30+ Mẫu Tượng Phật Di Lặc Bằng Bột Đá Đẹp Hoan Hỉ

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo là ai?

Tỉnh thức là gì? Sống tỉnh thức có lợi ích gì?

Bát Chánh Đạo: 8 con đường chân chính chấm dứt khổ đau

Kinh Pháp Cú là gì? Ý nghĩa và lợi ích trì tụng Kinh Pháp Cú

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là ai? Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là một trong tứ đại Bồ Tát của Phật giáo Đại Thừa, được nhiều người biết đến và thờ cúng rộng rãi. Ngài tiêu biểu cho Đại Trí, trí tuệ, có thể dùng trí để chuyển hóa vô minh, phiền não thành thanh tịnh, có khả năng thấu triệt tường tận mọi chân lý. 

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là ai?

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, thường được gọi tắt là Văn Thù, ngoài ra thì còn được gọi là Mạn Thù Thất lỵ. Tên của ngài có nghĩa là Diệu Đức, Diệu Cát Tường, trong đó, Diệu Đức tức là mọi thứ đều tròn đầy. Ngài là vị Bồ tát quan trọng trong Phật giáo Đại Thừa, được nhắc đến trong rất nhiều kinh điển như Duy Ma Cật, Hoa nghiêm, Pháp Hoa, Thủ Lăng Nghiêm…

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là vị Bồ Tát nổi danh trong Phật giáo Đại Thừa
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là vị Bồ Tát nổi danh trong Phật giáo Đại Thừa

Tứ Đại Bồ tát trong Phật giáo Đại Thừa là Địa Tạng Vương Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát, Văn Thù và Phổ Hiền Bồ Tát. Đây là bốn vị Đẳng giác Bồ Tát, còn một bậc Diệu giác nữa là sẽ thành Phật.

Văn Thù Bồ Tát thuộc hàng Bồ Tát thượng thủ, thấu hiểu cả 3 đức Phật tính là Bát Nhã, Pháp thân và Giải thoát. Ngài cũng là vị Bồ Tát Đại Trí, tiêu biểu cho trí tuệ. Trí có thể chuyển hóa vô minh, phiền não, vượt mọi phạm trù, tường tận mọi chân lý, đạt được thành tựu giải thoát.

Tượng Văn Thù Bồ Tát thường được thờ độc tôn hoặc thờ cùng tượng Phật Thích Ca và tượng Phổ Hiền Bồ Tát trong bộ Hoa Nghiêm Tam Thánh. Ngài thường được thể hiện trong tư thế ngồi kiết già trên tòa sen hoặc bồ đoàn hoặc cưỡi một con sư tử xanh, dáng dấp trẻ trung. Trong tay ngài là một thanh gươm đa bốc lửa tượng trưng cho trí tuệ, tay kia giữ cuốn kinh Bát Nhã ôm vào giữa trái tim.

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là vị Bồ Tát thân cận của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Có lúc ngài đóng vai một người điều khiển chương trình để giới thiệu thời pháp quan trọng của Đức Phật đến thính chúng. Có khi thay mặt Đức Thế Tôn diễn nói Chánh pháp.

Trong Kim cương Thừa, Ngài được coi là một vị thần thiền định, tên tiếng Phạn là “Manjushri”, dịch là “vinh quang ngọt ngào”. Ngài rất được tôn trọng trong Phật giáo Tây Tạng và Phật giáo Đại Thừa, tuy nhiên, không được nhắc đến trong Phật giáo Nguyên Thủy (Phật giáo Nguyên Thủy không có quả vị Bồ Tát chỉ có A La Hán).

Tiền kiếp của Văn Thù Bồ Tát

Về thuở quá khứ xa xưa, trước khi tu đạo Bồ Tát, ngài là con trai thứ ba của Chuyển luân vương Vô Tránh Niệm, có tên là Vương Chúng. Lúc bấy giờ, có Đức Phật tên là Bảo Tạng Như Lai, vua Vô Tránh Niệm vô cùng sùng bái đạo Phật. Do đó đã sắm đủ lễ vật quý báu dâng cúng Phật và chư tăng, cũng khuyến khích các vương tử vương tôn, đại thần, triều đình quyến thuộc theo vua cúng dường.

