35+ Mẫu tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát đẹp bằng đá, sứ, composite

5 Mẫu tượng Phật Đại Nhật Như Lai đẹp bằng đá

30+ Mẫu Tượng Phật Di Lặc Bằng Bột Đá Đẹp Hoan Hỉ

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo là ai?

Tỉnh thức là gì? Sống tỉnh thức có lợi ích gì?

Đại Thế Chí Bồ Tát là ai? Hình tượng và ý nghĩa thờ cúng

Đại Thế Chí Bồ tát là một trong những vị Bồ tát lâu đời và quyền lực. Ngài là thị giả của Đức Phật A Di Đà, đứng bên phải của Đức Phật, tay cầm hoa sen xanh, cổ đeo ngọc anh lạc. Bồ tát Đại Thế Chí cùng Quán Thế Âm Bồ tát và Đức Phật A Di Đà thường được gọi là Tây Phương Tam Thánh của thế giới Cực Lạc ở phương Tây.

Đại Thế Chí Bồ Tát là thị giả của Đức Phật A Di Đà, sau khi Phật Biến Xuất Nhứt Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai (Quán Thế Âm Bồ tát sau khi thành Phật) nhập Niết bàn thì Đại Thế Chí Bồ tát sẽ bổ xứ làm Phật, kế tiếp ra đời mà độ hóa chúng sanh
Đại Thế Chí Bồ Tát là thị giả của Đức Phật A Di Đà, sau khi Phật Biến Xuất Nhứt Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai (Quán Thế Âm Bồ tát sau khi thành Phật) nhập Niết bàn thì Đại Thế Chí Bồ tát sẽ bổ xứ làm Phật, kế tiếp ra đời mà độ hóa chúng sanh

Đại Thế Chí Bồ Tát Là Ai?

Đại Thế Chí Bồ Tát còn có tên gọi khác là Vô Biên Quang Bồ tát, Đắc Đại Thế Bồ tát, Linh Cát Bồ tát, Đại Tinh Tấn Bồ tát và thường được gọi tắt là Thế Chí. Ngài có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, hạnh nguyện này để điều phục, tiếp độ những chúng sanh cang cường trong Ta bà thế giới. Theo kinh Quán Vô Lượng Thọ thì Đại Thế Chí được hiểu là vị Bồ tát dùng ánh sáng trí tuệ để soi khắp mười phương, giúp chúng sanh trong ba đường ác được giải thoát, đồng thời có được năng lực vô thượng. 

Trong thuở xa xưa, ở thời Vô Lượng Đức Tựu An Lạc, Đức Phật lúc bấy giờ có hiệu là Kim Quang Sư Tử Du Hỷ, Ngài thị hiện để độ hóa chúng sanh. Trong nước thời ấy có vị vua hiệu là Oai Đức, trị vì dân chúng bằng chánh pháp nên được gọi là Pháp Vương, ông rất kính thờ Đức Phật. Một hôm, khi đang ngồi tọa thiền Tam muội, khi xuất định vua nhìn thấy hai hoa sen mọc ở hai bên, trong mỗi hoa sen là một vị đồng tử. Nhà vua đã cùng đến hai vị đồng tử đến chỗ Đức Phật nghe pháp, lúc ấy vua Oai Đức chính là tiền thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, còn hai vị đồng từ là Quán Thế Âm Bồ tát và Đại Thế Chí Bồ tát. 

Theo Kinh Bi Hoa (Kinh Đại Bi Liên Hoa) thì tiền thân của Đại Thế Chí Bồ tát là hoàng tử Ni Ma, con trai thứ hai của Chuyển luân vương Vô Tránh Niệm (người sau này là Đức Phật A Di Đà) và là em trai của thái tử Bất Huyền (sau là Quan Thế Âm Bồ tát). Khi chưa xuất gia học đạo, hoàng tử nghe lời phụ vương phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng, Ngài chú tâm những hạnh tu sau đây:

  • Bốn nghiệp của miệng gồm: Không nói lời thêu dệt, không nói láo xược, không nói lời độc ác, không nói lời hai chiều
  • Ba nghiệp của thân gồm: Không trộm cướp của người, không sát hại chúng sanh, không tà dâm
  • Ba nghiệp của ý gồm: Không hờn giận oán cừu, không tham nhiễm danh lợi và sắc dục, không si mê ám muội mà hồi hướng về Đạo Vô Thượng Chánh Giác, cầu một thế giới trang nghiêm đẹp đẽ như cõi Phật. 

