Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc diễn ra ngày nào?

Nhật Quang – Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát là ai?

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Nhang trầm hương là gì? Đốt nhang trầm có tác dụng gì?

Nụ trầm hương là gì? Sử dụng thế nào? Giá bao nhiêu?

Trầm hương là gì? Có bao nhiêu loại? Có công dụng gì?

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Tìm hiểu về Phật giáo Mật tông Kim Cương Thừa của Tây Tạng

Mật Tông là một trong mười Tông phái Phật giáo. Phật giáo Mật tông Kim Cương Thừa của Tây Tạng là tông phái Phái Phật giáo chủ yếu phát triển ở Tây Tạng. Đây là hình thức Phật giáo có sự kết hợp giữa Đại thừa và Kim cương thừa. Mật Tông mang đậm màu sắc của huyền thuật và sự thần thông biến hóa, chú trọng sự gia lực của chư Phật Bổn tôn. 

Nguồn gốc Phật giáo Mật Tông Tây Tạng

Mật Tông là một trong những tông phái Phật giáo, có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau đó được truyền bá sang Nhật Bản, Trung Hoa… Đặc biệt, Mật Tông được tiếp nhận mạnh mẽ ở Tây Tạng, phát triển thành tông phái có đặc trưng riêng. Mật Tông được chia thành hai phái lớn là Chân ngôn thừa (Mantrayàna) và Kim Cương Thừa (Vajrayàna). Trong đó, Mật Tông ở Tây Tạng còn được gọi là Kim Cương Thừa hay Mật Tông Tây Tạng.

Phật giáo Mật Tông Kim Cương Thừa phát triển mạnh mẽ ở Tây Tạng
Phật giáo Mật Tông Kim Cương Thừa phát triển mạnh mẽ ở Tây Tạng

Mật giáo được thành lập ở vùng Nam Ấn vào khoảng thế kỷ thứ VII, cùng với sự xuất hiện của kinh Đại Nhật, được xem là kinh căn bản của Mật Tông. Ngài Long Thọ (Nagarjuna, 600 – 650) được xem là vị Tổ sư của Mật giáo, truyền nhân của ngài là Long Trí, là đệ tử pháp truyền của ngài Long Thọ.

Mật Tông được truyền vào Tây Tạng muộn hơn so với Trung Quốc, vào khoảng cuối thế kỷ thứ 7. Trước khi Mật giáo được truyền vào, nơi đây chưa có bất kỳ một tôn giáo đậm nét nào, chỉ có đạo Bon là đạo giáo cổ truyền của dân bản xứ nơi đây.

Mật giáo được truyền vào Tây Tạng bởi ngài Liên Hoa Sinh (Padmasambhava) người Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ VIII. Ngài đã sáng lập tông phái Ninh mã (Nuyingmapa), là một trong những phái lớn của Mật giáo Tây Tạng.

Sự truyền thừa của Mật Tông Tây Tạng khá phức tạp, không hề rõ nét. Cũng có tài liệu đề cập, ngôi chùa Tây Tạng đầu tiên là chùa Samye (Tang Duyên) được xây dựng vào năm 787, là nơi vị cao tăng Ấn Độ Santaraksita đến hoằng hóa trong suốt 13 năm theo lời mời của vua Trisong Detsen.

Phật giáo Mật Tông Kim Cương Thừa mang đậm màu sắc của huyền thuật và các thần thông biến hóa, chú trọng sự gia trì lực của chư Phật Bổn Tôn. Tôn Đại Nhật Như Lai là giáo chủ bí mật và Kim Cang Tát Đỏa là vị tổ sư thứ hai, chịu quán đảnh và kế thừa phép màu nhiệm của Đại Nhật Như Lai.

Sơ lược về các tông phái Mật Tông Tây Tạng

Mật Tông Kim Cương Thừa ở Tây Tạng được chia làm 4 tông phái chính là Nyingmapa, Sakyapa, Kagyupa và Gelugpa. Mỗi tông phái sẽ có một phương pháp tu hành riêng và theo các kinh khác nhau. Tuy nhiên, đều cùng thực hành 4 bậc Mật Tông là Lễ bái Mật Tông, Nghi lễ Mật Tông, Thiền quán Mật tông và Tối thượng Mật Tông.

Theo chiều dài lịch sử, Phật giáo Tây Tạng chịu ảnh hưởng của bốn luồng tư tưởng lịch sử, nên cũng chia thành 4 tông phái chính gồm:

Nyingmapa (Phái Cổ Mật)

Còn gọi là Phái Cổ Mật hay Cựu phái, Ninh mã phái. Được khai sáng bởi ngài Padma Sabhava (Liên Hoa Sinh), sáng lập vào năm 749. Ngài là vị cao tăng người Ấn Độ, đem Phật giáo Mật Tông truyền từ Ấn Độ sang Tây Tạng vào thế kỷ thứ 7.