Trong thời quá khứ xa xưa, Văn Thù Bồ Tát là thái tử Vương Chúng, con trai Chuyển luân vương Vô Tránh Niệm
Trong thời quá khứ xa xưa, Văn Thù Bồ Tát là thái tử Vương Chúng, con trai Chuyển luân vương Vô Tránh Niệm

Vương tử Vương Chúng vâng lệnh vua cha, theo vua cúng dường, dâng cúng các trân cam mỹ vị và hết lòng thành kính Đức Phật cùng chúng Tăng trong ba tháng liên tục. Ngài đã phát nguyện cứu độ chúng sanh, “nguyện trải hằng sa kiếp tu hạnh Bồ Tát, đặng hóa độ chúng sanh, chớ tôi chẳng vì lợi ích một mình mà cầu mau chứng đạo quả”. Đã dùng công đức vì chúng sanh cầu đặng các món trí huệ, cầu một cõi Phật trang nghiêm đẹp đẽ, đầy những thứ tốt đẹp.

Phát nguyện của ngài đã được Phật Bảo Tạng thọ ký. Sau vô lượng hằng sa kiếp, Văn Thù Bồ Tát sẽ thành Phật, có Phật hiệu là Phật Văn Thù, cõi thế giới của ngài là Vô Cấu Bảo Chi.

Sự tích về Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Có rất nhiều sự tích về Văn Thù Bồ Tát. Tương truyền, ngài từng có nhiệm vụ chinh phục chúa tể của cái chết Yama. Đây là vị chúa tể vô cùng đáng sợ của người dân Tây Tạng, trong một cơn thịnh nộ, Yama đã đe dọa sẽ tiêu diệt tất cả những người Tây Tạng. Với hy vọng cứu vãn đất nước, người Tây Tạng đã kêu gọi Văn Thù Bồ Tát, mong cầu ngài bảo vệ họ.

Văn Thù Bồ Tát đã đi đến địa ngục, khi gặp Yama, ngài đã hóa thành hình thức Yamantaka, một hình dạng giống Yama nhưng có tám đầu và nhiều chân. Mỗi đầu và chân là đại diện cho sự huy động toàn bộ sức mạnh giác ngộ để đối đầu với chúa tể cái chết. Có thể thấy, Bồ Tát đã thể hiện cái chết ở mức độ to lớn hơn. Điều này khiến Yama vô cùng sợ hãi và hắn đã bị đánh bại.

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là vị đại trí tuệ, được nhắc đến trong kinh “Duy Ma Cật”. Duy Ma Cật là một vị trưởng giả, cư sĩ tại gia, tu hành chứng đắc, mật hạnh viên thông, ngay cả những bậc đại đệ tử của Phật cũng không có vị nào sánh bằng. Một lần, để tạo cơ duyên hoằng pháp lợi chúng sanh, ông đã mượn cớ bị bệnh.

Đức Phật biết rõ điều này nên đã yêu cầu các vị đệ tử của mình đi thăm bệnh. Thế nhưng, tất cả các vị đệ tử đều bị trưởng giả Duy Ma Cật chất vấn về tâm pháp và sở học, không ai có thể trả lời trôi chảy. Ngay cả A Nan và La Hầu La cũng không thể khiến Duy Ma Cật hài lòng. Cuối cùng, chỉ có Văn Thù Sư Lợi đến thăm bệnh và có cuộc tranh luận vô cùng thuyết phục với vị trưởng giả này.

Ý nghĩa hình tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Hình tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát được thể hiện trong tư thế ngồi trên tòa sen hoặc trên bồ đoàn hay ngồi trên sư tử xanh, sư tử đứng 4 chân trên hoa sen, trong phải cầm thanh gươm bốc lửa, tay trái ôm cuốn kinh Bát Nhã. Ngài có dáng dấp trẻ trung, trên thân mặc chiến giáp nhẫn nhục. Thân ngài có một chiếc khăn choàng, đầu đội vương miện bằng đá quý.

