Ngài được mô tả với thân màu trắng da người, tay phải cầm hoa sen, trên hoa có gắn bảo châu, tay trái nắm lại, đặt trên hông.
  • Theo Mạn Đà La Thai Tạng Giới: Bồ Tát Hư Tạng là tôn chủ của viện Hư Không Tạng. Ngài được mô tả với thân màu trắng da người, trên đầu là mũ Ngũ Phật, tay phải gập lại cầm Tam muội da hỏa, một thanh bảo kiếm có ngọn lửa bao quanh, tượng trưng cho trí tuệ sáng suốt. Tay trái của Ngài đặt bên hông, trong tay cầm một cành sen, phía trên bông sen là ngọc như ý, tượng trưng cho phúc đức của Ngài. Không chỉ vậy, Ngài còn ngồi trên một đài sen đẹp đẽ, tinh tế, uy nghi, là tượng trưng cho trí tuệ, tuệ đạo và phúc đức.
Hình tượng Bồ Tát Hư Không Tạng, tay phải cầm thanh bảo kiếm được bao quanh bởi tam muội hỏa, tay trái cầm cành hoa sen
Hình tượng Bồ Tát Hư Không Tạng, tay phải cầm thanh bảo kiếm được bao quanh bởi tam muội hỏa, tay trái cầm cành hoa sen
  • Theo Quán Hư Không Tạng Bồ Tát: Ngài là vị Bồ Tát có thân sắc màu tín ánh kim, trên đầu đội thiên quan, trên đỉnh thiên quan có gắn ngọc như ý.
  • Theo một số tài liệu khác: Ngài là thị giả bên phải của Đức Phật Thích Ca trong Mạn Đà La Thai tạng giới. Hình tướng của Ngài được mô tả ở tư thế đứng trên tòa hoa sen, mặt hơi nghiêng sang trái, thân khoác thiên y. Trong tay trái của Ngài có một nhành hoa sen, trên hoa sen có ngọc như ý màu xanh, tay này nắm lại và đặt ở trên rốn. Tay phải Ngài cầm phất trần trắng, ngón trỏ và ngón cái cong lại tạo thành giáo hóa thủ ấn, hay còn gọi là biện minh ấn, kêu gọi mọi người giải quyết các vấn đề bằng biện luận và tư duy.

Ý nghĩa hình tượng

HÌnh tượng Bồ Tát Hư Không Tạng  thường thấy là thân sắc trắng, đầu đội mũ Ngũ Phật, trong tay phải cầm Tam muội đạo, tay kia cầm một cành sen, ngồi trên đài sen lớn tinh tế, tráng lệ. Hư Không Bồ Tát là tượng trưng cho trí tuệ, sự sáng suốt và phúc đức. Ở hình tượng của Ngài, Tam muội đạo là tượng trưng cho tuệ đạo, là một thanh gươm được bao quanh bởi ngọn lửa, ánh sáng trí tuệ. Tam muội đạo có thể giúp con người ta được giải thoát khỏi các khổ luân hồi, có được trí tuệ, sự sáng suốt, minh mẫn.

Trong khi đó, bên tay trái của Bồ Tát Hư Không Tạng là một cành sen, phía trên có một miếng ngọc như ý. Trong hoa sen tượng trưng cho sự tinh khiết, không chỉ là biểu tượng của trí tuệ mà còn là tượng trưng của phúc đức, ngọc như ý là pháp bảo thể hiện sự đáp ứng cho mọi mong cầu của chúng sinh.

Ngài là vị Bồ Tát ban bình yên cho chúng sinh, có lòng từ bi vô lượng, có trí tuệ mênh mông không bờ cõi. Người thờ Bồ Tát Hư Không Tạng sẽ có được trí tuệ minh mẫn, được tăng tiến về trí tuệ, có được sự sáng suốt, khôn kéo, phước báu, phúc đức tăng trưởng vô lượng, không còn gặp nhiều vận hạn nữa.

Ý nghĩa của thần chú Hư Không Tạng

Hư Không Tạng Bồ Tát là vị Bồ Tát được thờ phụng rộng rãi trong Phật Giáo và trong dân gian. Những người theo đạo Phật hoặc không theo đạo Phật đều có thể thỉnh và thờ tượng Ngài. Việc thờ hình ảnh, tôn tượng Ngài có thể xuất phát từ sự tôn kính, ngưỡng mộ, mong được hưởng ánh sáng trí tuệ từ Ngài, cũng có thể xuất phát từ mong muốn được phù hộ độ trì, cầu xin phúc đức từ Ngài.

