30+ Mẫu Tượng Phật Di Lặc Bằng Bột Đá Đẹp Hoan Hỉ

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo là ai?

Tỉnh thức là gì? Sống tỉnh thức có lợi ích gì?

Bát Chánh Đạo: 8 con đường chân chính chấm dứt khổ đau

Kinh Pháp Cú là gì? Ý nghĩa và lợi ích trì tụng Kinh Pháp Cú

Thất Bảo Luân Vương là gì?

Thất Bảo Luân Vương là bảy báu vật, quý giá, cần thiết, tiêu biểu cho những khả năng năng lực khác nhau mà một bậc Chuyển luân Thánh Vương phải có để duy trì quyền lực. Thất Bảo Luân Vương là pháp khí Mật Tông, thường được dâng cúng và trì tụng trong nghi lễ cúng dàng Mandala. Nếu bạn chưa biết Thấy Bảo Luân Vương là gì, có ý nghĩa ra sao thì có thể tham khảo những thông tin dưới đây.

Thất Bảo Luân Vương là gì?

Mật Tông là tông phái Phật giáo có nhiều chân ngôn, thần chú và sử dụng rất nhiều pháp khí trong tu chứng Phật Pháp, nhằm giúp người tu hành được tăng cường trí tuệ, tăng khả năng kết nối và nhanh chóng đạt được chứng ngộ. Thất bảo là 7 món báu vật quý giá, khi kết hợp với nhau sẽ tạo thành biểu tượng sức mạnh trường kỳ. Được dâng cúng và trì tụng trong nghi thức cúng dàng Mandala*.

*Cúng dàng Mandala là kỹ năng quan trọng của Kim Cương Thừa, mục đích là để xả ly ngã chấp và chấp pháp, giảm thiểu sự cố chấp của con người trước những vật chất thế gian như sự giàu có, tiền tài, danh vọng.

Thất Bảo Luân Vương còn được gọi là Thất chính bảo, là bảy báu xuất hiện khi Chuyển Luân Thánh Vương hiện thế
Thất Bảo Luân Vương còn được gọi là Thất chính bảo, là bảy báu xuất hiện khi Chuyển Luân Thánh Vương hiện thế

Thất Bảo Luân Vương còn được gọi với tên gọi khác là Thất chính bảo, gồm có 7 báu lần lượt là bánh xe báu, voi báu, ngựa báu, chủ tàng thần báu, chủ binh thần báu, Đại Ma Ni báu (ngọc Ma Ni báu) và nữ báu. Theo một số tài liệu khác thì  7 báu này là hoàng hậu báu, tướng quân báu, tể tướng báu, voi báu, pháp luân báu, ngọc báu và ngựa báu hoặc kim luân bảo – thần châu bảo – ngọc nữ bảo – chủ tàng thần bảo – bạch tượng bảo – cam mã bảo – tướng quân bảo.

Thất Bảo là bảy báu hàng đầu cần thiết cho một bậc chuyển luân Thánh Vương để có thể duy trì quyền lực. Nó mang lại cho người sở hữu những năng lực cần thiết để nắm giữ quyền lực bằng chánh pháp. Đại biểu cho sự cát tường trong vũ trụ khi Chuyển Luân Vương giáng thế. Dựa vào các loại pháp bảo này để hàng phục ma chướng, thống trị thế tục, chinh phục tất cả.

Chuyển Luân Thánh Vương là Sát Đế Lợi Đại Quán Đảnh Vương, đã thọ pháp quán đảnh, có địa vị Luân Vương, oai lực tự tại, được mọi người vô cùng tôn trọng. Khi ngài xuất thế thì có bảy báu lần lượt theo vua mà xuất hiện. Chuyển Luân Thánh Vương đã đem Chánh Pháp truyền trao, giáo hóa khắp nơi. Nhờ có Chánh Pháp mà vua đi đến đâu, các tiểu vương, người dân nơi đó đều quy thuận.

Nhờ vua tôn trọng theo Chánh pháp, luôn nhắc nhở mọi người không sát sanh, trộm cướp, tham lam, đố kỵ, tà dâm, nói dối, mà khắp nơi đất đai màu mỡ, tài nguyên phong phú, đất nước giàu mạnh, thành quách cung điện trang nghiêm.