Thanh gươm trong tay Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát tượng trưng cho trí tuệ. Thanh gươm được cầm trong tay phải, dương cao lên khỏi đầu, lưỡi gươm vàng đang bốc lửa. Lưỡi gươm vàng này tượng trưng cho trí tuệ có thể giúp chặt đứt tất cả những xiềng xích trói buộc của vô minh phiền não, khiến con người bị cột chặt vào khổ đau, bất hạnh, của vòng sinh tử luân hồi bất tận. Chỉ có chặt đứt những gông xiềng trói buộc này thì mới có thể đạt được trí tuệ viên mãn, đạt được thành tựu giải thoát.

Trong tay trái ngài là cuốn kinh Bát Nhã, được đặt trong tư thế như ôm vào giữa trái tim. Đây được xem là biểu tượng cho sự giác ngộ, tỉnh thức. Đôi khi, trong tay trái ngài cũng cầm hoa sen xanh, tượng trưng cho trí tuệ dứt sạch mọi ô nhiễm tham ái, cho đoạn đức. Hoa sen là biểu tượng cho sự thanh tịnh, gần bùn mà không nhiễm mùi bùn. Giống như các vị Bồ Tát, không phải là người ẩn nơi núi rừng hay cảnh thanh tịnh u nhàn mà sống chung đụng trong quần chúng, lăn lộn trong đám bụi trần để cứu độ chúng sinh.

Chiến giáp của ngài là chiến giáp nhẫn nhục, có thể che chở ngài khỏi các mũi tên thị phi để không bị xâm phạm, giúp ngài toàn vẹn tâm từ bi. Mọi kẻ thù, giặc sân hận oán thù không thể lay chuyển được hạnh nguyện của ngài.

Hình tượng Văn Thù Bồ Tát đại diện cho Đại Trí của Phật, là tiêu biểu cho trí tuệ, của Trí Tuệ – Bát Nhã – Giải Thoát. Hình tượng của ngài dạy chúng ta lấy kham nhẫn làm sức mạnh nuôi dưỡng lòng từ bi, lấy trí tuệ để vượt vô minh, phiền não.

Ý nghĩa của việc thờ tượng Văn Thù Bồ Tát

Văn Thù Bồ Tát là vị Bồ Tát đại trí tuệ, chúng ta thờ tượng ngài là để hướng về trí tuệ sẵn có của chính mình. Vô minh, ái dục, sân hận đã khiến chúng sanh lặn hụp trong vòng sanh tử luân hồi, chịu muôn nỗi khổ đau, nếu không tự thức tỉnh, quay về với trí tuệ sẵn có thì không thể nào được giải thoát.

Tượng Văn Thù Bồ Tát thường được thờ cùng tượng Phật Thích Ca và tượng Phổ Hiền Bồ Tát
Tượng Văn Thù Bồ Tát thường được thờ cùng tượng Phật Thích Ca và tượng Phổ Hiền Bồ Tát

Thờ tượng ngài là để nhắc nhở chúng ta, chỉ có dùng thanh gươm trí tuệ chặt đứt tham ái thì mới có thể vượt ra khỏi bể khổ thâm sâu. Dùng trí tuệ để tự cứu chúng ta ra khỏi vòng luân hồi nghiệp báo.

Ngài cũng là tấm gương sáng lợi tha, có trí tuệ vô lượng, ánh sáng trí tuệ của ngài giúp dẫn đường soi sáng chính mình. Không chỉ vậy, chúng ta cũng phải dùng lưỡi gươm trí tuệ cứu thoát mọi người trước phiền não và tham sân si.

Chính vì tâm chúng ta dễ bị quấy nhiễu, khó thanh tịnh nên việc thờ tượng ngài là để nương nhờ hình tướng ngài mà tu tập, kiên định hơn trên con đường tu đạo, đi đến bến bờ giải thoát. Đồng thời, cũng mong mỏi được lĩnh ngộ trí tuệ của ngài, nhờ ánh sáng trí tuệ của ngài mà tinh tiến hơn.

Công đức của việc thờ tượng Phật, Bồ Tát là không thể nghĩ bàn. Việc thờ tượng và trì niệm danh hiệu ngài sẽ giúp diệt trừ tham lam, vô minh, phiền muộn, từ đó mà phát tâm bố thí, mở rộng lòng từ bi, để không còn tham lam, chỉ lo tích cóp cho riêng mình.