Để được Bồ Tát phù hộ độ trì, nhận được phúc đức từ Ngài thì người thờ không thể không biết đến thần chú của Hư Không Tạng Bồ Tát. Trong tiếng Nhật, câu thần chú thường được dùng là On bazara aratano on taraku, trong tiếng Phạn là Om Vaja ratna om trah svaha. Đối với người Việt chúng ta, câu chú quen thuộc thông dụng được dùng là “Nam Mô Hư Không Tạng Bồ Tát“.

Việc đọc câu chú này cần xuất phát từ lòng thành tâm, người đọc phải một lòng thành kinh, niệm nhiều lần. Thần chú Hư Không Tạng Bồ Tát có thể niệm thường xuyên, đặc biệt là khi bạn muốn được xin Ngài giúp đỡ hoặc khi gia đình gặp khó khăn, hoạn nạn, chỉ cần người niệm một lòng thành tâm, nhất tâm xưng niệm tên, danh hiệu, câu chú của Ngài thì Ngài sẽ nghe thấy, thị hiện và giúp đỡ. Thần chú được ví như nước và đất, thiện nghiệp chính là hạt giống, đây đều là những điều kiện cần và đủ để thành tựu nguyện vọng.

Có nên thờ Hư Không Tạng Bồ Tát hay không?

Có nên thờ Hư Không Tạng Bồ Tát không, không theo đạo Phật thì thờ vị Bồ Tát này được được không là thắc mắc chung của nhiều người. Thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay sau đây:

Có nên thờ Hư Không Tạng Bồ Tát không?

Như đã đề cập, bất kể là ai, dù theo đạo Phật hay không theo đạo chỉ cần một lòng thành tâm, tôn kính, ngưỡng mộ, muốn nhận được ánh sáng trí tuệ của Hư Không Tạng Bồ Tát đều có thể thờ tượng, tranh, ảnh của Ngài. Việc thờ Bồ Tát Hư Không Tạng hay bất kỳ một vị Phật, Bồ Tát nào cũng cần xuất phát từ sự thành tâm, từ tấm lòng tôn kính, ngưỡng một.

Tuyệt đối không thờ Bồ Tát xuất phát từ những mục đích sau đây:

  • Thờ Phật, Bồ Tát để che giấu những điều bất lương, xấu xa
  • Thờ Phật, Bồ Tát vì ngẫu hứng, thấy người khác thờ nên mình cũng thờ
  • Thờ Bồ Tát để cầu tiền tài, danh vọng, Bồ Tát, Phật là đấng giác ngộ, cầu xin tiền tài đi ngược với giáo lý nhà Phật.

Ngày vía Hư Không Tạng Bồ Tát

Thông thường, một vị Phật, Bồ Tát thường sẽ có ngày đản sinh, ngày Phật/Bồ tát thành đạo và ngày xuất gia. Tuy nhiên, không có nhiều tài liệu ghi chép rõ về vị Bồ Tát này, do đó, ngày vía của Ngài cũng không được đề cập đến. Một số tài liệu ghi chép rằng, vào ngày 13 âm lịch hàng năm, nếu tụng thần chú Hư Không Tạng thì sẽ được tăng trưởng phước báu, trí tuệ, được phù hộ độ trì.

Không có nhiều tài liệu hay bất kỳ thông tin nào về ngày vía của vị Bồ Tát này
Không có nhiều tài liệu hay bất kỳ thông tin nào về ngày vía của vị Bồ Tát này

Ngoài ra, như đã đề cập, một số tài liệu cho rằng Bồ Tát Hư Không Tạng là anh trai song sinh của Địa Tạng Vương Bồ Tát. Do đó, ngày vía của Ngài, cũng tức ngày vía Địa Tạng Vương Bồ Tát là ngày 30 tháng 7 âm lịch. Trong ngày này, chúng sinh cần làm việc thiện tích đức, thực hiện ăn chay, phóng sinh, bố thí, thường xuyên niệm “Nam Mô Hư Không Tạng Bồ Tát” để được phù hộ.

