30+ Mẫu Tượng Phật Di Lặc Bằng Bột Đá Đẹp Hoan Hỉ

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo là ai?

Tỉnh thức là gì? Sống tỉnh thức có lợi ích gì?

Bát Chánh Đạo: 8 con đường chân chính chấm dứt khổ đau

Kinh Pháp Cú là gì? Ý nghĩa và lợi ích trì tụng Kinh Pháp Cú

Kinh luân xoay là gì? Ý nghĩa và cách sử dụng

Kinh Luân xoay hay bánh xe mani là một trong những pháp khí vô cùng phổ biến trong Phật giáo Tây Tạng. Đến với đất nước này, chúng ta sẽ thấy rất nhiều người, đặc biệt là những người già, hay cầm kinh luân trong tay, miệng lúc nào cũng lẩm nhẩm tụng câu chú “Om Mani Padme Hum”. Nói như vậy để thấy, kinh luân xoay có ý nghĩa vô cùng đặc biệt với người dân Tây Tạng. 

Kinh Luân xoay là gì?

Kinh Luân xoay còn được gọi là bánh xe cầu nguyện hay bánh xe mani, là pháp khí giúp tịnh hóa ác nghiệp, tích lũy công đức trong thời gian ngắn. Được biết, ở Tây Tạng, nơi nào có giáo lý Đại thừa của Kim Cương thừa thì nơi đó có pháp tu kinh luân. Theo một số tài liệu, pháp này do ngài Long Thọ ban cho Sư Diện Phật Mẫu (Dakini Singhamukha), sau đó Sư Diện Phật Mẫu đã trao cho đức Liên Hoa Sanh, người truyền pháp này vào Tây Tạng.

Kinh Luân quay còn có tên gọi khác là bánh xe mani hay bánh xe cầu nguyện
Kinh Luân quay còn có tên gọi khác là bánh xe mani hay bánh xe cầu nguyện

Bánh xe cầu nguyện được Phật giáo Tây Tạng sử dụng trong việc hành trì tụng niệm. Loại bánh xe này có thiết kế với kích thước đa dạng, có thể nhỏ khoảng vài centimet cũng có thể lớn đến vài mét. Kinh Luân có trụ hình tròn, ở chính giữa là một cái trụ, có thể giúp xoay quanh được. Trong trụ là những tấm giấy có chép kinh văn, bên ngoài của kinh luân chạm khắc thần chú Lục Tự Đại Minh Chân ngôn*.

*Lục Tự Đại Minh Chú là câu thần chú của Quán Thế Âm Bồ Tát và các chư Phật “Om Mani PadMe HUm” (Án ma ni bát di hồng). Lục Tự Đại Minh Chú tức là câu chú 6 âm, có oai lực tương đương với oai lực của chú Đại Bi. Có khả năng giúp chúng sinh tiêu ác nghiệp, giải nạn, có khả năng đưa người ra khỏi đưa ngục, đưa lên cõi trời, cõi Phật, thoát khỏi 3 đường ác. 

Ngoài ra, trên Kinh Luân còn có một số biểu tượng Phật giáo như Cát Tường Thù Thắng, Tam Muội Da của chư Phật. Bánh xe mani là pháp khí thường được dùng trong việc trì chú, tụng kinh, niệm Phật. Đây là một bộ phận không thể tách rời trong văn hóa thực hành tâm linh của Phật giáo Tây Tạng, mục đích chính là xoa dịu khổ đau cho mọi chúng sinh.

Theo kinh điển Phật giáo, khi Đức Thế Tôn thành đạo, ngài đã ngồi im lặng đến khi các Chư Thiên xuống thỉnh Ngài chuyển bánh xe Pháp và thuyết giảng hoằng truyền giáo pháp về chân lý vũ trụ, về con đường giác ngộ. Bánh xe Mani chính là phương tiện giúp người thực hành kết nối với bánh xe chánh pháp của chư Phật.