Sau khi Phật Bảo Tạng nghe những lời nguyện của Ni Ma thái tử thì liền thọ ký và nói rằng sau khi thái tử trải qua đời vị lai và hằng hà sa kiếp, sau này trở thành Bồ tát phụ tá bên cạnh Đức Phật A Di Đà ở cõi Tây Phương Cực lạc, hiệu là Đại Thế Chí. Và sau nữa, sau khi thành Phật sẽ có Phật hiệu là Thiên Trụ Công Đức Bảo Vương. Tức là sau khi Phật Biến Xuất Nhứt Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai nhập Niết bàn, thì Đại Thế Chí Bồ tát sẽ bổ xứ làm Phật kế tiếp ra đời mà độ hóa chúng sanh. 

Sau khi được Phật Bảo Tạng và các Đức Phật mười phương thọ ký, Ni Ma Thái tử đầu thai ra thân khác, đời thác, kiếp nào Ngài cũng giữ vững bổn nguyện, lập chí tu hành, học Đạo Thừa. Ngài tu hạnh Bồ tát, mở mang trí huệ cho chúng sinh, dìu dắt các loài ra khỏi mê chướng, bước lên con đường giác ngộ.

Hình tượng Đại Thế Chí Bồ tát

Theo các tài liệu Phật Giáo, Đại Thế Chí Bồ tát là một trong những vị Bồ tát lâu đời, có quyền lực nhất. Trong phái Mật Tông của Nhật Bản, Ngài là một trong số 13 vị Phật thuộc trường phái này. Theo Mạn Đồ La Thai Tạng Giới của Mật Tông Phái thì Bồ Tát Đại Thế Chí là vị Bồ tát đứng hàng thứ 2 trong viện Quan Âm. Ngài có thân màu trắng, tay phải đặt trước ngực, tay trái cầm hoa sen mới nở, ngồi trên tòa sen màu đỏ, có mật hiệu là Trì luân kim cương. 

Theo Mật Tông Phái, Ngài có thân màu trắng, tay phải đặt trước ngực, tay trái cầm hoa sen mới nở, ngồi trên tòa sen màu đỏ
Theo Mạn Đồ La Thai Tạng Giới của Mật Tông Phái thì Bồ Tát Đại Thế Chí là vị Bồ tát đứng hàng thứ 2 trong viện Quan Âm

Theo Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Bồ Tát Đại Thế Chí có thân cao tám mươi muôn ức na do tha do tuần, trong thiên quang của Ngài có 500 hoa báu, mỗi mỗi bông hoa có 500 đài báu, mỗi đài đều hiện quốc độ tịnh diệu thuộc mười phương chư Phật. Ngài có da màu vàng tử kim, nhục kế như hoa Bát đầu ma, ở giữa nhục kế của Ngài có một bình báu, rất khác với hình tượng Quan Thế Âm Bồ tát

Còn theo A lợi đa la đà la ni a lỗ lực thì Quan Thế Âm Bồ tát và Đại Thế Chí Bồ tát có toàn thân màu vàng, xung quanh tỏa hào quang màu trắng. Đức Đại Thế Chí Bồ tát tay trái cầm hoa sen, tay phải cầm phất trần trắng. 

Hiện nay, hình tượng Đại Thế Chí Bồ Tát được biết đến phổ biến nhất là trong bộ Tây Phương Tam Thánh. Theo Kinh Quán Thế Âm Bồ tát thụ ký thì Tây Phương là cõi nằm cách đây trăm nghìn ức cõi, ở cõi ấy có vị Phật, Phật hiệu là A Di Đà Như Lai, Ứng cúng, Chính biến tri đang nói Pháp. Đức Phật A Di Đà là giáo chủ của thế giới Cực Lạc phương tây, bên cạnh Đức Phật A Di Đà là 2 vị Bồ tát gồm Quán Âm Bồ tát và Đại Thế Chí Bồ tát. Đây là 2 vị thị giả đắc lực, giúp đỡ Đức Phật trong việc giáo hoá chúng sinh, thường được gọi là Tây Phương Tam Thánh.

Trong bộ tôn tượng Tây Phương Tam Thánh, Linh Cát Bồ Tát (Thế Chí Bồ tát) thường được mô tả ở trong tư thế tay cầm hoa sen màu xanh. Ngài đứng bên tay phải của Đức Phật A Di Đà, bên trái của Đức Phật là Quán Thế Âm Bồ tát tay cầm bình tịnh thuỷ và cành dương liễu. Hình tượng của Ngài hiện thân là cư sĩ, tay cầm hoa sen xanh, cổ đeo ngọc anh lạc. Trong đó, hoa sen xanh là biểu tượng của sự thanh khiết, trong sạch, có sức mạnh tự tại, vươn lên khỏi bùn nhơ mà không nhiễm bùn. màu xanh của hoa sen tượng trưng cho ánh sáng trí tuệ, chiếu rọi khắp thế gian, dìu dắt cứu vớt chúng sanh khỏi tội lỗi, phiền não. 