Nam Mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát!

Thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Thần chú Manjushri mantra là một trong những thần chú quan trọng trong Phật giáo Đại Thừa, đại diện cho trí tuệ hoàn hoàn và sự khôn ngoan siêu việt. Tượng trưng cho khả năng sử dụng trí tuệ không ngoan để vượt qua tất cả các ảo tưởng, khổ đau, từ đó đạt được thành tựu giải thoát, thoát khỏi vòng luân hồi nghiệp báo.

Thần chú của Văn Thù Bồ Tát là “OM AH RA PA TSA NA DHI – OM A RA PA CA NA DHIH“, là thần chú của trí tuệ, một trong những yếu tố giúp vượt qua các ảo tưởng của vô minh, từ đó nhìn thế giới được rõ ràng và chân thật nhất. Lợi ích của việc trì tụng thần chú là không thể bàn cãi, có thể giúp chúng ta hiểu rõ các ảo tưởng, nâng cao năng lực học tập, tranh luận, trí tuệ, trí nhớ.

Ý nghĩa của thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát như sau:

“OM”: được xem là lời nói của chư Phật, phản ánh nhận thức vũ trụ

“Ah”: Thể hiện sự hiểu biết về bản chất sự vật, hiện tượng

“Ra”: Thể hiện sự hiểu biết về những giáo lý xâu xa về sự trống rỗng trong quan điểm của các tổ sư đạo Phật, về bản chất cuối cùng của “trống rỗng”

“Pa”: Đại diện cho thiền định

“Tsa”: Thể hiện tầm quan trọng của Niết bàn và Luân hồi, bản chất là tánh không

Na”: Thể hiện nghiệp, tất cả những khổ đau mà chúng ta trải nghiệm là kết quả của hành động không đạo đức trong quá khứ, có hai loại nghiệp căn bản là nghiệp cá nhân và nghiệp tập thể.

“Dhi”: Giải thích là sự hiểu biết hoặc sự phản chiếu, giúp làm đầy cơ thể vật chất, thanh lọc chướng ngại, bệnh tật và tất cả nghiệp xấu.

Để thực hành thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, trước hết khi thức dậy, chúng ta nên súc miệng sạch sẽ thơm tho. Sau đó niệm lời cầu nguyện nhiều lần nhất có thể. Theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, hành giả nên tụng niệm thần chú ít nhất 7 lần một ngày, nếu có thể tụng càng nhiều thì càng tốt.

Khi tụng thần chú thì âm tiết cuối cùng, tức âm Dhi nên được ngân dài. Thần chú sẽ giúp gia tăng sự khôn ngoan, tăng trí tuệ, khả năng ghi nhớ, năng lực tranh luận.

Cách thỉnh Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Người thờ tượng Văn Thù Bồ Tát, dốc lòng niệm tụng danh hiệu, thần chú, lễ bái tượng ngài sẽ giúp xa lìa khổ não, không đọa ác đạo, có trí tuệ sáng suốt. Gia đình thờ tượng Bồ Tát thành tâm sẽ được trời rộng hộ niệm, quả lành thêm lớn, áo cơm đầy đủ, gia đạo ấm êm hạnh phúc. Không những vậy, người thờ sẽ có quỷ thần hộ trì, không lui sụt đạo giác ngộ, không bị nạn lửa nước, được tai qua nạn khỏi, gặp dữ hóa lành.

Tượng Văn Thù và tượng Phổ Hiền Bồ Tát
Tượng Văn Thù và tượng Phổ Hiền Bồ Tát

Để thờ tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, trước hết, gia chủ phải chuẩn bị bàn thờ đầy đủ. Bàn thờ Phật, Bồ Tát, có thể là bàn thờ đứng hoặc bàn thờ treo tường đều được. Sau khi chọn được bàn thờ, gia chủ cần chọn được vị trí đặt bàn thờ phù hợp. Bàn thờ phải đặt ở nơi trang nghiêm, thanh tịnh, lưng bàn thờ tựa tường, mặt bàn thờ hướng ra phía trước.