Phật giáo Mật Tông Kim Cương Thừa được chia thành nhiều tông phái ở Tây Tạng
Phật giáo Mật Tông Kim Cương Thừa được chia thành nhiều tông phái ở Tây Tạng

Ngài được vua Tây Tạng Ngật Lật Song Đề Tán (755 0 797) thỉnh từ miền bắc Ấn Độ Sang. Khi đi ngài có mang theo 25 vị đệ tử có tài hàng phục ma chướng tà đạo, thần thông biến hóa. Ngài thực hiện những phép màu, có năng lực chinh phục ma quỷ, có nhiều phép thần thông biến hóa, vô cùng gần gũi với đạo Bon Pa nên được người dân Tây Tạng dễ dàng tiếp nhận.

Người dân Tây Tạng xem Đức Liên Hoa Sinh là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tái thế. Sự dung hợp và tiếp thu các luồng tư tưởng đã khiến Phật giáo Tây Tạng mang đậm màu sắc của phép màu và những huyền thuật. Người sáng lập tông phái Ninh Mã (Cổ Phái) là ngài Liên Hoa Sanh. Đến nay, phái này vẫn tồn tại và hoạt động cho đến ngày nay.

Phái Gelug (Gelupa)

Đây là trường phái do ngài Tsong Khapa, Je Rinpoche (1357 – 1419) thành lập, trong đó, Gelug có nghĩa là Đạo đức. Có nhiều tài liệu cho rằng, trường phái này bắt nguồn từ truyền thống Kadam, được thành lập bởi Atisha, truyền từ Ấn Độ sang Tây Tạng vào năm 1042.

Truyền thống Gelug chú trọng đến hành động đạo đức, các biện chứng triết học và thực hành Tantra. Đồng thời, cũng chú trọng về giới luật trong đời sống tu viện, kinh và giáo lý Tantra.

Phái Sakya

Trường phái Sakya được thành lập bởi gia đình Khon, các kỹ thuật thiền định của trường phái này được gọi là Lamdre và phân làm 4 loại là hiểu đúng về tính không, thực hành thiền định, lễ nghi và giác ngộ. Trường phái này cũng chia thành 2 phái phụ là Tsarpa và Ngorpa.

Phái Kagyu

Là trường phái thực hành thiền định và Đại ấn, là một trong những trường phái Phật giáo Mật Tông đầu tiên thiết lập dòng truyền thừa thông qua tái sinh. Nổi tiếng về hành giả nhập thất lâu, luôn nhấn mạnh về thực hành thiền định và Đại ấn.

Được biết, phái Kagyupa do Marpa Chokyi Lodoe sáng lập vào khoảng thế kỷ thứ 10 sau TL. Ngài Marpa là đệ tử của ngài Naropa, Đức Naropa đã truyền dạy 6 pháp Thiền Quán Mật Tông và Đại Thủ Ấn cho đệ tử của mình là ngài Marpa. Sau đó ngài Marpa lại truyền cho 2 vị đệ tử khác là Gampopa và Rechungpa. Đến nay, sự truyền thừa vẫn liên tục, không gián đoạn.

Giáo nghĩa Phật giáo Mật Tông Kim Cương Thừa

Mật Tông ở Tây Tạng gọi là Tạng mật hay Lạt Ma giáo. Kinh điển của Mật Tông gồm có 2 bộ kinh lớn làm gốc là Kinh Đại Nhật và Kinh Kim Cang Đảnh. Có thể kể thêm một số kinh khác như Du ký, Tô Tất Địa, Yếu lược niệm tụng.

Tôn chủ hay giáo chủ bí mật của Mật Tông là Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lô Giá Na Phật), được xem Ứng thân Phật. Vị tổ sư thứ hai của Mật Tông là ngài Kim Cang Tát Đỏa, đã nhận lãnh pháp mầu nhiệm của Đại Nhật Như Lai bằng phương pháp quán đảnh.

Giáo nghĩa Mật Tông gồm có:

Mandala

Xuất phát từ tư tưởng của Kinh Đại Nhật và kinh Kim Cương Đỉnh, Mật giáo đã thiết lập hai Mandal là Thai Tạng giới Mandala và Kim Cương giới Mandala. Trong đó, Mandala nghĩa là vòng tròn đầy đủ, biểu tượng của vũ trụ và năng lượng của vũ trụ.

