30+ Mẫu Tượng Phật Di Lặc Bằng Bột Đá Đẹp Hoan Hỉ

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo là ai?

Tỉnh thức là gì? Sống tỉnh thức có lợi ích gì?

Bát Chánh Đạo: 8 con đường chân chính chấm dứt khổ đau

Kinh Pháp Cú là gì? Ý nghĩa và lợi ích trì tụng Kinh Pháp Cú

Pháp khí Mật Tông Tây Tạng: Ý nghĩa và cách sử dụng

Mật Tông là một trong mười tông phái Phật giáo, chuyên dạy về cách bắt ấn, trì chú và sở hữu một lượng pháp khí phong phú. Mỗi loại pháp khí Mật Tông Tây Tạng đều có những tạo hình và ý nghĩa khác nhau, mang đậm màu sắc huyền bí. Dưới đây là một số loại pháp khí phổ biến, thường được sử dụng mà bạn có thể tham khảo. 

Phân loại pháp khí Mật Tông Tây Tạng

Tây Tạng là quốc gia mà các Phật tử chỉ tu theo Mật Tông và có đến 4 tông phái Mật Tông ở Tây Tạng là Nyingmapa, Sakyapa, Kagyupa và Gelupa. Mỗi Tông phái đều có phương pháp tu hành không giống nhau, thế nhưng đều cùng thực hành 4 bậc Mật Tông là Lễ bái Mật Tông, nghi lễ Mật Tông, Thiền quán Mật Tông và Tối thượng Mật Tông.

Phật giáo Tây Tạng mang đậm màu sắc của những huyền thuật và các sự thần thông biến hóa, đặt nặng sự gia trì lực của chư Phật Bổn Tôn. Mật Tông tôn Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lô Giá Na Phật) làm giáo chủ bí mật, là vị tổ sơ thứ nhất và Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát chịu  chức vị quán đảnh, kế thừa phép màu nhiệm của Đại Nhật Như Lai là vị tổ sư thứ hai.

Pháp khí hay Phật khí là dụng cụ được sử dụng trong tu chứng Phật Pháp. Có tác dụng giúp người tu hành thực hiện các nghi thức trong Phật giáo. Pháp khí được dùng để thực hành các loại pháp sự, làm dụng cụ trợ ích trong tu chứng Phật Pháp hay để dâng cúng lên chư Phật hoặc các đạo tràng.

Pháp khí Mật Tông Tây Tạng thường được sử dụng cho nhiều mục đích, được dùng khi tu pháp, cúng dường, pháp hội. Cũng có những pháp khí thường được các giáo đồ Phật giáo mang theo bên người như tích trượng, tràng hạt. Pháp khí của Phật giáo Tây Tạng được chia thành 6 loại chính sau đây:

  • Pháp khí dùng khi hoằng hóa: đá cầu nguyện, vòng ma ni
  • Vật dùng khi dùng khi hộ ma: Bình quý, muôi hộ ma, đàn lửa
  • Vật dùng khi kính lễ: Vòng cổ, khăn ha – đa, áo cà sa
  • Vật dụng khi tán tụng: Kèn, mõ, trống, chuông
  • Vật dùng khi cúng: Ô dù, hoa, cờ, lư hương
  • Vật dùng khi trì niệm: Chuông kim cương, chày kim cang, mạn đà la, tràng hạt niệm Phật…

Các loại pháp khí Mật Tông Tây Tạng và ý nghĩa

Pháp khí Mật Tông Tây Tạng được đánh giá là vô cùng đa dạng và phong phú. Mỗi loại có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, tuy nhiên chủ yếu được đúc bằng vàng, bạc, đồng. Tạo hình các pháp khí vô cùng tinh tế, mỗi chi tiết đều có những ý nghĩa riêng. Mỗi loại pháp khí đều có ý nghĩa tôn giáo khác nhau. Dưới đây là một số loại pháp khí phổ biến được nhiều người biết đến:

1. Chày Kim Cang

Chày Kim Cang hay Kim Cang Chùy, Chày Kim Cương, Kim Cang Chử, Chày Yết Ma… là một loại pháp khí được xem là biểu tượng tinh túy của dòng phái Kim Cang Thừa. Trong tiếng Phạn, Chày Kim Cang là Vajra, tên gọi bắt nguồn từ chất liệu kim cương, có nghĩa là bất hoại, rực rỡ, đầy uy lực, cứng rắn, vững chắc không thể phá vỡ.

