30+ Mẫu Tượng Phật Di Lặc Bằng Bột Đá Đẹp Hoan Hỉ

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo là ai?

Tỉnh thức là gì? Sống tỉnh thức có lợi ích gì?

Bát Chánh Đạo: 8 con đường chân chính chấm dứt khổ đau

Kinh Pháp Cú là gì? Ý nghĩa và lợi ích trì tụng Kinh Pháp Cú

Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ: Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ là một trong những vị hộ Pháp của Phật giáo trong Thiên Bộ. Thông thường trước cửa chùa chiền an trí một cặp tượng Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ tại trước cổng gồm một tượng A Hình (Kim Cang Lực Sĩ) và một tượng Hồng Hình (Mật Tích Lực Sĩ). Nếu bạn chưa biết đây là ai, ý nghĩa hình tượng và cách thờ cúng ra sao thì có thể tham khảo bài viết này. 

Mật Tích kim Cang Lực Sĩ là ai?

Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ là một trong những vị hộ pháp nổi danh trong Phật giáo, thuộc kim cang thần thủ hộ, có thần lực mạnh mẽ. Trong Mật Tông và Phật giáo Đại Thừa, ngài là hóa thân của Kim Cang Thủ Bồ Tát. Ngài là vị thủ hộ giả thường đi theo hầu bên cạnh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi ngài đi giáo hóa, chịu trách nhiệm bảo vệ Đức Phật cũng như hàng phục ngoại đạo, quỷ thần.

Mật Tích Kim Cang lực sĩ gồm hai tượng là Kim Cang lực sĩ và Mật Tích lực sĩ
Mật Tích Kim Cang lực sĩ gồm hai tượng là Kim Cang lực sĩ và Mật Tích lực sĩ

Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ gồm hai tượng là Mật Tích Lực Sĩ và Kim Cang Lực Sĩ. Tượng thường được miêu tả với phần thân trên để trần, lộ ra cơ bắp cuồn cuộn. Tượng tướng phẫn nộ, há miệng gọi là A Hình, tượng trưng cho sự khởi đầu. Trong khi đó, tượng ngậm miệng, vẻ ẩn kín cơn thịnh nộ vào bên trong gọi là Hồng Hình tượng trưng cho sự kết mạc.

Một số tên gọi khác có thể kể đến như Mật Tích Lực Sĩ, Mật Tích Kim Cang, Kim Cang Thủ Dược Xoa, Kim Cang Mật Tích Đại Quỷ Thần Vương. Là vị thần thủ hộ của Phật giáo có thần lực mạnh mẽ. Cũng là một trong 20 vị trời (Dạ Xoa) do Tỳ Sa Môn Thiên thống quản, có vị trí thấp hơn Đế Thích Thiên và Tỳ Sa Môn Thiên. Ngài thống lãnh 500 Kim Cang Lực Sĩ, thường cư trú tại Khoáng Dã Thành sau khi đức Thích Ca Mâu Ni thành đạo.

Theo kinh Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ của Đại Thừa, trong kinh Đại Bửu Tích, tiền thân của ngài là thái tử Pháp Y. Ngài đã phát nguyện trở thành Kim Cang Lực Sĩ hộ trì chánh pháp. Phát nguyện của ngài đã được Đức Phật thọ ký, sau vô lượng kiếp, ngài đã trở thành Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ, tượng của ngài thường được đặt trước cổng chùa chiền để hộ trì Phật pháp.

Kim Cang Lực Sĩ là vị hộ pháp hầu cận, gần gũi Đức Phật, âm thầm vâng lời và làm theo ý chỉ của Phật. Được biết, Kim Cang Lực Sĩ cũng được xem là danh xưng chung để chỉ các vị hộ pháp cầm Kim Cang Xử trong tay bảo vệ Phật như Kim Cang Mật Tích (Guhyapada-Vajra), Chấp Kim Cang Thần (Vajradhada), Na La Diên Kim Cang…

Trong Phật giáo, Kim Cang Mật Tích Đại Quỷ Thần Vương hiện thân ở nhiều hình tướng khác nhau. Ngài tùy duyên mà hóa độ, thường phù trợ chúng sanh chống lại cái ác, sự tiêu cực, nguy hiểm, có khi hiện thân Dược Xoa Tướng, có khi hiện thân Đại Phạm Thiên. Ngoài ra, Phật giáo cũng có vị hộ pháp tên gọi Vi Đà, hiện thân tướng Dạ Xoa, cầm chày Kim Cang xuất xứ từ Mật Tích Kim Cang.

