Linh Sơn Thánh Mẫu là ai? Hình tượng và cách thờ cúng

Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo là ai?

Kinh Pháp Cú là gì? Ý nghĩa và lợi ích trì tụng Kinh Pháp Cú

Tượng 3 Vị Tam Thanh Đạo Tổ: Ý nghĩa và cách thờ cúng

Phật Bất Động Minh Vương là ai? Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Ý nghĩa 2 tượng Hộ Pháp Tiêu Diện Đại Sĩ và Vi Đà Thiên Tôn

Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ: Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Kinh luân xoay là gì? Ý nghĩa và cách sử dụng

Bát Bảo Cát Tường là gì? Có ý nghĩa gì trong Phật giáo?

Thất Bảo Luân Vương là gì?

Tượng 5 Mẹ Ngũ Hành: Ý nghĩa và thờ cúng

Ngũ Hành Nương Nương hay 5 mẹ Ngũ Hành là 5 vị thần đại diện cho năm yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Tục thờ Ngũ Hành Nương Nương đã xuất hiện từ lâu và trở thành một nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Tượng 5 mẹ Ngũ Hành không chỉ được thờ rộng rãi tại các miếu, đình, chùa mà còn được nhiều gia đình thỉnh về thờ tại gia.

5 Mẹ Ngũ Hành là ai?

Chúng ta thường nghe đến lễ vía Ngũ Hành Nương Nương hay lễ hội miếu bà Ngũ Hành nhưng ít ai rõ 5 mẹ Ngũ Hành là ai, được thờ phụng như thế nào và tục thờ này bắt đầu từ đâu. Được biết, Miếu Bà Ngũ hành được tặng 4 đạo sắc Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi Thượng Đẳng Thần. Năm 1850 lại được vua Tự Đức cấp 2 đạo sắc là Thủy Long Thần Nữ Thượng Đẳng Thần và Thiên Y A Na Thần Nữ Thượng Đẳng Thần.

Tục thờ Ngũ Hành Nương Nương ở Việt Nam

Năm mẹ Ngũ Hành còn được gọi là Ngũ Hành Nương Nương, Chúa Bà Ngũ Hành, Ngũ Hành Thần Nữ, Ngũ Hành Tiên Nương. Đây là một trong những tín ngưỡng dân gian đặc trưng ở Việt Nam, được thờ vô cùng phổ biến ở khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Việc thờ Ngũ Hành Nương Nương xuất phát từ đặc điểm của nước ta, là đất nước có nền nông nghiệp lúa nước đặc biệt phát triển. Với mong cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no thịnh vượng. Người dân đã hình tượng hóa và tin thờ Ngũ Hành Nương Nương.

Tục thờ Ngũ Hành Nương Nương đã xuất hiện từ lâu và được lâu truyền rộng rãi tại Việt Nam
Tục thờ Ngũ Hành Nương Nương đã xuất hiện từ lâu và được lâu truyền rộng rãi tại Việt Nam

Nói về tục thờ Ngũ Hành Nương Nương trước hết phải hiểu được về khái niệm Ngũ Hành. Ngũ Hành bắt nguồn từ quan niệm triết học của người Trung Quốc cổ, vạn vật đều được sinh ra từ năm nguyên tố cơ bản là Kim (kim loại), Mộc(cây cối), Thủy (nước), Hỏa (lửa), Thổ (đất). Năm yếu tố vật chất này tạo nên thế giới và có sự tương sinh, tương khắc với nhau. Ngũ hành luôn luân chuyển, biến đổi không ngừng, tồn tại mãi theo không gian và thời gian, là nền tảng sinh ra vạn vật.

Các học thuyết, quy luật ngũ hành được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đời sống. Dần dần được du nhập vào Việt Nam, được biến đổi, tín ngưỡng hóa, trở thành nét tín ngưỡng riêng tại Việt Nam nói riêng và nhiều quốc gia Đông Á khác nói chung. Với sự tiếp nhận có chọn lọc, kết hợp cùng những tín ngưỡng văn hóa dân gian bản xứ, người Việt đưa thuyết ngũ hành vào thờ phụng. Trong đó, hình tượng đại diện là Chúa Bà Ngũ Hành hay Ngũ Hành Nương Nương. Tục thờ Năm mẹ Ngũ Hành được tiếp nhận và lưu truyền rộng rãi cho đến ngày nay, phổ biến nhất ở khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Năm mẹ Ngũ Hành là ai?