Bàn thờ cần có đầy đủ bộ sứ thờ gồm bát hương, chén nước, bình hoa, mâm bồng… Ngoài ra, còn có cặp đèn thờ Phật, có thể trang trí thêm hào quang Phật. Đặc biệt, bàn thờ Bồ Tát thì không thể thiếu tượng Văn Thù Bồ Tát. Gia chủ nên chọn địa chỉ uy tín để thỉnh tượng Bồ Tát. Tốt nhất nên chọn những nơi chuyên chế tác tượng chuyên nghiệp chuyên phục vụ thờ cúng.

Tượng Văn Thù Bồ Tát để thờ có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, đồng, gốm sứ, bột đá… Trong đó, các tượng bằng đá cao cấp thường được ưa chuộng hơn hết do có tính thẩm mỹ cao, diện tượng đẹp, nước da hồng hào. Không chỉ vậy, tượng Bồ Tát bằng đá còn có nhiều kích thước, độ bền cao, giá cả phải chăng hợp lý.

Khi thỉnh tượng, có thể gửi tượng vào chùa để được khai quang hoặc chỉ cần rước tượng về nhà và làm lễ an vị là được. Theo các sư, tượng Phật không cần làm lễ khai quang, người cần khai quang là chính chúng ta. Trong quá trình thỉnh tượng Phật, gia chủ cần siêng ăn chay, niệm Phật, hạn chế sát sanh tại tư gia, đồng thời, cũng nên làm nhiều việc thiện, thực hành bố thí.

Cách thờ Phật, Bồ Tát tại nhà

Thực tế, việc thờ tượng Phật, Bồ Tát tại nhà vô cùng đơn giản, không hề phức tạp như nhiều người nghĩ. Trước tiên, việc mua, thỉnh tượng Bồ Tát cần xuất phát từ sự thành tâm, từ tâm của gia chủ, mong muốn được thỉnh tượng Bồ Tát về để thờ tại nhà. Thờ ngài là để mong mỏi được lĩnh hội ngọn đèn trí tuệ, biết điều đúng sai và một lòng hướng thiện, tự giải thoát cho chính bản thân mình.

Tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát được nhiều gia đình thỉnh về thờ tại gia
Tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát được nhiều gia đình thỉnh về thờ tại gia

Cách thờ tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát tại nhà như sau:

  • Tượng Bồ Tát phải cao hơn đầu gia chủ, không được đặt tượng thấp hơn đầu gia chủ. Nếu có tượng Phật thì tượng Phật đặt ở vị trí chính giữa bàn thờ, tượng Bồ Tát đặt thấp hơn một bậc.
  • Bàn thờ cần trang nghiêm, thanh tịnh, không gian thờ cúng phải yên tĩnh, không được là nơi tụ tập đông người. Gia chủ cần thường quét dọn, khi bát nhang đầy thì rút bớt chân hương, đồng thời thay mới hoa quả, trà nước, tuyệt đối không để hoa quả khô héo trên bàn thờ.
  • Vào những ngày sóc vọng như mười bốn, mười lăm, ba mươi, mùng một hàng tháng thì nên sắm nhang đèn, hoa quả trang nghiêm dâng cúng Bồ Tát.
  • Hoa quả cúng Bồ Tát là hoa tươi, trái cây tươi, mùi thơm nhẹ, không quá nồng nàn, đồ cúng phải là đồ chay. Sau khi cúng xong thì hạ trái cây, đồ cúng xuống chia để mọi người cùng ăn, không để đồ hỏng, ôi thiu trên bàn thờ.
  • Hạn chế sát sinh tại tư gia, vào những ngày lễ quan trọng trong Phật giáo thì cần ăn chay, thực hành bố thí, làm nhiều việc thiện.
  • Ngày vía Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là ngày 4/4 âm lịch hàng năm. Vào ngày này, cần làm nhiều việc thiện, ăn chay, thực hành bố thí, thường trì tụng kinh Phật, tụng xưng danh hiệu ngài sẽ nhận được phước báu vô lượng.