Tiền thân của Kim Cang Thủ Dược Xoa

Thời quá khứ, có đức Phật hiệu là Vô Lượng Huân Bửu Cẩm Tịnh Vương Như Lai Ứng Cúng Đẳng Giác Thế Tố, hiện ra ở thế giới Trang Nghiêm trong kiếp Thiện Kiến. Nước Trang Nghiêm có vua Chuyển Luân Vương Dũng Quận đầy đủ thất bảo, từng cúng dường quá khứ chư Phật phát tâm Vô thượng Bồ Đề.

Khi Phật Vô Lượng Huân Bửu Cẩm Tịnh Vương đến thành, vua và các vị vương tử đã cúng dường Phật, đại chúng Bồ Tát. Trong đó, có vị thái tử là Pháp Ý đã nguyện rằng “Lúc các vương huynh thành Phật, tôi sẽ làm Kim Cang Lực Sĩ hộ trì chánh pháp bí yếu của Như Lai”. Vương tử Pháp Ý chính là Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ, sẽ cúng dường chư Như Lai ở Hiền Kiếp, hộ trì chánh pháp, khai thị lợi ích vô lượng chúng sanh.

Tượng Mật Tích Lực Sĩ tay cầm chùy kim cang
Tượng Mật Tích Lực Sĩ tay cầm chùy kim cang

Sau này sẽ gặp vô số chư Phật, qua khỏi số kiếp sẽ thành Phật hiệu Kim Cang Bộ Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác, ở cõi nước tên Phổ Tịnh, kiếp hiệu Nghiêm Tịnh. Hạnh nguyện của Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ được Phật Thọ Ký. Đức Phật nói rằng lúc Đức Phật Kim Cang Bộ thành đạo, trong đại chúng ai nguyện được thấy thì đều sẽ được sanh về cõi Phổ Tịnh và được Đức Phật ấy thọ ký Vô thượng Bồ Đề.

Hình tướng Kim Cang Thủ Dược Xoa thường gắn liền với chày Kim Cang. Khi được Phật thọ ký, ngài vui mừng hớn hở dồi chày kim cang lên hư không. Khi đó, khắp cõi Đại Thiên chấn động sáu cánh, ánh sáng muôn phương, các thứ nhạc tự nhiên nổi lên, hoa trời rơi xuống như tuyết. Chày Kim Cang của Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ Bồ Tát là thứ vô cùng oai lực. Khi chày được đặt xuống đất thì cả cõi Đại Thiên chấn động sáu cách.

Ngay cả ngài Kiều Thi Ca có danh hiệu Chấp Trì Kim Cang không thể nào nhấc chày này lên được. Đức Phật từng dạy, chày Kim Cang của Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ trọng ở nơi đức, nếu so thần lực của chày với trọng lượng của núi Tu Di thì núi Tu Di vẫn còn hơi nhẹ, chẳng bằng trọng lượng của Chày Kim Cang. Không chỉ vậy, ngài Đại Mục Kiền Liên được khen là thần thông đệ nhứt, có thần lực dời được bốn biển lớn cũng không lay động được chày kim cang.

Hình tướng tượng Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ

Kim Cang Lực Sĩ là vị thần bảo hộ, vị hộ pháp rất nhiệt thành của Phật giáo, là danh xưng để chỉ các vị hộ pháp cầm chày Kim Cang Xử. Tượng Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ trong Thiên bộ được miêu tả với thân hình cường tráng, để trần phần thân trên, để lộ cơ bắp cuồn cuộn, thể hiện tướng phẫn nộ. Tay ngài thường kết ấn hoặc cầm một pháp khí, tay còn lại để ngang hông, thể hiện ý nghĩa sẵn sàng bảo hộ giáo pháp và người nhà Phật.

Tượng Mật Tích Kim Cang Lực sĩ thể hiện một tượng mở miệng và một tượng ngậm miệng
Tượng Mật Tích Kim Cang Lực sĩ thể hiện một tượng mở miệng và một tượng ngậm miệng

Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ hiện thân ở nhiều hình tướng khác nhau, có ý nghĩa phù trợ chúng sánh chống lại có mối tiêu cực. Theo nhiều tài liệu, Kim Cang Thủ Dược Xoa dùng tay cầm chày Kim Cang, là Đại lực Dạ Xoa thông suốt cả Tứ thiên vương. Ông thường theo hầu Phật, giữ gìn và hộ trì Phật pháp, trở thành một vị hộ Pháp vô cùng nhiệt thành, có ý nghĩa quan trọng trong Phật giáo (được nhắc đến trong kinh Tiểu thừa và được nói ra khi Phật còn tại thế).