Chày Kim Cang được xem là biểu tượng của Mật Tông
Chày Kim Cang được xem là biểu tượng của Mật Tông

Chày Kim Cang là pháp khi được sử dụng khi tu trì Phật giới hay thực hiện các nghi thức trong Mật Tông. Nó tượng trưng cho Phật tánh, cho Bồ đề tâm, cho ánh sáng rực rỡ, thần bí và có sức cảm hóa mạnh mẽ. Chày tượng trưng cho lòng từ bi của Kim Cang Như Lai, cho trí tuệ, năng lực phá trừ mọi ngu si, vọng tưởng, ma chướng ngoại đạo.

Chày Kim Cang có thiết kế hai đài sen đối xứng nhau tại tâm, tượng trưng cho sự hợp nhất trí tuệ và phương tiện thiện xảo. Phần trung tâm tượng trưng cho bản tâm tuyệt đối, 5 chẽ tỏa ra từ hai đài sen tượng trưng cho Ngũ Trí Phật, trục giữa tượng trưng cho vũ trụ, bốn chẽ tỏa ra bốn phương tượng trưng cho Tứ Trí Phật và bốn chiều của vũ trụ.

Năm chẽ hướng lên rồi quy tụ tại một điểm là biểu tượng cho sự thống nhất các năng lực của từ bi và trí tuệ. Chày Kim Cang có nhiều loại khác nhau như chày một mũi nhọn, hai mũi nhọn, ba mũi nhọn, bốn mũi nhọn, năm mũi nhọn, chín mũi nhọn… Chày Kim Cang thường được kết hợp với Chuông, là 2 pháp khí không thể thiếu trong một pháp đàn hay nghi thức tu trì của mật tông. Ngoài ra, còn được sử dụng như vật phẩm phong thủy cản âm khí, xua đuổi tà ma.

2. Chuông Kim Cang

Chuông và chày Kim Cang là pháp khí Mật Tông Tây Tạng được dùng trong tu chứng Phật Pháp, được sử dụng trong nhiều nghi thức pháp sự. Chuông Kim Cang còn được gọi là chuông pháp, cán giống nửa chày kim cang, thân là chiếc chuông tương đối to. Chuông và chày là một cặp nhạc cụ không thể thiếu, được sử dụng trong các nghi thức Phật giáo đặc biệt.

Chuông và chày Kim Cang thường được sử dụng kết hợp cùng nhau
Chuông và chày Kim Cang thường được sử dụng kết hợp cùng nhau

Chuông Kim Cang có cấu tạo 3 phần gồm bầu chuông, khuân diện và chốt kim cang, tượng trưng cho tam giới là vô sắc giới, sắc giới và dục giới. Bầu chuông rỗng, tượng trưng cho 3 cõi nương nhờ tánh không, Khi lắc tạo ra tiếng chuông, âm thanh từ chuông và sự ngân vang giúp cảnh tỉnh chúng sinh 3 cõi.

Chày Kim Cang tượng trưng cho lòng từ bi, nguyên lý phụ tính, chuông tượng trưng cho trí tuệ, nguyên lý mẫu tính. Đây là hai nguyên lý cần được kết hợp với nhau để thành tựu giác ngộ. Tương truyền Ngài Liên Hoa Sinh đã từ sử dụng hai pháp khí này thực hành đàn pháp Kilaya để thành tựu.

Chuông và chày kim cang là pháp khí của Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát, khi sử dụng ngài thường niệm thần chú 100 âm tiết, chân ngôn là câu “Om Benza sato hum”. Tác dụng chính của chuông và chày ngoài tăng tính trang nghiêm cho các nghi thức thì còn giúp xua tan tà ma, bóng tối, vọng tưởng, phá trừ các ma chướng ngoại đạo, dùng để cầu vãng sanh cho người đã khuất, người mới mất.