Thờ Năm mẹ Ngũ Hành là văn hóa tín ngưỡng dân gian. Tín ngưỡng này được thừa nhận bởi các đời vua chúa. Theo đó, Ngũ Hành Nương Nương đã được triều Nguyễn sắc phong, khẳng định tính chính thống, cho phép dân nhân thờ tự ở khắp nơi. Đồng thời công nhận Chúa Bà Ngũ Hành là vị nữ thần đồng vị với các vị bách thần khác.

Tượng 5 Mẹ Ngũ Hành: Ý nghĩa và thờ cúng
Tượng 5 Mẹ Ngũ Hành: Ý nghĩa và thờ cúng

>> Xem giá thỉnh: Tượng 5 Mẹ Ngũ Hành Bột Đá Đài Loan MNH-001

Sắc phong của Chúa Bà ngũ hành được tồn tại ở hai dạng là phong riêng và phong chung, điều này phù thuộc vào việc thờ tự ở từng địa phương. Có những nơi chỉ thờ tự một trong năm vị này, cũng có những nơi thờ cả năm vị. Vị trí cao nhất mà Mẹ Ngũ Hành được phong đó là thượng đẳng thần, tức vị thần có chức vị cao nhất. Năm mẹ Ngũ Hành được thờ bao gồm:

  • Đệ Nhất Chúa Bà Kim Tinh Thần Nữ
  • Đệ Nhị Chúa Bà Mộc Tinh Thần Nữ
  • Đệ Tam Chúa Bà Thủy Tinh Thần Nữ
  • Đệ Tứ Chúa Bà Hỏa Phong Thần Nữ
  • Đệ Ngũ Chúa Bà Thổ Đức Thần Nữ

Ngày nay, việc thờ Năm mẹ Ngũ Hành ở các địa phương cũng có sự khác biệt nhất định. Có nơi gọi là Thủy Đức Thánh Phi, Kim Đức Thánh Phi, Chúa Sắt Thần Nữ hay Hỏa Tinh Thần Nữ… Tên gọi của 5 mẹ khi là Ngũ Hành Thần Nữ, Ngũ Tiên Nương Nương, khi lại là Ngũ Hành Nương Nương, Năm mẹ Ngũ Hành…

Tượng 5 Mẹ Ngũ Hành Bằng Bột Đá Áo Gấm MNH-003
Tượng 5 Mẹ Ngũ Hành Bằng Bột Đá Áo Gấm MNH-003

>> Xem giá thỉnh: Tượng 5 Mẹ Ngũ Hành Bằng Bột Đá Áo Gấm MNH-003

Sắc phong Ngũ Hành Nương Nương

Như đã đề cập, Ngũ Hành Nương Nương đã được sắc phong và chính thức thừa nhận tại Việt Nam. Cụ thể, vào năm Duy Tân Thứ 5 (năm 1911), triều đình nhà Nguyễn đã sắc phong chung cho Năm mẹ Ngũ Hành là “Đức Thánh Nương, Trứ Phong Dực Bảo Trung Hưng Thượng Đẳng Thần“. Trong đó, Thượng Đẳng Thần tức là những vị thần có chức vị, quyền năng cao nhất.

Ngoài ra, còn sắc phong riêng cho từng vị như sau:

  • Thổ Đức Thánh Phi Tặng Hoằng Đại Hậu Trung Đẳng Thần
  • Hỏa Đức Thánh Phi Tôn Thần Gia Tặng Ôn Hậu Quang Trung Đẳng Thần
  • Kim Đức Thánh Phi Tặng Chiếu Hiền Hậu Ứng Trung Đẳng Thần
  • Thủy Đức Thánh Phi Tôn Thần Gia Tặng Ôn Hậu Quang Trung Đẳng Thần
  • Mộc Đức Thánh Phi Thanh Tú Khởi Trực Trung Đẳng Thần.