Xét về khía cạnh thực hành tâm linh, bảy báu tượng trưng cho trí tuệ, sức mạnh trường kỳ, giúp hành giả vượt qua các chướng ngại để vươn đến bến bờ giác ngộ. Bảy báu cũng là biểu tượng cúng dường lên Đức Phật, được Mật Tông sử dụng trong dâng cúng và trì tụng. Đối với hành giả Kim Cương Thừa thì thất bảo là biểu tượng cho trí tuệ tính không, cho sức mạnh tinh thần, nội tâm giúp vượt qua mọi chướng ngại.

Ý nghĩa của từng báu trong Thất Bảo

Thất Bảo gồm có bảy món báu vật, người sở hữu 7 báu này là bậc Chuyển luân Thánh Vương, có năng lực thống lĩnh sức mạnh, tri thức và nguồn lực. Mỗi món báu vật đều có những ý nghĩa tượng trưng riêng biệt như sau:

1. Xe báu – Kim luân bảo

Theo Kinh Luân Vương Thất Bảo được Việt dịch bởi Thích Chánh Giác, Đức Phật từng giảng về vị Sát Đế Lợi Đại Quán Đảnh Vương. Vị này đã thọ pháp quán đảnh, được địa vị luân vương, khi vua xuất hiện thì ở thế gian có bảy báu xuất hiện.

Trong đó, xe báu là bánh xe bằng vàng có một ngàn căm, có tướng tròn đầy, đầy oai lực. Kim luân báu hạ từ không trung xuống và đứng trước cửa vua. Vua hết sức vui mừng, bảo quan hầu chuẩn bị bốn chủng binh để đi du hành. Vua sửa sang y phục, khi đi ra cửa thì chiếc xe báu chạy về phía tay mặt của vua.

Xe có công năng thù thắng, vua du hành bốn biển nhưng chỉ trong nháy mắt là có thể trở về cung ngay. Vua dùng bánh xe đi nhiều nơi, bánh xe lăn đến đâu, các tiểu quốc vương thấy vua đến liền dâng cúng vàng bạc châu báu, đồng thời cũng thỉnh cầu vua ở lại trị vị. Tuy nhiên, vua đã từ chối, và căn dặn các vị này hãy tuân theo chánh pháp mà cai trị, không tà dâm, trộm cướp, sát sinh, tham lam, đố kỵ…

Kim Luân báu là tượng trưng cho Chánh pháp, gồm hai phương diện là pháp quyền và chân lý đạo đức. Đây là biểu tượng quan trọng và thiêng liêng, tượng trưng cho giáo Pháp của Đức Phật. Hình ảnh bánh xe đưa vua đi khắp các nước Đông, Tây, Nam, Bắc là biểu trưng cho việc Chuyển Luân Thánh Vương đem Chánh Pháp giáo hóa, trao truyền đến khắp nơi.

2. Voi trắng báu – Bạch tượng bảo

Một lần nọ, khi vua ngồi trên điện lớn, có voi báu xuất hiện. Voi có thân tướng thù diệu, trắng tinh, không có xen tạp, được ví như con rồng lớn có bảy chỗ đầy đặn viên mãn nơi thân. Con voi từ cõi phương Bắc hư không mà đến. Vua thấy voi báu xuất hiện thì hết sức vui mừng, dặn người giữ lấy voi để khi cần sẽ dùng.

Voi báu thường tượng trưng cho sức mạnh quân sự, tượng trưng cho điềm lành. Voi báu cũng có công năng thắng diệu, vào lúc sáng sớm vua cỡi vua đi du hành bốn biển và trở về trong tức khắc. Là biểu thị của Phật pháp truyền rộng khắp nơi. Voi có sức chịu đựng bền bỉ, mạnh mẽ và oai lực, là biểu tượng cho sức mạnh vững chắc, sự bền bỉ kiên định của hành giả đang trên con đường tu đạo.

Voi báu cũng tượng trưng cho sự oai nghiêm, an bình. Là hiện thân dũng lực uy mãnh vô song, tượng trưng cho trí huệ vượt mọi chướng ngại của hành giả. Voi trắng tinh không xen tạp màu sắc khác là biểu tượng của sức mạnh, sự vững vàng của tâm trí.