Ý nghĩa của việc thờ tôn tượng Linh Cát Bồ tát

Trong vô lượng vô biên kiếp, sau khi Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Sơn Vương Như Lai (tức Quán Thế Âm Bồ tát thành Phật trong đời vị lai) nhập Niết bàn, thì Đại Thế Chí Bồ tát sẽ thay Ngài tiếp quản chánh Pháp cùng thế giới Tây phương Cực Lạc. Khi thành Phật, Ngài có Phật hiệu là Thiện Trụ Trân Bảo Sơn Vương Như Lai.

Đại Thế Chí Bồ tát là đại diện của trí tuệ, Ngài dùng tâm niệm Phật Tam muội, tiếp độ người niệm Phật về cõi Tịnh độ. Nếu như Quan Thế Âm Bồ tát dùng lòng từ bi để lắng nghe tiếng khổ và cứu độ chúng sinh thì Bồ Tát Đại Thế Chí dùng ánh sáng trí tuệ dẫn đường cho chúng sinh, cứu vớt chúng sinh khỏi mê chướng, đạt được thành tựu giải thoát. 

Thế nhưng, để đưa chúng sinh về cõi Tịnh Độ, trước hết Ngài phải dạy cho họ dứt sạch phiền não. Do đó, hình tượng của Ngài có ý nghĩa là dùng trí tuệ để giúp chúng sinh diệt trừ phiền não, cứu vớt chúng sinh khỏi mê chướng và vũng bùn ác trước. Ngài vận dụng ánh sáng trí tuệ để chiếu soi giúp chúng sinh thấy được những xấu xa, những ô nhiễm của bản thân, đồng thời tiếp thêm sức mạnh để họ đoạn trừ tội lỗi, hồi hướng Chánh pháp, bước lên đường giác. 

Đại Thế Chí Bồ tát thường được thờ cùng Phật A Di Đà và Quán Thế Âm Bồ tát trong bộ Tây Phương Tam Thánh
Đại Thế Chí Bồ tát thường được thờ cùng Phật A Di Đà và Quán Thế Âm Bồ tát trong bộ Tây Phương Tam Thánh

Thông thường, Đại Thế Chí Bồ tát ít khi được thờ đơn độc, Ngài thường được thờ trong bộ Tây Phương Tam Thánh. Việc thờ cúng, lễ bái tôn tượng Đại Thế Chí Bồ tát sẽ giúp ta thoát khỏi vũng bùn ác trược, có thêm sức mạnh để dứt khỏi những ô nhiễm của cõi đời. Ngài cho ta trí tuệ để nhìn thấu mọi việc, diệt trừ tất cả phiền não, thoát khỏi những mê chướng tội lỗi, không bị lầm đường lạc lối mà được giải thoát và có được năng lực vô thượng.

Bộ Tôn tượng Tây Phương Tam Thánh bao gồm Đức Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ tát và Linh Cát Bồ tát. Các Ngài hội tụ đủ những đức hạnh tốt đẹp, là tấm gương để chúng ta noi theo, học tập và không ngừng nỗ lực, không ngừng nhắc những, làm theo những lời các Ngài dạy ta. Để sau khi chết được tái sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc, thì trong quá trình sống chúng ta cần siêng làm việc thiện, điều thiện, siêng lễ bái, cúng dường Đức Phật A Di Đà cùng 2 vị Bồ tát, thành kính với Tam Bảo. Sau khi được tái sinh ở cõi Tây Phương, Đức Phật và Bồ tát sẽ tiếp tục dẫn dắt chúng ta tu hành cho đến khi chứng đắc Thánh quả.