Ý nghĩa của Kinh Luân xoay

Kinh Luân xoay được sử dụng khi trì chú, tụng kinh, niệm Phật. Người cầu nguyện sẽ vừa xoay bánh xe mani vừa tụng niệm thần chú 6 âm “Om Mani Padme Hum”, nhằm để ca tụng, ghi nhớ hồng danh chư Phật và xoa dịu mọi khổ đau của chúng sinh. Trong kinh điển Phật giáo, Kinh Luân xoay giúp tiêu trừ nghiệp chướng, tích lũy phước báu nhanh chóng, mang đến nhiều may mắn và lợi lạc.

Kinh Luân quay có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau
Kinh Luân quay có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau

Kinh Luân có thể được thiết kế nhỏ gọn để người trì tụng vừa đọc thần chú, vừa dùng lực tay để quay. Ngoài ra, cũng có những bánh xe cầu nguyện quay bằng sức gió, bằng lửa, bằng nước. Ở trên núi cao, người ta sẽ dựng kinh luân lớn được xoay bằng gió. Kinh luân sẽ phát ra các luồng gió lành, đem đến lợi lạc to lớn, góp phần giúp chúng sinh giải thoát khỏi khổ đau trong 3 đường ác.

Quay bánh xe Mani được xem là một trong những cách tạo công đức vô lượng một cách đơn giản nhất. Khi kinh luân được quay bằng lửa, chúng sinh sẽ thấy được ánh sáng từ bánh xe cầu nguyện, từ đó mà được tịnh hóa khỏi khổ ải, sớm thoát khỏi khổ đau. Người quay kinh luân sẽ nhận được nhiều lợi lạc, phước báu.

Bánh xe cầu nguyện nước được quay bằng sức nước. Với bánh xe này, nước được ban phước khi chạm vào bánh xe. Khi dòng nước này đổ vào hồ hoặc đại diện, nó mang theo năng lực tịnh hóa các loài vật sống trong nơi này.

Trong bánh xe có chứa câu thần chú Om Mani Padme Hum, những chúng sinh xoay bánh xe bằng tay thì cứ xoay một vòng sẽ tượng trưng cho việc đọc một lượt câu thần chú. Các bánh xe cầu nguyện chứa hàng nghìn câu tụng niệm thần chú 6 âm, chứa đựng tấm lòng đại bi của Quan Thế Âm Bồ Tát. Đây là câu chú có thể tạo ra niềm vui, bình an, lòng từ ái, giúp hóa giải buồn khổ của chúng sinh.

Theo kinh điển Phật giáo, Kinh Luân còn được xem là hiện thân của giáo pháp thuyết giảng của Đức Phật. Khi kinh luân chuyển động, chân ngôn bên trong cũng từ từ chuyển động theo, mang đến một nguồn năng lượng từ trường lớn, giúp chúng sanh tự an lành, thức tỉnh. Đồng thời, việc sử dụng kinh luân quay còn giúp nuôi dưỡng Phật tánh sâu trong tâm thức mỗi người.

Những lợi ích khi quay kinh luân

Kinh Luân xoay chính là phương tiện thiện xảo nhất trong các phương tiện, có thể giúp hành giả tu tập công đức một cách rốt ráo, giúp rút ngắn được tối đa thời gian tích lũy phước báu. Việc quay Kinh Luân có thể giúp hành giả kết nối với chủng tử từ bi và trí tuệ của chư Phật, giúp thức tỉnh và nuôi dưỡng Phật tính bên trong mỗi người.

Bánh xe cầu nguyện là phương tiện thiện xảo giúp tích lũy công đức nhanh chóng
Bánh xe cầu nguyện là phương tiện thiện xảo giúp tích lũy công đức nhanh chóng

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từng giảng rằng: “Quay Kinh Luân một lần thôi thì lợi lạc còn gấp bảy hay chín lần nhập thất vì tâm vị kỷ”. Việc thực hành pháp tu kinh luân sẽ giúp tích lũy công đức và tịnh hóa nghiệp chướng. Lợi lạc của việc trì tụng Lục Tự Đại Minh Chú kết hợp với quay kinh luân ngang bằng với việc trì tụng chân ngôn.