3. Ngựa báu – Cam mã bảo

Khi Luân Vương Đại Quán Đảnh xuất hiện, có bốn con ngựa báu xuất hiện. Thân chúng tròn đầy, con nào cũng có sắc tướng đẹp đẽ với các màu xanh, đỏ, vàng trắng, bước đi rất nhanh, khéo điều. Vua thấy bốn con ngựa thì trong lòng rất vui mừng, ngựa báu tượng trưng cho điềm lành, nếu cần dùng thì chắc chắn sẽ được như ý.

Mỗi món báu trong Thất Bảo Luân Vương đều có những ý nghĩa riêng biệt
Mỗi món báu trong Thất Bảo Luân Vương đều có những ý nghĩa riêng biệt

Vua bảo các đại thần hãy siêng năng giữ gìn, luyện tập ngựa báu để khi cần dùng sẽ sử dụng. Ngựa báu có công năng thù thắng, vua cưỡi ngựa chu du bốn biển, chỉ trong tức khắc liền có thể trở về cung. Ở đâu có Luân Vương Đại Quán Đảnh xuất hiện thì ở đó ngựa báu cũng xuất hiện.

Cam mã bảo là tượng trưng cho điềm lành, là con vật có khả năng vượt qua mọi chướng ngại. Nêu biểu cho sự siêu thoát, vượt qua những rào cản, vướng bận của Đức Phật với những ràng buộc của thế tục. Ngựa báu là biểu thị sự cát tường, của điềm lành, của nghị lực và sức mạnh vươn đến thành công cũng như nguyện lực đạt đến giác ngộ của hành giả.

Trong Phật giáo, ngựa là biểu tượng của tâm, của sức mạnh, nỗ lực trong việc thực hành pháp. Chỉ cần chúng ta kiểm soát và hướng dẫn chúng một cách đúng đắn thì có thể đạt đến tốc độ mà chúng ta mong muốn. Tiếng hí của ngựa của là biểu tượng cho sức mạnh có thể đánh thức tâm trí u mê trong việc thực hành pháp.

4. Chủ tàng thần báu – cư sĩ báu – tể tướng báu

Vào một lần nọ, khi Chuyển Luân Thánh Vương đang ngồi trên điện lớn thì có Chủ tàng thần báu xuất hiện. Là chủ của kho tàng báu vật to lớn, vững chắc, phú quý, nhiều tiền của. Vị thần chủ kho tàng đến chỗ vua và thưa rằng có một kho tàng lớn, đầy đủ các trân bảo thù diệu, vàng bạc vật báu vô kể, nếu vua cần dùng tôi sẽ dâng tất cả như ý muốn của ngài.

Chuyển Luân Thánh Vương nghe vậy thì rất vui mừng, nhà vua liền bảo rằng người có oai lực, thần thông sắc tướng như vậy là hy hữu vô cùng tốt lành, hãy khéo mà chủ trì, khi nào ta cần ngươi sẽ cung cấp, khi chưa cần thì hãy khéo léo bảo quản.

Đối với một quốc gia, báu cư sĩ tượng trưng cho nhân tài, những người có thiện chí, thiện tâm.  Trong Phật giáo, cư sĩ báu hay còn gọi là tể tướng báu là biểu tượng của trí tuệ, nêu biểu cho hai khía cạnh của nguyên tắc chuyển luân.

Trí tuệ của Đức Phật có mặt, có năng lực cắt đứt mọi gốc rễ vô minh. Kho tàng báu vật tựa như Pháp trong đạo Phật, là vô cùng quý giá, chứa đựng những lời giảng quý báu của Đức Phật. Người chủ tàng thần báu nêu biểu cho sự hỗ trợ của cả cộng đồng.

5. Chủ binh thần báu – tướng quân bảo

Một lần nọ, có vị Chủ binh thần báu xuất hiện trước Chuyển Luân Thánh Vương. Vị này dũng mãnh, oai đức, tài năng, thao lược, có đại trí, sức lực lớn, sắc tướng hội tụ đầy đủ. Chủ binh thần báu cũng khéo léo huấn luyện binh chủng, có năng lực phòng thủy ranh giới vương quốc, không cho quân địch xâm nhiễu.