Một số lưu ý khi thờ tôn tượng Linh Cát Bồ tát

Khi chúng ta thành tâm đảnh lễ, chiêm bái, ngày ngày tụng xưng danh hiệu Linh Cát Bồ tát, chúng ta sẽ học được cách thoát khỏi phiền não, có được trí tuệ để thấy được chân lý của cuộc sống, giữ được cái tâm thanh tịnh, phát tâm từ bi, tiêu trừ tạp niệm, vọng tưởng. Việc thờ tôn tượng Đại Thế Chí Bồ tát riêng lẻ hoặc cùng bộ tôn tượng Tây Phương Tam Thánh đều được, tuy nhiên, khi thờ tượng Phật tại gia thì cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Cần chú ý khi chọn tượng, tượng Phật nên có tính thẩm mỹ cao, bố cục hợp lý, gương mặt Phật, Bồ Tát thường trang nghiêm, toát lên thần thái từ bi hỷ xả… Do đó, bạn nên quan sát tượng Phật cẩn thận trước khi thỉnh, tránh những tượng mày cau môi chúm, không toát được thần thái của Đức Phật cao quý.
  • Trước khi thỉnh Phật nên chuẩn bị bàn thờ chu đáo, sạch sẽ, trang nghiêm, đầy đủ những vật dùng cần để bày trí trên bàn thờ như lư hương, bình hoa đĩa quả, nước sạch, đôi đèn thờ… 
  • Bàn thờ Phật cần được đặt cao hơn đầu gia chủ, ở vị trí trung tâm ngôi nhà để có thể phát huy tốt nhất tác dụng cảm hoá an lạc. Tuyệt đối không đặt bàn thờ Phật ở các hướng như nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ, chân cầu thang. Cũng không nên thờ phật ở những nơi thường xuyên ăn uống, hội họp, cười đùa nói chuyện mà nên đặt nơi yên tĩnh, thanh tịnh.
  • Khi thỉnh Phật thì nên đi thẳng về nhà, không dừng ghé nơi khác, không đặt tượng tạm lên bàn ghế trước khi đặt lên bàn thờ. Sau khi an vị tượng Phật có thể làm lễ khai quang điểm nhãn, lễ an vị. Có thể gửi tượng vào chùa làm lễ khai quang điểm nhãn rồi làm lễ rước và lễ an vị.
  • Tượng Phật, Bồ tát không cần lau chùi mỗi ngày, chỉ cần dùng một chiếc khăn mới tinh để lau từ trên xuống, nếu thấy tượng bám bụi thì mới tắm tượng. 
  • Nếu có thờ gia tiên thì nên đặt bàn thờ gia tiên một bên sao cho thấp hơn tượng bàn thờ Phật, nếu không gian hẹp thì nên sử dụng bàn thờ phân cấp nhỏ, tượng Phật đặt ở vị trí cao nhất rồi đến tượng Bồ tát và đến bài vị gia tiên, Tuyệt đối không đặt bàn thờ gia tiên và bàn thờ Phật đối diện nhau.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn hiểu hơn về Đại Thế Chí Bồ tát cũng như hình tượng và ý nghĩa của việc thờ tôn tượng của Ngài. Thờ tượng Phật, Bồ tát chính yếu là ở cái tâm thành kính, một lòng hướng đến Tam bảo của gia chủ, không quan trọng về mặt hình thức như bàn thờ phải xa hoa cầu kỳ hay tượng phải kích thước lớn, chất liệu phải làm từ vàng, từ ngọc mới là thành tâm.

Cùng chuyên mục

Tám món pháp khí này có thể mang đến bình an, cát tường

Bát Bảo Cát Tường là gì? Có ý nghĩa gì trong Phật giáo?

Bát Bảo Cát Tường là bộ tám pháp khí trong Phật giáo Tây Tạng, là biểu tượng của sự may mắn, cát tường. Tên gọi khác của bộ tám pháp...

Thất Bảo Luân Vương còn được gọi là Thất chính bảo, là bảy báu xuất hiện khi Chuyển Luân Thánh Vương hiện thế

Thất Bảo Luân Vương là gì?

Thất Bảo Luân Vương là bảy báu vật, quý giá, cần thiết, tiêu biểu cho những khả năng năng lực khác nhau mà một bậc Chuyển luân Thánh Vương phải...

Bánh xe Mani giúp tích lũy công đức trong thời gian ngắn

Pháp khí Mật Tông Tây Tạng: Ý nghĩa và cách sử dụng

Mật Tông là một trong mười tông phái Phật giáo, chuyên dạy về cách bắt ấn, trì chú và sở hữu một lượng pháp khí phong phú. Mỗi loại pháp...

Bánh xe cầu nguyện là phương tiện thiện xảo giúp tích lũy công đức nhanh chóng

Kinh luân xoay là gì? Ý nghĩa và cách sử dụng

Kinh Luân xoay hay bánh xe mani là một trong những pháp khí vô cùng phổ biến trong Phật giáo Tây Tạng. Đến với đất nước này, chúng ta sẽ...

Tượng Mật Tích Kim Cang Lực sĩ thể hiện một tượng mở miệng và một tượng ngậm miệng

Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ: Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ là một trong những vị hộ Pháp của Phật giáo trong Thiên Bộ. Thông thường trước cửa chùa chiền an trí một cặp tượng...

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là vị Bồ Tát nổi danh trong Phật giáo Đại Thừa

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là ai? Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là một trong tứ đại Bồ Tát của Phật giáo Đại Thừa, được nhiều người biết đến và thờ cúng rộng rãi. Ngài tiêu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Ẩn