Đức Phật A Di Đà cũng từng dạy những ai quay bánh xe trong khi trì tụng thần chú 6 âm sẽ gặp được may mắn như được diện kiến hàng nghìn chư Phật mười phương. Người ta cũng tin rằng, nếu bánh xe cầu nguyện có 1000 câu thần chú Om Mani Padme Hum thì việc quay bánh xe cũng giống như chúng ta đã niệm 1000 lần câu thần chú này.

Các tài liệu Phật giáo Tây Tạng cổ đã đề cập đến các lợi lạc của việc sử dụng Kinh Luân quay như sau:

  • Khi quay Kinh Luân thì các hộ pháp, chư Dakini, tất cả bổn tôn thiền định sẽ gia hộ độ trì cho bạn
  • Khi bánh xe Kinh Luân xoay, năng lượng phước báu được tạo ra vô cùng nhanh chóng, có uy lực giúp bạn giải thoát khỏi ma quỷ, chướng ngại, ngoại đạo, phá giới.
  • Kinh luân xoay là phương tiện thiện xảo lớn lao, giúp bảo vệ, gia trì cho chúng ta khỏi các chướng ngoại, ma quỷ, tinh linh xấu và 18 cái chết phi thời.
  • Kinh Luân quay là viên ngọc báu quý giá giúp đạt được sở nguyện, thành tựu siêu việt. Người quay kinh luân với tấm lòng thành kính sám hối sẽ được loại trừ 5 hành động báo ứng nhãn tiền, 8 tà kiến, 4 trọng tội và 10 hành vi tội lỗi.
  • Người quay kinh luân, người chạm tay vào kinh luân sẽ không bị đọa vào 3 đường ác và được đưa đến chứng ngộ Phật quả.

Đối với những người sử dụng kinh luân quay, biết quán tưởng đúng đắn khi quay kinh luân thì sẽ nhận được những lợi ích vô cùng to lớn. Số lần sử dụng kinh luân quay kết hợp với trì tụng thần chú 6 âm sẽ có những ý nghĩa tương ứng nhất định như sau:

Quay 1 lần: Tương đương với việc đọc một lần Tanjur, luận giải về giáo lý của Đức Phật

Quay 2 lần: Tương đương với việc đọc kinh Phật 1 lần

Quay 3 lần: Giúp tịnh hóa thân – khẩu – ý

Quay 10 lần: Giúp loại bỏ khối ác hạnh lớn như núi Tudi

Quay 100 lần: Sẽ sánh ngang Yama, vua Phật

Quay 1000 lần: Nhận ra ý nghĩa của Pháp Thân, tạo phước báu cho chính mình

Quay 10.000 lần: Làm lợi ích cho người khác

Quay 100.000 lần: Được sanh làm người hầu của Đức Chenrezi

Quay 1 triệu lần: Toàn chúng sanh đạt được lợi lạc, hoan hỷ, hạnh phúc

Quay 10 triệu lần: Giúp cứu thoát chúng sanh hữu tình khỏi địa ngục

Quay 100 triệu lần: Bạn sẽ đồng đẳng với Đức Chenrezi (Đức Quán Thế Âm theo cách gọi của người Tây Tạng)

Những lợi ích khi thực hành kinh luân

Pháp tu Kinh Luân giúp chúng sinh tích lũy công đức và tịnh hóa được vô vàn nghiệp chướng. Kinh luân quay là pháp khí Mật Tông Tây Tạng quan trọng, được sử dụng trong trì chú, tụng kinh, niệm Phật. Không chỉ giúp thức tỉnh Phật tính, phá trừ ma chướng mà còn giúp kết nối với chủng tử từ bi và trí tuệ chư Phật. Những người không tu đạo đặt Kinh Luân trong nhà sẽ giúp mang đến trường năng lượng an lành, tích cực, nhận được sự bảo hộ của chư Phật.

