30+ Mẫu Tượng Phật Di Lặc Bằng Bột Đá Đẹp Hoan Hỉ

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo là ai?

Tỉnh thức là gì? Sống tỉnh thức có lợi ích gì?

Bát Chánh Đạo: 8 con đường chân chính chấm dứt khổ đau

Kinh Pháp Cú là gì? Ý nghĩa và lợi ích trì tụng Kinh Pháp Cú

Đức Liên Hoa Sinh là ai? Hình ảnh và ý nghĩa thờ cúng

Đức Liên Hoa Sinh được gọi là Guru Rinpoche, nghĩa là Đấng Thượng Sư vô cùng Quý báu. Ngài là người đã đặt nền móng cho sự truyền bá và phát triển Phật giáo Kim Cương Thừa vào Tây Tạng. Cũng là người đã thành lập tông phái Nyingma, một trong những tông phái lớn trong Phật giáo Mật Tông Tây Tạng, đến ngày nay vẫn còn tồn tại và phát triển. 

Đức Liên Hoa Sinh là ai?

Đức Liên Hoa Sinh, tiếng Phạn là Padma Sambhava, trong Padma nghĩa là “hoa sen” và Sambhava là “sinh ra từ“. Trong tạng ngữ, tên của ngài là Pema Jungney, dịch là Padmakara, Padma Sambhava, nghĩa là “sinh ra từ hoa sen”. Ngài còn được gọi là Guru Rinpoche, có nghĩa là “bậc thầy quý giá“.

Đức Liên Hoa Sinh là người đã đặt nền móng cho sự phát triển của Mật giáo tại Tây Tạng
Đức Liên Hoa Sinh là người đã đặt nền móng cho sự phát triển của Mật giáo tại Tây Tạng

Có rất nhiều tài liệu, cũng có nhiều tranh cãi về Đức Liên Hoa Sinh. Có tài liệu đề cập ngài đến từ Uddiyana, nằm ở thung lũng Swat ở miền bắc Pakistan. Cũng có tài liệu đề cập, ngài được sinh ra ở Oyiyana, tây bắc, Ấn Độ. Được vua Trisong detsen Tây Tạng mời đến xứ này để thuyết giảng giáo lý Mật giáo.

Đức Liên Hoa Sinh là người đặt nền móng cho sự phát triển của Mật giáo hay cụ thể hơn là Phật giáo Kim Cương Thừa đến Tây Tạng vào thế kỷ thứ 8. Trước khi có sự xuất hiện của Mật Tông ở Tây Tạng, vùng đất này chưa có bất kỳ một tôn giáo đậm nét nào, chỉ có đạo giáo cổ truyền của dân bản xứ là đạo Bon.

Ngài Liên Hoa Sinh có nhiều phép thần thông biến hóa, có tài năng hàng phục ma chướng tà đạo. Ngài có nhiều phép màu huyền diệu, có năng lực chinh phục ma quỷ, vô cùng gần gũi với đạo Bon Pa nơi này nên được người dân Tây Tạng dễ dàng tiếp nhận và vô cùng sùng bái. Ngài được tôn xưng là Guru Rinpoche, có nghĩa là “Đấng thượng sư vô cùng Quý Báu“.

Đức Liên Hoa Sinh là người đã sáng lập tông phái Ninh Mã, một trong 4 tông phái lớn của Phật giáo Mật Tông Tây Tạng. Ngài cũng là người đã hàng phục ma quỷ, giúp cho tu viện đầu tiên của Phật giáo Tây Tạng được hoàn thành. Tu viện Samye được đánh dấu là nền tảng của trường phái Phật giáo Tây Tạng đầu tiên, trường phái Nyingma (Ninh Mã hay còn gọi là Cổ Phái).

Sự tích Đức Liên Hoa Sinh

Có rất nhiều câu chuyện về Đức Liên Hoa Sinh, có nhiều tài liệu đề cập rằng, ngài được hóa sinh từ hoa sen. Bông hoa sen mà ngài sinh ra nằm giữa hồ Danakosha, ngập trong ánh sáng hào quang của Vô Lượng Quang Như Lai và tất thảy Chư Phật mười phương. Ngài là vị đạo sư vĩ đại trong Phật giáo Tây Tạng, là hóa hiện của Phật Vô Lượng Quang và Phật Thích Ca Mâu Ni.