Đặc biệt, hai pháp khí này còn có tác dụng trong việc cải thiện sức khỏe. Khi kết hợp cùng câu thần chú 100 âm tiết của Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát sẽ giúp tịnh hóa nghiệp chướng, mang đến sự tĩnh lặng trong tâm trí, loại bỏ những cảm xúc tiêu cực, từ đó cải thiện sự giác ngộ.

3. Dao Phurba (Kilaya)

Dao Kilaya hay dao Phurba là con dao có dạng tam giác, trong tiếng Phạn, được gọi là Vajrakilaya hay Kila, có nghĩa là vật sắc nhọn, thứ dùng để đâm, chọc xuyên qua các thứ khác. Con dao này sắc bén đến mức có thể đâm xuyên mọi thứ, không có gì không thể xuyên qua được. Sự sắc bén này là những gì được sử dụng trong thực hành, là phương tiện quan trọng của Kim Cang Thừa. Dao có công dụng chính là tiêu trừ các năng lượng tiêu cực, phá tan chướng ngại, phiền não trói buộc.

Dao Phổ Ba có tác dụng hỗ trợ phá tan phiền não, chướng ngại
Dao Phổ Ba có tác dụng hỗ trợ phá tan phiền não, chướng ngại

Dao Phurba còn gọi là dao Phổ Ba, là pháp khí gắn liền với bổn tôn Phổ Ba Kim Cang. Tu trì pháp Phurba giúp cắt đứt lòng tham, tiêu trừ nỗi sợ hãi, tránh được các phiền não, ma chướng, giúp trói buộc tà ma, ngăn chúng không xâm hại đến con người. Dao có chiều dài từ 20 – 30cm, chủ yếu được làm từ kim loại màu đen, tượng trưng cho kim cương bất hoại.

Phần đỉnh của dao là một nửa chày Kim Cang, tượng trưng cho tam mật hoặc đầu Phật. Ba mặt tượng phẫn nộ tượng trưng cho tam độc tham, sân si và tam mật. Hoa văn trang trí trên dưới tượng trưng cho đất – trời, luân hồi – niết bàn. Vị trí cán dao, thân dao nối với nhau là Ma yết, tượng trưng cho sức mạnh lớn lao, uy lực phi phàm.

Cán dao có tám mặt, tượng trưng cho bát chánh đạo. Ba mặt của thân dao có một đôi rồng rắn tượng trưng cho 6 Ba La Mật, ba thân dao tượng trưng cho sự khống chế tam giới hoặc tam thế. Dao Phurba có tác dụng tiêu diệt mọi chướng ngại, khống chế thời tiết, tiêu trừ ma quái, trấn áp yêu ma, hóa giải xui xẻo. Ngoài ra còn giúp tăng phúc báo, thọ mệnh, trừ bỏ chướng ngại, mang đến bình an.

4. Bánh xe mani (Kinh Luân)

Đây là phương tiện thiện xảo để tích lũy công đức trong thời gian ngắn. Trong bánh xe có chứa thần chú “Om mani Padme Hum”, thần chú của Quan Âm Bồ Tát. Kinh Luân còn được gọi là bánh xe mani, được sử dụng khi tụng niệm, có hình trụ tròn, trong hình trụ có các tấm giấy chép kinh văn, có thể quay quanh một trục ở chính giữa.

Bánh xe Mani giúp tích lũy công đức trong thời gian ngắn
Bánh xe Mani giúp tích lũy công đức trong thời gian ngắn

Kinh Luân là một bộ phận không thể tách rời trong văn hóa và thực hành tâm linh Phật giáo Tây Tạng. Ban đầu, mục đích của thực hành Kinh Luân là xoa dịu khổ đau cho mọi chúng sinh. Đức Phật A Di Đà có dạy “kẻ nào trì tụng thần chú sáu âm trong lúc quay kinh luân, phước của kẻ đó ngang với 1000 vị Phật. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy rằng, một lần quay kinh luân còn tốt hơn là nhập thất trong nhiều năm.