Có nhiều loại Mạn Đà La trong Phật giáo Mật Tông Tây Tạng
Có nhiều loại Mạn Đà La trong Phật giáo Mật Tông Tây Tạng

Được xem là cơ sở hợp nhất thế giới bản thể và thế giới hiện tượng, cũng là đối tượng của thiền quán. Trong thực tiễn, Mandala là đàn tràng để hành giả bày biện pháp khí, lễ vật cho nghi thức tu luyện, nguyện cầu, hành lễ…

Thai tạng giới Mandala chỉ cho vũ trụ về mặt tĩnh, như thai mẹ chứa đựng con, từ thai tạng xuất sinh mọi công đức. Kim cương giới Mandala biểu hiện cho trí tuệ viên mãn, là trí tuệ nội chứng của Phật. Trong bí tạng cũng đề cập, Thai tạng là lý, Kim cương là trí. Thai tạng giới biểu hiện cho bản thể Phật tính, Kim cương giới biểu hiện cho trí tuệ viên mãn. Sự hợp nhất giữa hai Mandala này là sự chứng ngộ tối thượng.

Mandala được chia thành nhiều loại như:

  • Đại Mạn đà la, là vòng tròn hội tụ các Đức Phật, Bồ Tát, biểu tượng cho tự thân của Phật, mối quan hệ giữa thân Phật với toàn thể vũ trụ
  • Tam muội gia Mạn đà la là vòng tròn hội chúng với những pháp khí trong tay, thể hiện cho khả năng hóa hiện độ sinh của các vị Phật, Bồ tát
  • Pháp Mạn đà la là văn tự lý giải chân lý, những chân ngôn lời dạy của Phật, Bồ tát
  • Yết ma Mạn đà la là Mạn đà la điêu khắc chạm trổ các động tác, hành trạng độ sanh của Phật và Bồ Tát…

Mantra

Là một số âm chứa đựng sức mạnh của vũ trụ, cũng chính là câu thần chú, được lặp lại nhiều lần trong các buổi tu tập, hành trì. Thần chú là công cụ để suy nghiệm, là hiện tướng để nhằm dẫn khởi một ảnh tượng tinh thần, có năng lực mạnh mẽ.

Thần chú cũng có tên gọi là Đà La Ni, mang sức mạnh siêu nhiên, biểu hiện khía cạnh chức đắc của Phật hoặc Bồ Tát được thấy trong thiền định. Thần chú hay Đà La Ni được xem là phương tiện để đạt được thiền định.

Sự hành trì, đọc tụng thần chú là khẩu mật, một trong ba khía cạnh của thân mật, khẩu mật, ý mật. Thần chú là phương tiện trong thực hành Mật tông giúp thanh lọc tâm linh, đạt được thiền định.

Tam mật tương ứng

Để đạt được khả năng điều động năng lượng vũ trụ hoặc năng lượng tâm linh thì cần thực hành nghi thức Mật Tông. Tam mật chính là thân mật, khẩu mật và ý mật. Gồm thân tác động qua điệu bộ, cử động của hai bàn tay, miệng đọc mantra (thần chú), tâm ý thì quán tưởng mandala, tạo thành một thể thống nhất để nhập Tam mật.

Giáo lý cốt lõi của Phật giáo Mật Tông Kim Cương Thừa

Giáo lý Mật Tông có hai phần là Mật giáo và Hiển Giáo. Trong đó, Hiển giáp là tất cả các giáo lý, các Kinh, Luật, Luận trong Phật giáo. Còn Mật giáo là các giáo lý trong linh Mật tông như phương pháp tạo đồ hình Mạn Đà La, phương pháp Thiền quán tưởng Đức Phật Bổn Tôn, phương pháp truyền pháp quán đảnh, phương pháp cung thỉnh Chư Tôn, phương pháp tự thọ quán đảnh…

Nền tảng của triết lý Mật Tông là triết lý của Bát Nhã, Hoa Nghiêm, Duy Thức, Bồ Đề Tâm. Triết lý Mật Tông đặt nền tảng trên các kinh điển phật giáo Đại Thừa và các bộ Luận kinh điển trong Phật giáo. Phương pháp hành trì cũng như triết lý xây dựng theo tiến trình Giới – Định – Tuệ như các con đường tu tập khác trong Phật giáo.

Đại Nhật Như Lai là được tôn làm Tôn chủ của Mật Tông
Đại Nhật Như Lai là được tôn làm Tôn chủ của Mật Tông

Tuy nhiên, Mật Tông chú trọng về sự gia lực của Chư Phật Bổn Tôn, có nhiều sự thần thông biến hóa, nhiều chân ngôn, thần chú và các pháp khí hơn các tông phái Phật giáo khác. Mật Tông cũng chia làm bốn bậc là: Tối thượng Mật Tông, Thiền Quán Mật Tông, Nghi thức Mật Tông và Lễ bái Mật Tông.

Kim cương Thừa nhấn mạnh sự tập trung của tâm trí, cố gắng bám sát theo kinh nghiệm giác ngộ của Đức Phật Thích Ca. Phật giáo Mật Tông thể hiện thực hành giảng dạy và thiền định, nhắc đến nhiều đến từ “tantra”.