Đức Liên Hoa Sanh và Tu viện Samye

Đức Liên Hoa Sinh đến Tây Tạng vào khoảng cuối thế kỷ thứ 7, đầu thế kỷ thứ 8. Ngài đã hàng phục các quỷ thần quấy nhiễu người dân nơi đây, cải hóa họ thành hộ pháp của Đạo Phật. Nhờ sức mạnh tâm linh vĩ đại cùng sự chứng ngộ, ngài tạo điều kiện cho giáo lý Kim Cương Thừa được hoằng dương khắp thế giới. Ở Tây Tạng, ngài điều phục những tinh linh thù địch Phật pháp, làm an dịu các thế lực xấu ác, giúp cho việc xây dựng Tu viện Samye được hoàn thành.

Đức Liên Hoa Sinh đã giúp cho việc xây dựng tu viện Phật giáo đầu tiên tại Tây Tạng được hoàn thiện
Đức Liên Hoa Sinh đã giúp cho việc xây dựng tu viện Phật giáo đầu tiên tại Tây Tạng được hoàn thiện

Trước khi Đức Liên Hoa Sanh đến Tây Tạng, vua Trisong Detsen đã mời một Nhà sư Ấn Độ uyên bác là Shantarakshita. Tuy nhiên, do sự khác biệt về ngôn ngữ, người Tây Tạng đã cho rằng Nhà sư này thực hành ma thuật đen tối và giam ông trong một vài tháng. Cuối cùng, Nhà sư đạt được sự tin tưởng của nhà vua, tiến hành xây dựng tu viện Phật giáo đầu tiên tại nơi đây.

Tuy nhiên, khi bắt đầu xây dựng, một loạt các thiên tai ập đến khiến người dân vô cùng lo sợ, cho rằng các vị thần của họ đang tức giận. Nhà vua buộc phải gửi nhà sư trở lại Nepal, đến khi thảm họa bị lãng quên, đức vua yêu cầu nhà sư trở lại. Nhưng lần này, ngài không đi một mình mà mang theo Đức Liên Hoa Sanh, bậc thầy về các nghi thức kiểm soát ma quỷ.

Đức Liên Hoa Sanh đã thọ trì các ma quỷ đang gây vấn đề, gọi tên từng người một. Ngài đe dọa mỗi con quỷ, cùng ngài Shantarakshita, thông qua một dịch giả, dạy họ về nghiệp. Sau đó, ngài thông báo cho nhà vua có thể tiếp tục việc xây dựng tu viện. Tu viện sau đó đã có thể thuận lợi hoàn thiện.

Huyền ký báo trước sự xuất hiện Đức Liên Hoa Sinh

Sự xuất hiện của ngài đã được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni huyền ký trong nhiều kinh điển Phật giáo. Có tài liệu nói rằng, Đức Liên Hoa Sinh là Đức Phật A Di Đà trong hình tướng loài người.

Cũng có tài liệu cho rằng, Ngài là hiện tướng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, khi ngài nhập Niết bàn khoảng một nghìn năm, sẽ hóa thân trở lại trong hình tướng Thượng sư Liên Hoa Sinh. Một số tài liệu thì cho rằng, Đức Liên Hoa Sinh sẽ là một hóa thân của Phật A Di Đà và Quan Thế Âm, và gọi ngài là “hiện thân của tất cả các vị Phật ba đời”

Trong Kinh Đại Niết Bàn có đề cập “8 năm sau khi tôi nhập niết bàn, một sinh mệnh đáng chú ý với tên Padmasambhava sẽ xuất hiện ở trung tâm của hoa sen và tiết lộ giáo lý cao nhất liên quan đến trạng thái tối thượng của chân tánh, mang lại lợi ích to lớn cho tất cả chúng sinh“.

Trong Kinh Phật Mẫu Thanh Tịnh có đề cập:

Hoạt động của tất thảy các Đấng Chiến Thắng trong mười phương, 

Gom chứa vào một thân tướng duy nhất,

Bậc Trưởng tử Phật, Đấng sẽ thành tựu diệu kỳ, 

Bậc Đạo sư hiện thân cho hoạt động giác ngộ,

Sẽ xuất hiện ở phía Tây Bắc xứ Uddiyana

Trong Kinh Bí Mật Thậm Thâm cũng đề cập:

“Một hiển bày của Chư Phật ba thời,

Với hoạt động kỳ diệu trong Hiền Kiếp này,

Sẽ xuất hiện là một Bậc Trì Minh Vương,

Ở giữa bông hoa sen hoàn hảo

Mật Điển Đại Dương Hoạt Động Phẫn Nộ:

Bậc trì giữ những bí mật của Chư Phật,

Vị Vua các hoạt động phẫn nộ vô song,

Một hình tướng diệu kỳ không cha, không mẹ,

Sẽ xuất hiện là Bậc Trì Minh Vương,

Ở hồ Kosha xứ Uddiyana.”