Từ sắc phong này, có thể thấy, tục thờ Ngũ Hành Nương Nương là chính thống ở Việt Nam. Tại nhiều địa phương ở khu vực phía Nam, miếu Ngũ Hành Nương Nương xuất hiện ở rất nhiều nơi. Có những nơi chỉ là những ngôi miếu nhỏ, đơn sơ nhưng cũng có nhiều nơi rất trang trọng, oai nghiêm.

Tượng 5 Mẹ Ngũ Hành Bằng Poly MNH-002
Tượng 5 Mẹ Ngũ Hành Bằng Poly MNH-002

>> Xem giá thỉnh: Tượng 5 Mẹ Ngũ Hành Bằng Poly MNH-002

Bàn thờ của Chúa Bà xuất hiện ở rất nhiều các ngôi miếu thờ, am thờ hay đình, lăng. Đôi khi người dân cũng dựng miếu thờ nhỏ ở đất thổ cư, vườn tược, cạnh các ao cá, chuồng gà chuồng vịt nhà mình. Thậm chí, miếu thờ Chúa Bà cũng được đặt cạnh bàn thờ Thành Hoàng.

Ý nghĩa của thờ Ngũ Hành Nương Nương

Tượng Ngũ Hành Nương Nương thường được thờ trong các am, miếu, điện… Có rất nhiều miếu thờ lớn nhỏ ở khắp nơi, thường được gọi là miếu bà hay miếu ngũ hành, bên trong có đặt tượng thờ của 5 mẹ Ngũ Hành. Là một quốc gia phát triển với trụ cột là nền nông nghiệp lúa nước, do đó, năm mẹ Ngũ Hành được thờ phụng rộng rãi ở nước ta với ý nghĩa riêng biệt.

Năm vị Nữ thần Ngũ Hành được thờ phụng xuất phát từ niềm tin các bà có nhất quyền năng nhất định với đất, lửa, nước, kim loại, cây cối. Do đó, thờ các bà sẽ giúp phù hộ cho đời sống sinh hoạt của người dân trong xã hội nông nghiệp, giúp cho đất đai trù phú, củi lửa hanh thông, cây cối tốt tươi, nguồn nước dồi dào, phù hợp với những cư dân trong quá trình khai hoang, trồng trọt.

Tượng thờ 5 mẹ Ngũ Hành với 5 bức tượng có màu sắc y áo riêng biệt
Tượng thờ 5 mẹ Ngũ Hành với 5 bức tượng có màu sắc y áo riêng biệt

Ngũ Hành Nương Nương là mẹ sinh dưỡng của muôn loài, đồng thời cũng là hiện thân của sự cai quản, chăm sóc tự nhiên, giúp mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm yên, bình an, hạnh phúc, mang đến những điều tốt đẹp cho con người. Việc thờ 5 mẹ Ngũ Hành cũng mang ý nghĩa mong cầu quốc thái dân an, cuộc sống ấm no, gia đình được nhiều điều tốt lành, vạn sự hanh thông, đa phúc đa lộc.

Ngũ Hành Nương Nương là tín ngưỡng dân gian, tuy nhiên, các bà vẫn được ở một số ngôi chùa cổ như chùa Vạn Thọ (Quận 1), chùa Phổ Đà Quan Âm (Gò Vấp), chùa Bình An (Bình Tân)… Dân gian tin rằng, Các Bà là những vị thần giáng thế giúp đỡ cho dân chúng, thờ các bà sẽ được phù hộ, độ trì. Đồng thời, việc thờ phụng cũng là cách mà nhân dân thể hiện niềm tin và sự nhớ ơn đến các Bà.

Theo dân gian, Ngũ Hành Nương Nương liên quan đến các nghề như đất đai (nông nghiệp), kim khí (công nghiệp), sông nước (ngư nghiệp), gỗ (lâm nghiệp), củi lửa (tiểu thủ công nghiệp)… Các Bà có những quyền năng liên quan đến mọi ngành nghề, có thể ban lộc cho nông dân, ngư dân, thợ thủ công… Từ đó giúp người thờ được làm ăn thuận lợi, công việc, cuộc sống được suôn sẻ, có của ăn, của để, tài lộc dồi dào.