Một số lưu ý khi thờ tượng Văn Thù Bồ Tát

Văn Thù Bồ Tát còn là vị Phật bản mệnh của người tuổi Mão, có thể che chở, giúp họ vượt qua khó khăn. Người tuổi Mão thờ Văn Thù Bồ Tát thì việc học hành sẽ được suôn sẻ, thuận lợi, đạt nhiều thành tựu, có trí tuệ sáng suốt, gia đình hòa thuận, không bị phiền não quấy phá. Không những vậy, còn có thể phát huy được sức mạnh tiềm tàng, đường sự nghiệp rộng mở.

Khi thờ tượng Văn Thù Bồ Tát nói chung, cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Tượng Bồ Tát chỉ thờ khi thành tâm mong mỏi được lĩnh hội ngọn đèn trí tuệ của ngài, không nên thờ chỉ vì mong được ban phước trừ họa. Tượng được đặt nơi yên tĩnh, không bày trí tượng ở những nơi thường xuyên tụ tập, nói chuyện, cười đùa.

Trong quá trình thờ cúng, không nhất thiết phải lau chùi tượng thường xuyên, chỉ tắm tượng khi thấy tượng bám bụi. Đặc biệt, tuyệt đối không xức các loại nước hoa, mùi thơm nồng lên tượng Bồ Tát vì đây là những mùi thơm đặc thù tạo ra sự trói buộc, dính mắc, mê đắm.

Tuyệt đối không đặt lên bàn thờ Phật những thứ như giấy tiền vàng mã, bùa chú, thức ăn thừa vì như vậy là đi ngược với giáo lý nhà Phật. Gia đình chỉ nên thờ tối đa ba tượng Phật, Bồ Tát, không nên thờ quá nhiều tượng.

Có thể thấy, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là vị Bồ Tát đại biểu cho trí tuệ, hình tượng của ngài nhắc nhở chúng ta cố gắng trở thành những con người ưu tú, giác ngộ đạo hạnh. Mỗi ngày quỳ trước tượng ngài, thắp nén nhang thể hiện lòng thành kính để cầu mong được ngài che chở gia đình bình an, hạnh phúc, được sớm ngày phá mê khai ngộ, dùng trí tuệ nhìn thẳng chân lý, thói khỏi xiềng xích trói buộc.

Xem thêm:

Cùng chuyên mục

Tượng Mật Tích Kim Cang Lực sĩ thể hiện một tượng mở miệng và một tượng ngậm miệng

Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ: Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ là một trong những vị hộ Pháp của Phật giáo trong Thiên Bộ. Thông thường trước cửa chùa chiền an trí một cặp tượng...

Bánh xe cầu nguyện là phương tiện thiện xảo giúp tích lũy công đức nhanh chóng

Kinh luân xoay là gì? Ý nghĩa và cách sử dụng

Kinh Luân xoay hay bánh xe mani là một trong những pháp khí vô cùng phổ biến trong Phật giáo Tây Tạng. Đến với đất nước này, chúng ta sẽ...

Đại Thế Chí Bồ Tát là ai? Hình tượng và ý nghĩa thờ cúng

Đại Thế Chí Bồ tát là một trong những vị Bồ tát lâu đời và quyền lực. Ngài là thị giả của Đức Phật A Di Đà, đứng bên phải...

Phổ Hiền Bồ Tát là vị Bồ tát có năng lực hiện hóa mười phương pháp giới

Phổ Hiền Bồ Tát là ai? Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Phổ Hiền Bồ tát đại biểu cho Lý - Định - Hạnh, là vị bồ Tát có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, nắm giữ Định đức,...

Tượng hộ pháp Tiêu Diện Đại Sĩ và Vi Đà Thiên Tôn

Ý nghĩa 2 tượng Hộ Pháp Tiêu Diện Đại Sĩ và Vi Đà Thiên Tôn

Tiêu Diện Đại Sĩ và Vi Đà Thiên Tôn là hai vị hộ pháp nổi danh trong Phật giáo, tượng của hai ngài thường được tạc theo phong cách võ...

Bất Động Minh Vương có thân sắc màu xanh, xung quanh có ngọn lửa bao quanh

Phật Bất Động Minh Vương là ai? Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Phật Bất Động Minh Vương được xem là hóa thân phẫn nộ của Đại Nhật Như Lai. Hình tướng của ngài được thể hiện với dáng vẻ hung tợn, mạnh...

Ẩn