Hình ảnh, tượng Đức Liên Hoa Sinh

Đức Liên Hoa Sinh thị hiện vô số hóa thân với các công hạnh khác nhau. Hình ảnh Đức Liên Hoa Sanh được thể hiện với tám hóa thân và các công hạnh chính của ngài được người dân Himalaya tán thưởng. Được thể hiện qua Vũ điệu Tám hóa thân Liên Hoa Sinh.

– Guru Padma Gyalpo

Ngài mang mặt nạ trắng, đầu đội vương miện bá vương. Trong tay ngài cầm một chiếc Chuông Kim Cương và một chiếc trống. Guru Padma Gyalpo thể hiện sự huy hoàng và tráng lệ của nhận thức khi hoàn toàn thoát khỏi sự bám víu vào bản ngã và những cảm xúc tiêu cực.

Guru Padma Gyalpo
Guru Padma Gyalpo

– Guru Shakya Sengé (Đạo sư Thích Ca Sư tử)

Sư tử của dòng họ Thích Ca, nên có khuôn mặt của Phật, đầu tóc kết lọn, thân mặc Tăng phục vàng, tay cầm bình bát. Guru Shakya Senge chỉ ra cách thức tỉnh bằng cách sử dụng kỷ luật và từ bỏ. Thực hành trên Guru Padmasambhava dưới hình thức Shakya Senge giúp duy trì đạo đức tốt, không bị chế ngự bởi những khuôn mẫu thói quen xấu, ngăn ngừa bệnh tật và cái chết.

Guru Shakya Sengé (Đạo sư Thích Ca Sư tử)
Guru Shakya Sengé (Đạo sư Thích Ca Sư tử)

– Guru Nyima Ozer (Đạo sư Nhật Quang)

Ngài có khuôn mặt màu vàng, thân khoác y vàng, râu xanh, trên tay là pháp khí nêu biểu cho các tia sáng mặt trời. Thực hành thiền định về Guru Nyima Ozer giúp phát triển tâm linh, hiện thực hóa về lòng từ bi và trí tuệ, mang lại lợi ích cho tất các cả các chúng sinh.

Guru Nyima Ozer (Đạo sư Nhật Quang)
Guru Nyima Ozer (Đạo sư Nhật Quang)

– Guru Padmasambhava (Đạo Sư Liên Hoa Sinh)

Khuôn mặt màu trắng, đầu đội mũ thiền trí, thân mặc tăng y. Guru Padmasambhava gắn liền với sự chuyển đổi năng lượng tiêu cực thành các hình thức hòa bình và từ bia, phát triển sức mạnh và trái tim từ bi. Để tăng trí thông minh, có thể thực hành hóa thân này, đây là một vị Phật của thiền định và trí tuệ.

Guru Padmasambhava (Đạo Sư Liên Hoa Sinh)
Guru Padmasambhava (Đạo Sư Liên Hoa Sinh)

– Guru Loden Choksé (Đạo sư Liên Hoa Vương)

Ngài mang mặt nạ đỏ, trên đầu đội vương miện, tóc kết búi, y màu đỏ, trên tay cầm bảo bình và trống.

Guru Loden Chokse chứng minh cách phát triển kiến thức sâu sắc qua học tập, thực hành, là một vị Phật của trí tuệ. Nếu muốn thông thạo nhiều pháp môn, có thể thiền định về Guru Loden Chokse, sẽ thấy phát triển về sự rõ ràng và tập trung.

– Guru Sengé Dradrok (Đạo sư Sư tử hống)

Mặt xanh, 3 mắt, tay cầm chày Kim Cang Phổ Ba. Có hiệu quả trong việc điều phục những ảnh hưởng từ lời nguyền, ma thuật đen, giúp tiêu diệt mọi tiêu cực, hóa giải bùa chú, lời nguyền.

Guru Sengé Dradrok (Đạo sư Sư tử hống)
Guru Sengé Dradrok (Đạo sư Sư tử hống)

– Guru Dorje Drolo (Đạo sư Kim Cương)

Mặt đỏ, 3 mắt, tay cầm khăn Khata và Chày Kim Cang. Guru Dorje Drolo là một hóa thân đặc biệt, mạnh mẽ, có thể xua tan các chướng ngại về tinh thần và cảm xúc. Thực hành Dorje Drolo giúp nhận được sự giúp đỡ hỗ trợ của các sinh mệnh vô hình hoặc ngăn chặn việc bị chúng làm hại hay quấy rầy.