Tượng 5 Mẹ Ngũ Hành: Ý nghĩa và thờ cúng

Cách thỉnh và thờ 5 mẹ Ngũ Hành

Việc thờ cúng 5 mẹ Ngũ Hành đã trở thành một tục lệ, một nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng của người dân khu vực phía Nam nói riêng và người Việt nói chung. Có thể thấy mức độ phổ biến thông qua việc có rất nhiều am, miếu thờ 5 vị này. Không chỉ được thờ ở các ngôi miếu, đình lớn riêng biệt, có rất nhiều gia đình thỉnh và thờ 5 mẹ Ngũ Hành tại nhà để cầu bình an, may mắn, gia đạo ấm êm, cuộc sống suôn sẻ.

Tượng 5 Mẹ Ngũ Hành: Ý nghĩa và thờ cúng

Cách thỉnh 5 mẹ Ngũ Hành

Nhìn chung cách thờ 5 mẹ Ngũ Hành tại nhà cũng tương đối giống với các vị thần khác. Gia chủ có thể lập một bàn thờ, miếu thờ nhỏ ở vị trí thích hợp. Chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm thờ cần thiết như bát hương, lọ hoa, chóe nước, đĩa trái cây… Sau đó chọn mẫu tượng thờ phù hợp, chọn địa chỉ đáng tin cậy để thỉnh tượng thờ và tiến hành khai quang điểm nhãn cho tượng.

Sau khi đã chọn được mẫu tượng thờ phù hợp. Gia chủ sắm sửa lễ vật, chọn ngày đẹp, giờ đẹp và thỉnh 5 mẹ Ngũ Hành về rồi làm lễ an vị tượng. Như đã đề cập, miếu thờ Ngũ Hành Nương Nương được lập ở rất nhiều nơi, có nơi thờ ở am thờ nhỏ, có nơi có bàn thờ riêng. Có thể thờ trong nhà, trên đất thổ cư hoặc vườn tược của mình đều được. Cũng có nhiều nhà dựng một ngôi miếu thờ Bà thật nhỏ rồi đặt ở cạnh chuồng gà vịt hay các ao nuôi cá, các vị trí phù hợp để thờ cúng.

Tượng 5 Mẹ Ngũ Hành: Ý nghĩa và thờ cúng

Tượng 5 mẹ Ngũ Hành

Tượng 5 mẹ Ngũ Hành rất quan trọng khi thờ cúng các Bà. Lập miếu thờ, bàn thờ Ngũ Hành Nương Nương thì không thể không có tượng thờ. Hiện nay, tượng thờ được chế tác vô cùng tinh xảo theo khuôn mẫu truyền thống. Bộ tượng bao gồm 5 tượng thể hiện 5 vị nương nương trong tư thế ngồi trang nghiêm, trang phục tinh tươm, sang trọng. Trên đầu là mũ mão, thân đeo thắt lưng, hai tay đặt trước ngực dáng vẻ đoan trang, cao quý.

Tượng 5 mẹ Ngũ Hành có thể được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau. Tuy nhiên, các mẫu tượng bằng bột đá cao cấp thường được ưa chuộng hơn hết. Lý do là tượng có tính thẩm mỹ và độ bền cao, có thể thỉnh và thờ trong thời gian dài mà không cần lo lắng tượng hư hỏng, xuống cấp.

Tượng 5 Mẹ Ngũ Hành: Ý nghĩa và thờ cúng

Cách thờ Ngũ Hành Nương Nương

Thờ Ngũ Hành Nương Nương hay bất kỳ vị thần thánh khác, gia chủ cần phải có sự thành tâm, một lòng tôn kính, tín ngưỡng các Bà. Tuyệt đối không thờ vì thấy người khác thờ thì mình cũng thờ hoặc thờ vì che giấu tội lỗi, điều bất lương. Tục thờ Chúa Bà Ngũ Hành ngày càng phổ biến, phát triển sâu rộng, có vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người Việt.