Sử dụng Kinh Luân giúp tịnh hóa ác nghiệp trong quá khứ, những ô nhiễm, ác hạnh, chướng ngại ngăn che khiến chúng ta không thể nhận ra tự tánh của mình và vạn pháp. Lợi ích nhất chính là mọi nghiệp lực, phiền não vô minh được tịnh hóa dễ dàng, không nhọc công.

5. Cờ Tây Tạng

Còn được gọi là cờ Lungta (cờ cầu nguyện ngang) hay Darchor (cờ cầu nguyện dọc), là những lá cờ cầu nguyện được làm bằng vải hình vuông với màu sắc đa dạng như trắng, vàng, xanh dương, xanh lá, đỏ.

Cờ Tây Tạng còn có tên gọi khác là cờ cầu nguyện
Cờ Tây Tạng còn có tên gọi khác là cờ cầu nguyện

Cờ có hình ảnh, thần chủ và các lời cầu nguyện, ở trung tâm lá cờ có hình con ngựa gió, đại diện cho Tam Bảo. Bốn góc lá cờ có những hình linh thú như kim sí điểu, rồng, cọp, sư tử tuyết, đại diện cho trí tuệ, quyền năng, sự tự tin và vô úy.

Cờ được tin rằng treo quanh nhà sẽ giúp mang đến phước lành, thiện ý, sự từ bi, bình an, may mắn, tài lộc, thịnh vượng, giúp mang đến những nguồn năng lượng tích cực, đẩy lùi năng lượng tích cực.

6. Một số pháp khí Mật Tông Tây Tạng khác

Bên cạnh những pháp khí phổ biến đã đề cập, còn rất nhiều loại pháp khí thông dụng khác, có thể kể đến như:

Trống Damaru: Trống hai mặt truyền thống của Ấn Độ và Tây Tạng. Được làm từ gỗ, mặt trống được làm từ da, kích thước thường từ 10 – 30cm. Trống được sử dụng trong các nghi thức phật giáo Tây Tạng, đặc biệt là thực hành Chod.

Trống Damaru được sử dụng trong thực hành Chod
Trống Damaru được sử dụng trong thực hành Chod

Vật khí dùng cúng dường Mandala: Pháp cúng dường Mandala được xem là pháp đơn giản, mang đến nhiều lợi lạc. Đây còn được xem là phương pháp giúp cắt bỏ tâm chấp trước, chấp ngã…

Trống Chod: Khá giống với trống damara, được dùng khi thực hành chod, thân trống thường được làm bằng gỗ, mặt trống được làm từ da bò hoặc da dê, trống có nhiều kích cỡ.

Rìu Kim Cương: Có hình dạng giống với rìu chiến đấu cổ đại, ngụ ý Phật pháp không thể xâm phạm. Rìu có hình dáng khá giống với chùy kim cang, phần giữa có một cái cán dài. tượng trưng cho đức nhiếp triệu của Như Lai, đưa chúng sinh vào trí tuệ Phật.

Luân Mạn Đà La Kalachakra: Còn gọi là Kim Cang Thời Luân, là sự kết hợp 10 chủng tự mật tông, tượng trưng cho 10 quyền lực của Phật. Được xem là tinh hoa của tất cả tinh hoa, đại diện cho bàn thờ thập phương chư Phật. Công năng của Kalachakra là vô cùng diệu dụng không thể nghĩ bàn, diễn tả.

Kèn Ốc loa: Được làm từ vỏ ốc, âm thanh của kèm được tạo ra khi thổi vào tượng trưng cho âm Om, âm thanh khởi đầu của vũ trụ. Kèn được xem như pháp loa, biểu tượng cho chánh pháp được lưu truyền khắp nơi.

Khata: Một tấm lụa mỏng hình chữ nhật, là vật dụng bày tỏ lòng tôn kính trong Phật giáo Tây Tạng. Có kích thước đa dạng, màu sắc và độ dài thay đổi theo thân phận, địa vị. Thân phận, địa vị người nhận càng cao, càng được tôn kính thì Khata càng dài. Khata có màu trắng, đỏ, vàng, trong đó màu trắng tượng trưng có sự thuần khiết, cao thượng, là khata cao quý nhất.