Guru Dorje Drolo (Đạo sư Kim Cương)
Guru Dorje Drolo (Đạo sư Kim Cương)

– Guru Padma Jungne (Đạo sư Hồ Sinh Kim Cương)

Đản sinh trong hoa sen, đầu đội vương miện ngũ trí, có 3 mắt, mặt màu xanh, tay cầm Chuông và Chày Kim Cang.  Danh hiệu này xuất phát từ sự tích đản sinh của ngài.

Thực hành Guru Padmasambhava dưới hình thức Padma Jungney giúp làm sạch, loại bỏ những che chướng tiêu cực, nổi tiếng là vị Phật thanh lọc giúp tiết lộ trí tuệ nguyên thủy và loại bỏ sự ngu dốt.

Guru Padma Jungne
Guru Padma Jungne

Ý nghĩa thờ Đức Liên Hoa Sinh

Đức Liên Hoa Sinh có công lớn trong việc hoằng truyền giáo pháp Kim Cương Thừa. Ngài đã để lại vô số bí lục về các phép tu học hành trì, dùng năng lực thần thông và chân ngôn để nhiếp phục ma quái. Ngài được gọi là Đạo sư Tôn quý, là tấm gương đạo hạnh.

1. Chân ngôn của Đức Liên Hoa Sinh

Chân ngôn của Đức Liên Hoa Sinh là “OM AH HUM VAJRA GURU PADMA SIDDHI HUM“. Trong đó:

OH: Sự huy hoàng, đủ đầy viên mãn của Báo thân

AH: Sự viên mãn bất biến của Pháp thân

HUM: Làm viên mãn hiện tượng hóa thân

VAJRA: Làm viên mãn tất cả các bản tôn heruka của các Mandala

GURU: Căn bản Thượng sư và các Thượng sư truyền trao quán đỉnh, các bậc trì minh

PADMA: Viên mãn thánh chúng Daka và Dakini

SIDDHI: Sinh lực của các bản tôn tài bảo và các vị canh giữ tàng thư giáo pháp

HUM: Sinh lực của các vị Bản tôn hộ pháp

( OM AH HUM: Tịnh hóa ác nghiệp của thân, khẩu, ý. Vajra nghĩa là “kim cương”, Guru “sức nặng”, Padma “hoa sen”…)

2. Lợi ích của việc trì tụng chân ngôn

Việc trì tụng mật chú Đạo sư Kim Cương Thượng Sư sẽ giúp mang đến nhiều lợi lạc cho hành giả. Thần chú giúp ngăn ngừa mọi thế lực tiêu cực của nạn đói, bệnh tật, sự náo động, mùa màng thất thu, những dấu hiệu xấu ở mọi quốc gia, giúp mọi miền được thịnh vượng, hưởng những điều kiện tốt lành.

Trong đời này, đời sau và trong trạng thái trung ấm giữa sự chết và tái sinh, cá nhân thực hành sẽ liên tục gặp được Đức Liên Hoa Sinh. Nếu tụng 100 lần một ngày không gián đoạn, hành giả sẽ trở nên thu hút người khác. Nếu tụng 1.000 hay 10.000 lần mỗi ngày sẽ trở nên rất có uy tín, có được sức mạnh của những ân phước. Nếu tụng 100.000 hay 1.000.000 lần đều đặn, sẽ thực hiện vô lượng lợi lạc vĩ đại cho chúng sinh, được thành tựu sở nguyện…

3. Ý nghĩa của việc thờ cúng

Thực hành Liên Hoa Sinh sẽ giúp hành giả có sức khỏe tốt, bình an, hạnh phúc, sống lâu, thực hiện được các nguyện vọng của Bồ đề tâm ở bạn. Giúp bạn được các thành tựu bình thường, tối cao, thậm chí là giác ngộ.

Tượng Đức Liên Hoa Sinh được thờ ở nhiều nơi
Tượng Đức Liên Hoa Sinh được thờ ở nhiều nơi

Việc tuân thủ những lời dạy của ngài và mở rộng thực hành sẽ giúp chúng ta duy trì những khát vọng ban đầu, vững vàng và kiên định với mục tiêu, nguyện vọng của bản thân.

Việc thờ Đức Liên Hoa Sinh là cách chúng ta thể hiện lòng tôn kính đối với ngài. Đồng thời cũng giúp người thờ nhận được sự gia hộ và trí tuệ của ngài. Giúp chúng ta dễ dàng kết nối và đón nhận sự gia trì bảo hộ từ ngài.

Mặc dù không thể nhìn thấy Ngài bằng mắt thường, nhưng nếu tha thiết cầu nguyện, thường xuyên lễ bái, thực hành Liên Hoa Sinh, người thờ sẽ đón nhận được sự che chở, hộ trì từ Đức Liên Hoa Sinh.