Chủ binh thần báu đến chỗ vua, nguyện làm việc đúng theo ý vua không hề theo sót. Khi thấy vị chủ binh xuất hiện, nhà vua rất vui mừng, bảo vị này hãy luôn phụ tạ cho ngài, tất cả việc làm ngươi hãy phương tiên, ngươi chính là người đại thủ hộ cho vua. Vị vua giỏi thì phải có tướng tài trợ giúp, không thể lúc nào cũng thân hành làm tất cả mọi việc. Do đó, khi thấy vị chủ binh thần báu xuất hiện, vua rất vui mừng mà nói đây thật sự là phước duyên lành của ngài.

Tướng quân bảo tượng trưng cho sự hộ trì Phật pháp. Những vị hộ trì Phật Pháp, Chánh Pháp còn gọi là hộ pháp, có nhiệm vụ bảo vệ chúng sanh, bảo vệ chánh pháp, tiêu trừ tai họa, hàng phục ma chướng, giúp tâm trong sạch mà hướng Phật.

6. Thần châu bảo – Đại Ma Ni báu

Đại Ma Ni Báu xuất hiện khi Luân Vương hiện thế. Ngọc Ma Ni báu này rất tối thượng, màu sắc đẹp lạ thường, có đầy đủ ánh sáng, ánh sáng mạnh mẽ, chiếu sáng tất cả và có công đức vô cùng. Ở trong cung vua, dù là đêm tối không có ánh đèn, có ngọc báu này phát ra thì giống như ánh sáng mặt trời.

Nhà vua muốn thí nghiệm khả năng của ngọc nên đã bảo quan đại thần chuẩn bị bốn chủng binh để du hành trong rừng lúc ban đêm. Khi đã chuẩn bị xong, nhà vua đặt ngọc báu lên ngọn cờ rồi đi du ngoạn trong rừng. Ánh sáng của ngọc chiếu sáng cả một do tuần như ánh sáng trên trời.

Thần bảo báu – ngọc Đại Ma Ni tượng trưng cho phương tiện là Tâm bồ đề, là trí tuệ, lòng từ bi. Ngọc sáng rực rỡ như tâm bồ đề sáng rực, có khả năng xua tan tối tăm, u mê, bần cùng để chúng sinh vươn lên, đạt được thành tựu niết bàn, không bị rơi vào vòng xoáy luân hồi không lối thoát.

7. Nữ báu – Hoàng hậu báu – ngọc nữ bảo

Khi Chuyển Luân Thánh Vương đang ngồi trên điện lớn thì có ngọc nữ xuất hiện. Ngọc nữ có tướng sắc tuyệt đẹp, dung mạo đoan trang, cử chỉ chuẩn mực, các lỗ chân lông trên người đều toát ra mùi hương vi diệu, lúc nào cũng phảng phất mùi thơm. Giọng nói nàng êm dịu, nhẹ nhàng, hơi thở ra vào luôn luôn có mùi thơm như hoa sen.

Nữ báu hay Hoàng hậu báu là một trong bảy báu của Thất Bảo Luân Vương
Nữ báu hay Hoàng hậu báu là một trong bảy báu của Thất Bảo Luân Vương

Nhà vua đi đâu thì nữ báu theo sau đó, những điều nàng làm điều hoan hỷ tự tại, vô cùng thích hợp, tánh hạnh trinh chánh, không tà nhiễm. Nàng thường nói lời dịu dàng, khả nái, ai cũng thích nghe. Chuyển Luân Thánh Vương cũng nói rằng nữ báu này là phước duyên lành của ngài.

Đối với một vị vua, nữ báu hay hoàng hậu báu là người phụ nữ đức hạnh, đoan chánh, lời nói cử chỉ đúng mực, phù hợp. Trong Phật giáo thì ngọc nữ là biểu thị cho tịnh lạc. Vẻ đẹp và tình thương của bà giống như sự sáng rõ, hỷ lạc, tình thương của các vị Phật giác ngộ với chúng sinh.

Ý nghĩa chung của Thất Bảo Luân Vương

Nhìn chung, bảy báu xuất hiện là nhờ công đức gìn giữ năm giới, thực hành mười điều thiện, cùng với đó là phước báo chăm lo đời sống người dân bằng Chánh pháp, dùng Chánh Pháp mà trị thiên hạ của của Sát Đế Lợi Đại Quán Đảnh Vương. Chính vì thế mà bảy báu mới tự xuất hiện, khi bảy báu này biến mất cũng là điềm báo thọ mạng của Luân Vương sắp hết.