Nó đề cập đến việc sử dụng hành động nghi thức hay các bí quyết để truyền năng lực tâm linh. Tantra cũng là một phương tiện để giác ngộ. Thông qua thực hành thiền định, hành giả sẽ nhận ra và đúc kết kinh nghiệm cho bản thân.

Một số lưu ý khi tìm hiểu về Phật giáo Mật Tông Kim Cương Thừa

Phật giáo Mật Tông Kim Cương Thừa ở Tây Tạng là một trong những tông phái Phật giáo lớn. Khi tìm hiểu về Mật Tông, bạn cần lưu ý các vấn đề sau đây:

  • Phật giáo Mật Tông là một hình thức Phật giáo bí truyền, các giáo lý được truyền từ các bậc thượng sư sang học trò theo hình thức truyền miệng, ít khi được viết thành văn bản.
  • Việc tu tập theo Mật Tông thường có sự truyền thừa, phải có sự hướng dẫn của các vị đại sư có chuyên môn cao, đã nắm vững bậc trước. Không nên tự thực hành Mật Tông, cần sáng suốt khi tìm hiểu, tránh bị dẫn dắt sang tà đạo.
  • Mật Tông nhấn mạnh việc thực hành thiền định, có nhiều chân ngôn và pháp khí, cách bắt ấn, trì chú của Mật Tông hoàn toàn khác với bùa chú thông thường.
  • Tại Việt Nam, khi nói đến Mật Tông thì tức là đang nói đến Lễ bái Mật Tông và Nghi Thức Mật Tông, các kinh nói về Thiền quán Mật Tông và Tối thượng Mật Tông chỉ có ở Đại Tạng Kinh Tây Tạng.
  • Có rất ít người Phật tử, chư Tăng ở Việt Nam am hiểu về Thiền Quán Mật Tông và Tối thượng Mật Tông. Tu Mật Tông rất thâm sâu, đòi hỏi phải có căn bản vững chắc, hành giả phải nhận được pháp quán đảnh từ một vị Kim Cang pháp sư đã thành tựu truyền dạy thì mới có thể tu hành được.

Trên đây là một số thông tin về Phật giáo Mật Tông Kim Cương Thừa ở Tây Tạng mà bạn có thể tham khảo. Mật Tông là Tông phái Phật giáo bí truyền, phát triển mạnh mẽ ở Tây Tạng. Với sự nỗ lực không ngừng của các bậc đại sư Tây Tạng, ý nghĩa đích thực của tông phái này ngày càng rõ ràng, được nhiều người biết đến.

Xem thêm:

Cùng chuyên mục

Ý nghĩa chữ trên bài vị táo quân

Bài vị ông Táo mua ở đâu? Ý nghĩa chữ trên bài vị Táo Quân

Bài vị Táo Quân còn được gọi là bài vị Ông Táo, là vật phẩm cần thiết trên bàn thờ Táo Quân. Thờ Táo Quân là nét văn hóa đặc...

mèo thần tài hợp mệnh gì tuổi gì

Mèo Thần Tài hợp mệnh gì, tuổi gì?

Mèo thần tài hợp mệnh gì, tuổi gì là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Có một số quan niệm cho rằng, chỉ khi sử dụng mèo thần...

Bàn học hay bàn làm việc cũng là một trong những vị trí đặt mèo Thần Tài trong nhà phù hợp

Vị trí đặt mèo thần tài trong nhà chuẩn phong thủy

Mèo Thần Tài hay mèo chiêu tài, mèo Maneki-neko là linh vật biểu tượng của may mắn, tài lộc, có khả năng chiêu tài, thu hút khách hàng, bảo vệ...

Đức Liên Hoa Sinh là người đã đặt nền móng cho sự phát triển của Mật giáo tại Tây Tạng

Đức Liên Hoa Sinh là ai? Hình ảnh và ý nghĩa thờ cúng

Đức Liên Hoa Sinh được gọi là Guru Rinpoche, nghĩa là Đấng Thượng Sư vô cùng Quý báu. Ngài là người đã đặt nền móng cho sự truyền bá và...

Tượng Phật Thích Trắng Đế 8 Cạnh Cánh Sen Dát Vàng TCTT-031

Mẫu Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Tĩnh Tâm Bằng Đá Đẹp Nhất

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một trong những vị Phật được tôn sùng và thờ phụng nhiều nhất trong Phật Giáo. Tôn tượng Ngài không chỉ được thờ...

Đức Tara là hiện thân công hạnh của Quan Âm Bồ Tát

Đức Phật Độ Mẫu Tara là ai? Cầu nguyện 21 hóa thân Phật Mẫu Tara

Đức Phật Độ Mẫu Tara được tán thán là Mẹ của tất cả chư Phật, là vị Bản tôn Mẫu tính được tôn kính nhất trong Kim Cương Thừa. Ngài...

Ẩn