Ngày vía của ngài là Ngày mùng 10 theo lịch Kim Cương Thừa. Vào ngày này, nên quy y, thực hành Liên Hoa Sinh. Tất cả các công hạnh lớn nhất của Đức Kim Cương Thượng Sư Liên Hoa Sinh đều được thành tựu viên mãn vào ngày này.

Các công hạnh thực hành Liên Hoa Sinh:

  • Thanh lọc, loại bỏ những che chướng tiêu cực và sự ngu dốt, giúp hiển lộ trí tuệ nguyên thủy
  • Chuyển đổi năng lượng tiêu cực thành từ bi và hòa bình, giúp tăng năng lực thiền định và trí tuệ, phát triển sức mạnh
  • Phát triển trí tuệ, tăng khả năng tập trung, dễ dàng thông hiểu và thông thạo nhiều pháp môn
  • Nâng cao sự phát triển tâm linh, làm tỏa sáng những phẩm chất tốt đẹp, giúp mang đến nhiều lợi ích cho chúng sinh
  • Duy trì đạo đức tốt đẹp, ngăn ngừa bệnh tật, cái chết đột ngột
  • Điều phục những ảnh hưởng từ bùa chú, lời nguyền, những ma thuật đen, các cảm xúc tiêu cực
  • Xua tan những chướng ngại về tinh thần và cảm xúc.

Bảy lời cầu nguyện Đức Liên Hoa Sinh Thượng Sư

Hung/Xứ Urgyen cõi thiêng Tây Bắc

Đản sinh trong nhị đóa hoa sen

Diệu kỳ thành tựu đã nên

Liên Hoa Sinh đấy là danh gọi Thầy

Không Hành Mẫu thường hằng vi nhiễu

Con theo Thầy từng bước chân tu

Xin Thầy rộng mở lòng từ

Giáng lâm ban phúc gia trì trong con

GURU PADMA SIDDHI HUNG”

Trên đây là một số thông tin về Đức Liên Hoa Sinh có thể bạn chưa biết. Những câu chuyện về ngài phủ đầy màu sắc của những phép màu và huyền thuật. Đến nay, người dân vùng Himalaya cho rằng ngài vẫn còn hiện diện đâu đó, thiền định trong các hang động thiên và vẫn tiếp tục sự nghiệp độ sinh.

Xem thêm:

Cùng chuyên mục

Phật giáo Mật Tông Kim Cương Thừa phát triển mạnh mẽ ở Tây Tạng

Tìm hiểu về Phật giáo Mật tông Kim Cương Thừa của Tây Tạng

Mật Tông là một trong mười Tông phái Phật giáo. Phật giáo Mật tông Kim Cương Thừa của Tây Tạng là tông phái Phái Phật giáo chủ yếu phát triển...

Ý nghĩa chữ trên bài vị táo quân

Bài vị ông Táo mua ở đâu? Ý nghĩa chữ trên bài vị Táo Quân

Bài vị Táo Quân còn được gọi là bài vị Ông Táo, là vật phẩm cần thiết trên bàn thờ Táo Quân. Thờ Táo Quân là nét văn hóa đặc...

mèo thần tài hợp mệnh gì tuổi gì

Mèo Thần Tài hợp mệnh gì, tuổi gì?

Mèo thần tài hợp mệnh gì, tuổi gì là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Có một số quan niệm cho rằng, chỉ khi sử dụng mèo thần...

Tượng Phật Thích Trắng Đế 8 Cạnh Cánh Sen Dát Vàng TCTT-031

Mẫu Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Tĩnh Tâm Bằng Đá Đẹp Nhất

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một trong những vị Phật được tôn sùng và thờ phụng nhiều nhất trong Phật Giáo. Tôn tượng Ngài không chỉ được thờ...

Đức Tara là hiện thân công hạnh của Quan Âm Bồ Tát

Đức Phật Độ Mẫu Tara là ai? Cầu nguyện 21 hóa thân Phật Mẫu Tara

Đức Phật Độ Mẫu Tara được tán thán là Mẹ của tất cả chư Phật, là vị Bản tôn Mẫu tính được tôn kính nhất trong Kim Cương Thừa. Ngài...

Lục Độ Phật Mẫu Tara Xanh là một trong những hóa thân của Đức Tara

Lục Độ Phật Mẫu Tara Xanh: Hình tượng và ý nghĩa thờ cúng

Phật Độ Mẫu Tara là vị Bản tôn mẫu tính được Phật giáo Kim Cương Thừa tôn kính nhất, được tán thán là Mẹ của tất cả chữ Phật. Ngài...

Ẩn