Việc thờ 5 mẹ Ngũ Hành không quá phức tạp, bạn có thể tham khảo các gợi ý sau đây:

  • Theo tục lệ, ngày vía Bà Chúa Ngũ Hành là ngày 19/3 âm lịch. Tuy nhiên, cũng có nhiều địa phương cúng lễ ngày khác nhưng vẫn xoay quanh các ngày trong tháng 3 theo quan niệm “tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”.
  • Vào ngày vía Ngũ Hành Nương Nương, dân gian thường có tục “đắp y cho mẹ”, đây là nghi thức lau chùi, sơn sửa, thay áo mũ mới cho các pho tượng Bà.
  • Ngoài ra, người thờ cúng có thể dâng các oản lễ, lễ vật, dâng mâm cúng lễ cho các Bà chứ không nhất thiết phải chờ đến ngày vía vào tháng 3 âm lịch.

Tượng 5 Mẹ Ngũ Hành: Ý nghĩa và thờ cúng

Được biết, lễ hội vía Chúa Bà Ngũ Hành diễn ra từ ngày 18 – 21 tháng giêng âm lịch. Vào ngày 18, người dân sẽ mở cửa chính của miếu, thượng cờ, quét dọn, bày biện, trang trí, treo đèn, kết hoa. Sau đó thực hiện lễ Mộc Dục, tức là tắm rửa cho thần vị của các Bà. người thực hiện lễ mặc áo dài, khăn đóng, pha nước hoa và dùng khăn sạch để lau rửa 5 Bà.

Tiếp đến là lễ khai chung cổ, tiến hành đánh chuông, trống trong lễ kỳ yên, cầu an và tiến hành khai mạc lễ hội Miếu Bà. Cũng ngày hôm đó, một vị sư sẽ thực hiện nghi thức tụng kinh cầu an. Song song đó là một vị Hương cả quỳ trước bàn thờ khấn mong phù hộ cho bá tánh an cư lạc nghiệp, mưa thuận gió hòa, nhà nhà hạnh phúc ấm no.

Vào ngày 19 sẽ diễn ra các nghi lễ, trò chơi như hát bóng rỗi, múa bóng ca tụng linh hiển và công đức của bà. Sau là các tiết mục, các trò diễn dân gian như múa bông huệ, múa dâng lộc, múa khạp, múa dao, múa dâng rượu…

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

phật bản mệnh tuổi dậu là ai ?

Phật Bản Mệnh Tuổi Dậu Là Ai ?

Phật bản mệnh tuổi dậu là ai? Vị Phật đó có hạnh nguyện như thế nào ? Tuổi Dậu là những người có tính cách mạnh mẽ, nhiệt tình và...

ngày vía quan âm là ngày nào ? mâm cúng vía Quan Âm

Các Ngày Vía Quan Âm Và Ý Nghĩa

Ngày Vía Quan Âm là ngày nào trong năm ? Ngày vía Quan Âm có ý nghĩa gì ? Vì sao chúng ta niệm danh hiệu của Ngài là "Nam...

Lễ quy y Tam Bảo thường được tiến hành long trọng và nghiêm trang

Quy y Tam Bảo là gì? Nghi thức và lợi ích Quy y Tam Bảo

Chúng ta thường nghe đến từ quy y hay quy y Tam Bảo. Thế nhưng thực sự hiểu về ý nghĩa, lợi ích cũng như nghi thức quy y thì...

Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ rất nổi danh trong hàng ngũ nữ tiên

Tượng Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ: Ý nghĩa và cách thờ cúng

Tượng mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ được thờ vô cùng phổ biến, bà là thần độ mạng, đại diện cho chính nghĩa, công lý, luôn bảo vệ, chở che cho...

Chùa, tịnh xá, thiền viện, tự viện, am khác nhau như thế nào

Chùa, Tịnh Xá, Thiền Viện, Tự Viện, Am khác nhau thế nào?

Chúng ta thường nghe đến các từ như chùa, tịnh xá, am, tự viện... Đây đều là những từ để chỉ cho nơi tu tập của cộng đồng tu sĩ...

Phật giáo Nguyên Thủy còn được gọi là Phật giáo Tiểu Thừa

Tìm hiểu về các tông phái Phật giáo tại Việt Nam

Phật giáo được truyền bá tại Việt Nam qua 2 con đường chính là truyền bá thẳng bởi các nhà sư Ấn Độ vào Việt Nam và truyền bá từ...

Ẩn