Những hành giả thực hành Kinh Luân sẽ nhận được những lợi ích sau:

  • Được tịnh hóa thân – khẩu – ý, được chuyển thân – khẩu – ý của mình thành thân – khẩu – ý của một vị Phật, toàn bộ thân của người đó sẽ thành cõi tịnh độ
  • Đặt kinh luân trong nhà thì toàn bộ nhà cửa, của cải đều được tịnh hóa thành cõi Potala, được chư Phật, hộ pháp bảo hộ
  • Các chúng sinh quanh khu vực có Kinh Luân sẽ được độ hóa, nhận được nhiều lợi lạc, không bị đọa vào 3 đường ác, đặc biệt là các cõi thấp như cõi súc sanh
  • Giúp tích lũy công đức, công quả cho bản thân, làm lợi ích cho chính mình và mọi người. Giúp chữa lành bệnh tật, ngăn chặn tai họa do tà ma, ác quỷ, tinh linh xấu xa gây ra.

Ý nghĩa của việc đặt kinh luân xoay trong nhà

Như đã đề cập, trong Phật giáo Tây Tạng, việc lắp đặt kinh luân hoặc sử dụng kinh luân sẽ mang đến lợi lạc vô cùng lớn lao. Kinh Luân chính là hiện thân của kim khẩu giác ngộ của chư Phật. Khi kinh luân chuyển động, các chuỗi chân ngôn bên trong sẽ chuyển động, mang đến sự gia trì an lành, tích cực cho gia đình.

Kinh Luân đặt trong nhà sẽ giúp gia đình nhận được sự gia hộ của chư Phật
Kinh Luân đặt trong nhà sẽ giúp gia đình nhận được sự gia hộ của chư Phật

Khi Kinh Luân xoay được đặt trong nhà, gia đình sẽ nhận được sự trường lạc, có những nguồn năng lượng tích cực, dồi dào. Không chỉ vậy, việc các thành viên trong gia đình thường xuyên thành tâm, quán tưởng đúng đắn khi quay kinh luân sẽ giúp mang đến an khang, cát khí, những điều tốt lành, làm lợi ích cho chính mình và cho người khác.

Các bậc thầy Kim Cương Thừa cũng từng dạy, nếu một ngôi nhà có đặt kinh luân thì ngôi nhà ấy sẽ luôn được bảo hộ như một Potala, cõi tịnh độ của Đức Quán Thế Âm. Khi ấy, ngôi nhà sẽ nhận được bảo hộ của chư Phật, không cần phải bày trí sắp đặt phong thủy hay an vị bất kỳ một vị nào khác. Nếu một người mang kinh luân bên mình ngay khi chết, chúng ta sẽ được chuyển tâm thức đến cõi Tịnh độ mà không cần đến pháp Chuyển Di Thần Thức.

Khi Trụ Kinh Luân được đặt tại nơi đông người qua lại, nơi chư Thiên thường ghé thăm thì đây chính là bánh xe pháp Luân vĩ đại nhất. Với bánh xe cầu nguyện này, những người hữu duyên hoặc vô tình nhìn thấy đều sẽ được tiêu trừ ác nghiệp từ nhiều kiếp trước. Pháp tu kinh luân được tin rằng có khả năng tịnh hóa tâm thức mạnh mẽ và giúp tích lũy vô lượng công đức, phước báu. Chỉ cần chạm vào bánh xe vĩ đại này thì đã là một sự tịnh hóa lớn trong tâm, không chỉ giúp xóa tan các chướng ngại mà còn có thể xóa bỏ nghiệp chướng.