Cách thỉnh và thờ Hư Không Tạng Bồ Tát

Để thờ Bồ Tát Hư Không Tạng, trước hết, gia chủ cần chọn được hướng và vị trí đặt bàn thờ thích hợp. Có thể chọn loại bàn thờ treo tường hoặc bàn thờ lớn đều được, cách thờ cúng cũng tương tự như thờ các vị Phật, Bồ Tát khác. Kích thước bàn thờ cần phù hợp với không gian, sao cho cân đối, hài hòa, không chọn các bàn thờ quá nhỏ hoặc quá lớn.

Bàn thờ Phật, Bồ Tát nên đặt ở không gian riêng biệt, yên tĩnh, nếu ở nhà cao tầng thì nên thờ ở nơi cao nhất, mặt bàn thờ hướng ra ban công. Nếu chỉ có 1 phòng thì khi thờ nên dùng vải sạch phủ tượng lại, đến lúc lễ Phật thì tháo vải che ra. Bàn thờ phải đặt ở nơi sạch sẽ, sáng sủa, không hướng mặt vào phòng tắm, nhà vệ sinh…

Sau khi đã chuẩn bị bàn thờ, chọn được hướng đặt bàn thờ thích hợp, chúng ta có thể lập bàn thờ theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị các vật phẩm thờ cần thiết cơ bản cho bàn thờ Phật, Bồ Tát như mâm bồng, bát hương, chén thờ, đèn thờ, chân nến, chóe thờ, ống hương…
  • Bước 2: Chọn tôn tượng thờ, ảnh, tranh thờ và địa chỉ uy tín để thỉnh tượng. Tốt nhất nên chọn thỉnh ở những địa chỉ chuyên nghiệp, chuyên về tượng thờ vì các tượng thờ ở đây vừa có tính thẩm mỹ cao vừa đảo bảo chất lượng.
  • Bước 3: Bày trí các vật phẩm đã chuẩn bị lên bàn thờ, sau đó tiến hành thỉnh tượng, có thể gửi tượng lên chùa để các thầy khai quang cho tượng hoặc nhờ người am hiểu hướng dẫn cách khai quang cho đúng.
  • Bước 4: Sau khi tượng đã được khai quang, bạn chọn ngày tốt, thỉnh tượng về, an vị tượng Bồ Tát lên bàn thờ và tiến hành bày biện mâm lễ để làm lễ an vị tượng.

Cách thờ Bồ Tát Hư Không Tạng

Thờ Bồ Tát chỉ cần có lòng thành tâm, một lòng tôn kính, kính ngưỡng Ngài là được, không cần phải quá rườm rà, phức tạp. Khi thờ thì cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Đồ thờ cúng trên bàn thờ bắt buộc là đồ chay, tuyệt đối không dùng đồ mặn, không đặt giấy tiền, vàng mã, đồ mặn lên bàn thờ
  • Khi thờ Hư Không Tạng Bồ Tát, nếu có thờ các vị Phật, Bồ Tát khác thì tượng Phật đặt ở bậc cao nhất rồi mới đến các tượng Bồ Tát. Không nên thờ tối đa 3 tôn tượng trên một bàn thờ.
  • Cần thường xuyên lau chùi, thắp nhang, thay nước, thay hoa. Đồ cúng trên bàn thờ không nên để héo, úa, nên được thay mới thường xuyên, khi cúng xong thì nên chia cho người trong gia đình cùng ăn, không nên vứt bỏ.

Hư Không Tạng Bồ Tát hợp tuổi nào?

Hư Không Tạng Bồ Tát không chỉ được biết đến là một trong tám vị đại Bồ tát, Ngài được mô tả trong tư thế ngồi trên tòa sen, tay trái cầm ngọc quý hoặc cành hoa sen, tay phải cầm thanh bảo kiếm có ngọn lửa tam muội bao quanh hoặc kết ấn vô úy mà còn là Phật Bản mệnh của người tuổi Dần và Sửu.

Theo phong thủy, phật bản mệnh là vị Phật làm tôn chủ quản lý 12 con giáp, còn được gọi là Phật bình an, Phật hộ thân, Phật độ mệnh. Mỗi con giáo sẽ tương ứng với mỗi người, mỗi người sẽ có những vị Phật độ mệnh riêng. Phật bản mệnh là vị Phật che chở, bảo vệ, mang đến bình an, may mắn, sức khỏe cho người được bảo hộ. Những người tuổi Dần, Sửu thờ cúng tượng Bồ Tát Hư Không, thường xuyên tụng niệm thần chú của Ngài sẽ nhận được nhiều năng lượng tích cực.