Người được nhận có thân phận, địa vị càng cao thì Khata càng dài
Người được nhận có thân phận, địa vị càng cao thì Khata càng dài

Một số pháp khí Tây Tạng khác: Còn có rất nhiều pháp khí Tây Tạng khác có thể kể đến như Bát Gabbra, màn kinh, kèn Kangling, Torma (loại đồ ăn bằng bột mì để cúng tế Phật, Bồ Tát hoặc bố thí vong hồn)…

Cách sử dụng pháp khí Mật Tông

Pháp khí Mật Tông Tây Tạng có rất nhiều loại, mỗi loại đều có những ý nghĩa và cách sử dụng khác nhau. Cụ thể:

Cách sử dụng chuông và chày Kim Cang

Chuông và chày Kim Cang có thể được làm bằng đá, sắt, thủy tinh, gỗ khứ đà, bạc, đồng… Tuy nhiên, đa phần các pháp khí bằng đồng hoặc hợp kim của đồng được sử dụng nhiều hơn hết do có những rộng động của phân tử kim loại, âm thanh phát ra có độ ngân vang, ảnh hưởng tốt đến khí mạch trong cơ thể con người.

Trong lúc trì tụng, bạn cần dùng tay phải cầm chày kim cang, tay hướng xuống dưới, chày hướng lên trên. Tay trái cầm chuông, ngón trỏ đặt trên đỉnh chốt kim cang, tư thế tay vững vàng thoải mái để có thể giúp chuyển động lắc chuông. Khi lấy chuông và chày, chúng ta bắt chéo hai tay, tay phải đặt lên trên, tay trái đặt dưới, cầm đồng thời hai pháp khí lên.

Cách sử dụng Dao Phurba

Dao Phurba là pháp khí sắc nhọn, một trong những phương tiện quan trọng nhất trong những phương tiện vô lượng của Kim Cang Thừa. Dao Phổ ba và hành giả thực hành pháp này có mặt ở đâu thì nơi ấy sẽ được bình an, tránh được phiền não, ma chướng.

Khi sử dụng dao Phổ Ba, cần tìm hiểu cách cầm và nắm chặt dao để tránh gây tổn thương cho bản thân và người khác. Đầu tiên, dùng tay trái giữ phần giữa của cán dao, ngón cái tỳ vào dao và bàn tay, các ngón còn lại giữ thẳng, dùng một tay chạm vào bánh, sau đó dùng hai tay đưa dao về phía người mình rồi thực hiện động tác dùng hai tay đâm dao.

Sau đó đặt dao về lại phần đế để dao, phần lớn, dao chỉ được đặt trên đàn lễ để cầu nguyện. Dao Phổ ba chỉ có người chủ lễ mới sử dụng, nếu tự thực hành tại nhà thì bản thân chính là người chủ lễ.

Cách sử dụng các pháp khí khác

Ngoài những pháp khí đã đề cập, các pháp khí khác của Mật Tông có cách sử dụng sau đây:

Kinh Luân: Với Bánh xe mani, người cầu nguyện vừa xoay bánh xe vừa tụng chân ngôn Om mani padme hum (Án ma ni bát di hồng). Bánh xe cần phải xoay theo chiều kim đồng hồ, xoay được một vòng tức là đọc được một lượt thần chú. Câu chú này có ý nghĩa ca tụng, tán dương chư Phật.

Cờ cầu nguyện (cờ Tây Tạng): Cờ thường được treo trên cao, được thay mới vào ngày Tết của người Tây Tạng. Cờ cầu nguyện rất linh thiêng trong tâm thức của người Tây Tạng, có thể mang đến phước lành cho chúng sinh. Không ai được phép bước lên khi cờ bị rớt, không được treo cờ sai ngày nếu không sẽ mang đến hậu quả khôn lường.

Trống Damaru: Trống này sử dụng bằng một tay, lắc trống bằng cử động của cổ tay.

Trống Chod: Giữ trống bằng tay phải, dùng ngón tay cái và ngón trỏ véo hai bên của trống, uốn cong miếng đệm dưới trống. Ngón đeo nhẫn và ngón út nắm chặt trống. Khi bắt đầu lắc trống, lòng bàn tay phải cầm trống hướng ra ngoài, lắc trống bằng sức mạnh của các ngón tay.