Trong khi đó, theo Kinh Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ (kinh Đại Bửu Tích Đại Thừa) thì Kim Cang Thủ Dược Xoa là hậu thân của thái tử Pháp Ý, đã phát nguyện hộ trì chánh pháp cho hàng ngàn người anh thành Phật của mình. Hiện thân Dạ Xoa cầm chày Kim Cang chính là Đại Bồ Tát, là vị hộ pháp hộ trì chánh pháp.

Nhiều tài liệu cho rằng, Mật Tích lực sĩ có thân sắc đỏ hồng, săn chắc, tay phải cầm Chày Kim Cang, sắc tướng giận giữ. Ngài ngậm miệng không mở, tay trái nắm chặt để ngang lưng, tay phải là kim cang xử. Miệng ngậm chặt tượng trưng cho sự kết mạc, dáng vẻ phẫn nộ, ẩn kín cơn thịnh nộ vào trong có ý nghĩa “đoạn ác”, tức là tiêu tan điều ác. Ngài là một trong 20 vị Dạ Xoa do Tỳ Sa Môn Thiên Vương thống quản, có oai lực mạnh mẽ trong Phật giáo.

Ý nghĩa tượng Kim Cang Thủ Dược Xoa

Được biết, trong Nhị thập bát bộ chúng trong quyến thuộc của Thiên Thủ Quan Âm cũng có 2 tượng Kim Cang lực sĩ. Trong đó, tượng A Hình, tượng mở miệng được gọi là Na La Diên Kiên Cố Vương, có ý nghĩa sinh thiện, tức là làm những điều tốt lành. Còn tượng Hồng Hình, ngậm miệng, thể hiện vẻ ẩn kín cơn thịnh nộ vào bên trong là “Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ”, có ý nghĩa đoạn ác, tức là làm cho mất điều ác.

Tượng Kim Cang Lực Sĩ há miệng tượng trưng cho khởi đầu
Tượng Kim Cang Lực Sĩ há miệng tượng trưng cho khởi đầu

Tượng Kim Cang Lực Sĩ thường được an trí thành cặp ở trước cổng chùa chiền. Có tác dụng tính cách hóa thần bảo hộ, giúp ngăn cản, không cho Phật địch vào trong chùa. Ngoài ra, tượng Mật Tích Kim Cang còn thường được thờ phụng bên ngoài Quan Âm Điện. Kim Cang có nghĩa là Kim Cương, quý giá rực rỡ, cứng rắn, không thể bị hủy hoại.

Kim Cang Lực Sĩ thường được thể hiện với tạo hình phẫn nộ, khủng khiếp, đến mức ghê rợn tóc gáy. Hình tướng phẫn nộ này hợp với tinh thần Phật giáo, tượng trưng cho sự tiêu diệt nhưng hư vọng mê muội, ảo tưởng, xấu xa trong tâm thức con người.

Các thân tướng phẫn nộ thường là biểu tượng cho sự chế ngự dục vọng, cho thần lực mạnh mẽ, năng lực điều phục, đánh bại những điều xấu xa, bảo vệ chánh Pháp và những người con nhà Phật. Hình tướng Kim Cang Lực Sĩ thường được đặt ở hai bên tả hữu ở cổng chùa và Phật đường. Tượng A Hình tượng trưng cho khai mở, cho sự khởi đầu, còn tượng Hồng Hình tượng trưng cho sự kết mạc.

Ý nghĩa của việc thờ tượng Kim Cang Thủ Dược Xoa

Trước hết, người thờ Kim Cang Thủ Dược Xoa sẽ được ngài dùng các phương tiện mà độ trì, chở che. Ngài là vị hộ pháp hộ trì Phật và nền Chánh Pháp của Phật, ngài dùng các phương tiện tùy theo sức mình mà hộ trì Chánh Pháp, cung cấp, che chở cho chư Tăng, đại chúng, Phật tử để hoằng dương giáo Pháp nhà Phật. Giúp Phật pháp được truyền bá rộng rãi, để chúng sinh được hưởng an lạc.