>> Xem thêm: 8 Vị Phật Bản mệnh Gồm Những Ai ? Phật Bản Mệnh 12 Con Giáp

Người thờ Hư Không Tạng Bồ Tát sẽ nhận được trí tuệ và sự khôn ngoan, dễ dàng và thuận lợi hơn trên con đường giác ngộ. Không những vậy, thờ tôn tượng Ngài còn giúp tăng trưởng phước báu, phúc đức, trí tuệ, được giải trừ tai kiếp, vận hạn. Người thờ cũng sẽ được hưởng ánh sáng trí tuệ từ Ngài, từ đó tăng sự minh mẫn, sáng suốt, giúp hoàn thiện tính cách, khai mở tuệ giác, học được cách giữ tâm thái bình tĩnh, điều chỉnh tiết tấu cuộc sống.

Ngoài ra, người ta cũng thường thờ tôn tượng Ngài để mong cầu bình an, hạnh phúc cho bản thân và các thành viên trong gia đình. Đối với người tuổi Dần, việc thờ Ngài có thể giúp người tuổi này kìm hãm sự bốc đồng, bớt nóng nảy, cứng đầu, học được cách cư xử hòa nhã, không làm ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ với người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Đối với người tuổi Sửu, thờ Hư Không Bồ Tát sẽ giúp mang đến sự thông thái, dung hòa sự bất ổn giữa tính trung thực, thật thà và bộc trực, phát huy tối đa tính chăm chỉ, giúp cuộc sống suôn sẻ, thuận lợi hơn.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc Hư Không Tạng Bồ Tát là ai, ý nghĩa về hình tượng và cách thờ cúng. Bồ Tát Hư Không Tạng là vị Bồ Tát tượng trí cho trí tuệ, phúc đức, bất kỳ ai, tuổi nào, mệnh nào, chỉ cần có lòng thành tâm, tôn kính Ngài đều có thể thỉnh tượng Ngài về thờ tại nhà.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Vật phẩm cúng dường có thể rất phong phú và đa dạng

Cúng dường là gì? Ý nghĩa và cách cúng dường Tam Bảo

Chúng ta thường nghe nhiều cúng dường và lợi ích của việc cúng dường Tam Bảo. Thế nhưng cúng dường là gì, tại sao nên cúng dường Tam Bảo thì...

Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lô Giá Na Phật) là Phật bản mệnh của người tuổi Thân và tuổi Mùi

5 Mẫu tượng Phật Đại Nhật Như Lai đẹp bằng đá

Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lô Giá Na Phật) là pháp thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, được xem là bản tôn của Mật Tông. Tượng Đại Nhật...

đèn bình ngọc thờ phật và gia tiên đẹp

Chọn Đèn Thờ Phật Như Thế Nào Cho Đúng

Đèn Thờ Phật Đẹp là ngọn đèn sáng, ánh sáng đèn thờ đẹp thông thường nhất là các tông trầm như đỏ, vàng, tím, hồng. Ngày nay có rất nhiều...

Trong tay ngài cầm một thân cây Aruma hoặc Myrobalan là đại diện cho tất cả các cây thuốc tốt nhất

Đức Phật Dược Sư là ai? Cách nhận biết và ý nghĩa hình tượng

Đức Phật Dược Sư là Tôn chủ của thế giới Tịnh Lưu Ly ở phương Đông, Ngài có sự hiểu biết và thông suốt tất cả y dược của thế...

Tượng Sivali áo trắng cam đẹp nhất

Thánh Tăng Sivali là ai? Ý nghĩa và cách thờ cúng Ngài

Tượng Thánh Tăng Sivali là vị Thánh đệ tử có tài lộc đệ nhất ở dưới thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tượng SiVaLi là người trẻ tuổi nhất...

Phật Bà Quan Âm hay Quán Thế Âm Bồ tát là một trong những vị Bồ Tát được thờ phụng nhiều nhất trong Phật Giáo Đại Thừa

Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát Là Ai? Ý Nghĩa Hình Tượng Và Cách Thờ Cúng

Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát là một trong những vị Bồ tát được thờ phụng nhiều nhất trong Phật giáo Đại Thừa. Quan Thế Âm Bồ Tát cùng...

Ẩn