Một số lưu ý khi sử dụng pháp khí Mật tông Tây Tạng

Pháp khí Mật Tông Tây Tạng được sử dụng trong tu chứng Phật pháp. Về cơ bản sẽ được chia làm 6 loại chính với 6 mục đích khác nhau. Nhờ vào sự trợ giúp của pháp khí, người tu hành sẽ được tăng cường trí tuệ, linh cầu, được nhanh chóng đạt đến chứng ngộ. Khi sử dụng pháp khí, cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Mật Tông Tây Tạng mang đậm mang sắc của những huyền thuật bí ẩn. Việc tu tập Mật Tông hay sử dụng các pháp khí phải có sự hướng dẫn của những vị đại sư có chuyên môn cao.
  • Người mới tìm hiểu về Mật Tông nên có sự sáng suốt, kiến thức cao minh, tránh bị lẫn sang tà đạo. Cách bắt ấn, trì chú của Mật Tông khác với bùa chú thông thường, tu Mật Tông không phải để cầu thần thông, luyện bùa phép, có sức mạnh siêu nhiên thay đổi đất trời.
  • Pháp khí Mật Tông Tây Tạng được dùng khi cúng dường, tu pháp, pháp hội hay là những vật dụng mà giáo đồ Phật giáo mang theo bên người. Cần có cách sử dụng đúng để mang đến lợi lạc và phước báu, tránh dùng sai cách.

Trên đây là một số pháp khí Mật Tông Tây Tạng, ý nghĩa cũng như cách sử dụng đúng đắn mà bạn có thể tham khảo. Pháp khí Mật Tông có rất nhiều loại khác nhau, mỗi loại đều sẽ có những ý nghĩa và cách dùng riêng biệt.

Xem thêm:

Cùng chuyên mục

Chày Kim Cang là pháp khí có năng lực phá trừ mọi vọng tưởng, ngu si, các ma chướng ngoại đạo

Chày Kim Cang là gì? Ý nghĩa trong Phật giáo và cách sử dụng

Chày Kim Cang hay Chùy Kim Cang là một trong những pháp khí nổi tiếng trong Phật giáo Kim Cang Thừa, thường được sử dụng khi trì niệm, khi tu...

tượng tam thế phật bằng đá trắng đế to đẹp

Tam Thế Phật gồm những vị nào? Thờ Tam Thế Phật có ý nghĩa gì?

Tam Thế Phật là bộ tượng gồm 3 vị chư phật giống hệt nhau, được tạc trong tư thế ngồi kiết già. Ba vị chư phật này đại diện cho...

Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ bột đá khoáng cao cấp

5 Mẫu Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ đẹp và ý nghĩa thờ cúng

Tiên Đồng Ngọc Nữ là hai đệ tử hầu cận của Quán Thế Âm Bồ Tát, do có cơ duyên gặp gỡ, được cảm thụ Phật Pháp và trở thành...

Thất Bảo Luân Vương còn được gọi là Thất chính bảo, là bảy báu xuất hiện khi Chuyển Luân Thánh Vương hiện thế

Thất Bảo Luân Vương là gì?

Thất Bảo Luân Vương là bảy báu vật, quý giá, cần thiết, tiêu biểu cho những khả năng năng lực khác nhau mà một bậc Chuyển luân Thánh Vương phải...

Tám món pháp khí này có thể mang đến bình an, cát tường

Bát Bảo Cát Tường là gì? Có ý nghĩa gì trong Phật giáo?

Bát Bảo Cát Tường là bộ tám pháp khí trong Phật giáo Tây Tạng, là biểu tượng của sự may mắn, cát tường. Tên gọi khác của bộ tám pháp...

Đại Thế Chí Bồ Tát là ai? Hình tượng và ý nghĩa thờ cúng

Đại Thế Chí Bồ tát là một trong những vị Bồ tát lâu đời và quyền lực. Ngài là thị giả của Đức Phật A Di Đà, đứng bên phải...

Ẩn