Bảy báu là tượng trưng cho điều kiện để duy trì, phát triển đất nước một cách bền vững. Đó là chánh pháp, sức mạnh quân sự, sức mạnh kinh tế, trí tuệ, nhân tài, tướng tài, người vợ đức hạnh và đặc biệt là một nhà lãnh đạo tài đức.

Như Đức Phật dạy, khi Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Giác xuất hiện, ngài nói pháp bảy giác chi là Niệm giác chi, Tinh tấn giác chi, Trạch pháp giác chi, Khinh an giác chi, Hỷ giác chi, Xả giác chi và Định giác chi. Pháp bảy giác chi chỉ có Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Giác lúc hiện thế mới tuyên nói ra. Cũng giống như bảy báu, chỉ có lúc vua Đại Quán Đảnh Luân Vương xuất hiện thì bảy báu này mới xuất hiện.

Bảy báu là biểu tượng cho sự cát tường khi Chuyển Luân Vương giáng thế, giúp ngài hành phục ma chướng, vượt qua mọi chướng ngại, có năng lực chinh phục tất cả. Đối với người thực hành tâm linh, thất bảo tượng trưng cho trí tuệ, các phương tiện cần thiết giúp hành giả vượt qua chướng ngại đến bến bờ giác ngộ.

Đối với người bình thường, có thể đặt thất bảo Luân Vương trong nhà để thể hiện mong cầu của bản thân. Bởi có thể hiểu, trong thất bảo thì nữ báu biểu tượng cho năng lực của phái nữ; tướng quân báu nêu biểu cho sức mạnh uy vũ, tài thao lược; ngựa báu tượng trưng cho sự cát tường, điềm lành; thần châu tượng trưng cho trí tuệ; chủ tàng thần bảo tượng trưng cho kho báu, của cải…

Trên đây là một số thông tin về Thất Bảo Luân Vương cũng như ý nghĩa riêng của từng món bảo vật. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về bộ pháp khí này.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Bánh xe Mani giúp tích lũy công đức trong thời gian ngắn

Pháp khí Mật Tông Tây Tạng: Ý nghĩa và cách sử dụng

Mật Tông là một trong mười tông phái Phật giáo, chuyên dạy về cách bắt ấn, trì chú và sở hữu một lượng pháp khí phong phú. Mỗi loại pháp...

Chày Kim Cang là pháp khí có năng lực phá trừ mọi vọng tưởng, ngu si, các ma chướng ngoại đạo

Chày Kim Cang là gì? Ý nghĩa trong Phật giáo và cách sử dụng

Chày Kim Cang hay Chùy Kim Cang là một trong những pháp khí nổi tiếng trong Phật giáo Kim Cang Thừa, thường được sử dụng khi trì niệm, khi tu...

tượng tam thế phật bằng đá trắng đế to đẹp

Tam Thế Phật gồm những vị nào? Thờ Tam Thế Phật có ý nghĩa gì?

Tam Thế Phật là bộ tượng gồm 3 vị chư phật giống hệt nhau, được tạc trong tư thế ngồi kiết già. Ba vị chư phật này đại diện cho...

Tám món pháp khí này có thể mang đến bình an, cát tường

Bát Bảo Cát Tường là gì? Có ý nghĩa gì trong Phật giáo?

Bát Bảo Cát Tường là bộ tám pháp khí trong Phật giáo Tây Tạng, là biểu tượng của sự may mắn, cát tường. Tên gọi khác của bộ tám pháp...

Đại Thế Chí Bồ Tát là ai? Hình tượng và ý nghĩa thờ cúng

Đại Thế Chí Bồ tát là một trong những vị Bồ tát lâu đời và quyền lực. Ngài là thị giả của Đức Phật A Di Đà, đứng bên phải...

Bánh xe cầu nguyện là phương tiện thiện xảo giúp tích lũy công đức nhanh chóng

Kinh luân xoay là gì? Ý nghĩa và cách sử dụng

Kinh Luân xoay hay bánh xe mani là một trong những pháp khí vô cùng phổ biến trong Phật giáo Tây Tạng. Đến với đất nước này, chúng ta sẽ...

Ẩn