Cách sử dụng bánh xe cầu nguyện

Kinh luân xoay sẽ được sử dụng bằng cách vừa xoay bánh xe kinh luân vừa tụng niệm thần chú 6 âm Om Mani Padme Hum (Án ma ni bát di hồng). Kinh luân cần được xoay một chiều theo chiều kim đồng hồ, xoay được một vòng sẽ có ý nghĩa cho việc đọc một lượt câu thần chú.

Khi sử dụng kinh luân quay, điều quan trọng nhưng là kết hợp quay bánh xe cầu nguyện cùng việc thực hành quán tưởng. Bạn có thể quán tưởng những tia sáng xuất phát từ thần chú trong bánh xe, chiếu sáng bạn và tịnh hóa giúp những tư tưởng tiêu cực, bệnh tật trong tâm thức bạn được loại bỏ.

Bạn cũng có thể quán tưởng những tia sáng phóng ra từ thần chú giống như một hố đen có thể hút hết tất cả bụi đất, tai họa, bệnh tật, nghiệp ác, các che chướng và những tiêu cực. Những thứ này được hút vào bánh xe cầu nguyện. Trì tụng mười chuỗi thần chú và quán tưởng sẽ giúp bản thân được tịnh hóa đáng kể.

Khi sử dụng Kinh Luân xoay, hành giả phải có sự chú tâm nhất định, thể hiện ở thân – khẩu – ý của bản thân. Trên thân, chúng ta dùng tay để quay Kinh luân, trên miệng thì tụng niệm thần chú 6 âm. Đặc biệt, trong tâm luôn chuyên chú, quán tưởng, tụng niệm, khởi phát lòng từ bi đến hết thảy chúng sinh.

Có thể thấy, kinh luân xoay là pháp khí Mật Tông Tây Tạng vô cùng thiện xảo, có ý nghĩa to lớn và có tính thiết thực. Sử dụng kinh luân đúng cách sẽ giúp chúng ta tích lũy phước báu một cách nhanh chóng, dễ dàng, mang đến nhiều lợi lạc cho bản thân và mọi người.

Xem thêm: 

Cùng chuyên mục

Đại Thế Chí Bồ Tát là ai? Hình tượng và ý nghĩa thờ cúng

Đại Thế Chí Bồ tát là một trong những vị Bồ tát lâu đời và quyền lực. Ngài là thị giả của Đức Phật A Di Đà, đứng bên phải...

Tám món pháp khí này có thể mang đến bình an, cát tường

Bát Bảo Cát Tường là gì? Có ý nghĩa gì trong Phật giáo?

Bát Bảo Cát Tường là bộ tám pháp khí trong Phật giáo Tây Tạng, là biểu tượng của sự may mắn, cát tường. Tên gọi khác của bộ tám pháp...

Thất Bảo Luân Vương còn được gọi là Thất chính bảo, là bảy báu xuất hiện khi Chuyển Luân Thánh Vương hiện thế

Thất Bảo Luân Vương là gì?

Thất Bảo Luân Vương là bảy báu vật, quý giá, cần thiết, tiêu biểu cho những khả năng năng lực khác nhau mà một bậc Chuyển luân Thánh Vương phải...

Tượng Mật Tích Kim Cang Lực sĩ thể hiện một tượng mở miệng và một tượng ngậm miệng

Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ: Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ là một trong những vị hộ Pháp của Phật giáo trong Thiên Bộ. Thông thường trước cửa chùa chiền an trí một cặp tượng...

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là vị Bồ Tát nổi danh trong Phật giáo Đại Thừa

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là ai? Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là một trong tứ đại Bồ Tát của Phật giáo Đại Thừa, được nhiều người biết đến và thờ cúng rộng rãi. Ngài tiêu...

Phổ Hiền Bồ Tát là vị Bồ tát có năng lực hiện hóa mười phương pháp giới

Phổ Hiền Bồ Tát là ai? Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Phổ Hiền Bồ tát đại biểu cho Lý - Định - Hạnh, là vị bồ Tát có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, nắm giữ Định đức,...

Ẩn