Sự ẩn hình bảo hộ của các vị Kim Cang Lực Sĩ giúp thúc đẩy các thiện hạnh, tạo nên những thiện duyên giúp cho Phật pháp được duy trì trường tốt. Chẳng hạn như giúp đỡ Phật sự, thuyết giới, thuyết pháp, trì tụng kinh chú… Ngài đã thành tựu pháp thân kim cang bất hoại, luôn sẵn sàng hộ pháp, gia hộ, hộ niệm cho các thiện nam tín nữ thọ trì Phật Pháp.

Các ngài có thể thấu suốt tâm cang chúng sinh, phần nào hóa giải, đoạn trừ phiền não, nghiệp chướng. Tâm chúng sanh luôn còn sự chấp niệm, còn những vô minh, sân hận… Do đó, việc thờ tượng các ngài sẽ giúp chúng ta một lòng hướng thiện, nghiêm túc trong việc thọ trì Phật Pháp, tâm không bị dao động, không bị quấy nhiễu bởi tà kiến, tà ma ngoại đạo.

Một người có niềm tin vào tam bảo, tin thờ ngài thì hết thảy ác quỷ, la sát, dạ xoa chẳng thể hại được, rắn độc, thuốc độc đều chẳng thể làm hại nổi. Các hạn như nước, lửa, đao, oán tặc, gông cùm cũng có thể vượt qua. Việc thờ các vị Kim Cang Lực Sĩ sẽ giúp tăng trưởng phước lành, để tâm thường hoan hỉ, khí lực sung mãn, nhan sắc tươi nhuận, phước lành tăng trưởng.

Người thờ và một lòng tôn kính Kim Cang Thủ Dược Xoa sẽ nhận được nhiều điều tốt lành, khi cung kính quý ngài sẽ nhận được phước báu vô lượng. Từ đó mà công việc, cuộc sống thuận lợi, nhờ vào Bồ Đề Tâm của các vị chân chính tu hành, được hết thảy chư thiên, đại lực thần tướng ẩn hình thủ hộ. Không chỉ vậy mà còn được các chư Phật hộ niệm, gia trì cho những mong cầu được như sở nguyện.

Kim Cang Lực Sĩ giúp gia trì pháp đàn, có vai trò quan trọng, không thể thiếu ở một gia thờ hay một đàn thành kim cang. Lúc này, tượng sẽ được đặt hai bên tả hữu, mỗi bên một vị hộ pháp, như vậy sẽ giúp nhanh chóng thành tựu các pháp thiện xảo, không bị tác động bởi nội ngoại cảnh.

Xem thêm: 

Cùng chuyên mục

Bánh xe cầu nguyện là phương tiện thiện xảo giúp tích lũy công đức nhanh chóng

Kinh luân xoay là gì? Ý nghĩa và cách sử dụng

Kinh Luân xoay hay bánh xe mani là một trong những pháp khí vô cùng phổ biến trong Phật giáo Tây Tạng. Đến với đất nước này, chúng ta sẽ...

Đại Thế Chí Bồ Tát là ai? Hình tượng và ý nghĩa thờ cúng

Đại Thế Chí Bồ tát là một trong những vị Bồ tát lâu đời và quyền lực. Ngài là thị giả của Đức Phật A Di Đà, đứng bên phải...

Tám món pháp khí này có thể mang đến bình an, cát tường

Bát Bảo Cát Tường là gì? Có ý nghĩa gì trong Phật giáo?

Bát Bảo Cát Tường là bộ tám pháp khí trong Phật giáo Tây Tạng, là biểu tượng của sự may mắn, cát tường. Tên gọi khác của bộ tám pháp...

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là vị Bồ Tát nổi danh trong Phật giáo Đại Thừa

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là ai? Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là một trong tứ đại Bồ Tát của Phật giáo Đại Thừa, được nhiều người biết đến và thờ cúng rộng rãi. Ngài tiêu...

Phổ Hiền Bồ Tát là vị Bồ tát có năng lực hiện hóa mười phương pháp giới

Phổ Hiền Bồ Tát là ai? Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Phổ Hiền Bồ tát đại biểu cho Lý - Định - Hạnh, là vị bồ Tát có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, nắm giữ Định đức,...

Tượng hộ pháp Tiêu Diện Đại Sĩ và Vi Đà Thiên Tôn

Ý nghĩa 2 tượng Hộ Pháp Tiêu Diện Đại Sĩ và Vi Đà Thiên Tôn

Tiêu Diện Đại Sĩ và Vi Đà Thiên Tôn là hai vị hộ pháp nổi danh trong Phật giáo, tượng của hai ngài thường được tạc theo phong cách võ...

Ẩn