Nhật Quang – Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát là ai?

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Nhang trầm hương là gì? Đốt nhang trầm có tác dụng gì?

Nụ trầm hương là gì? Sử dụng thế nào? Giá bao nhiêu?

Trầm hương là gì? Có bao nhiêu loại? Có công dụng gì?

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Đi Chùa nên mặc đồ gì? Gợi ý 8+ mẫu trang phục đi Chùa đẹp nhất

Cúng dường là gì? Ý nghĩa và cách cúng dường Tam Bảo

Chúng ta thường nghe nhiều cúng dường và lợi ích của việc cúng dường Tam Bảo. Thế nhưng cúng dường là gì, tại sao nên cúng dường Tam Bảo thì không phải ai cũng biết. Nếu bạn đang băn khoăn không biết cúng dường là gì, các cách cúng dường tốt nhất giúp tăng trưởng phước báu thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây. 

Nên hiểu thế nào về cúng dường?

Cúng dường là một trong những phương pháp tu tập của đệ tử Phật môn, giúp đệ tử tại gia tăng trưởng phước báu, có được công đức vô lượng. Theo lý giải, cúng dưỡng hiểu đơn giản là cung cấp, nuôi dưỡng, tức là dâng lên các bậc tu hành phạm hành những vật phẩm phù hợp với tấm lòng tôn kính vô hạn, xuất phát từ tâm nguyện của bản thân. Bố thí và cúng dường đều là những việc mà chúng ta làm cho người khác, với người xung quanh, người dưới, người khó khăn hơn thì gọi là bố thí; với bề trên, với Tam Bảo thì gọi là cúng dường.

Chúng ta thường nghe nhiều về cúng dường nhưng ít ai thật sự hiểu được cúng dường là gì
Chúng ta thường nghe nhiều về cúng dường nhưng ít ai thật sự hiểu được cúng dường là gì

Cúng dường nằm trong đạo lý cho đi và nhận lại, vạn vật đều nằm trong nhân quả tuần hoàn, đều là cho đi – nhận lại, là trao đổi. Nhiều người không hiểu cúng dường cũng như bản chất của việc cúng dường nên mang tiền lẻ rải ở nhiều nơi, đặc biệt là khuôn viên chùa, miếu, thậm chí có người còn đặt tiền lên bàn thờ cúng Phật. Thế nhưng, đây không phải là cúng dường, tiền là vật bất tịnh, việc đặt tiền lên bàn thờ Phật, bàn cúng Phật là bất kính. Chư Phật từ bi thường sẽ không quở trách nhưng các vị Hộ pháp sẽ quả trách, không chấp nhận điều này.

Bản chất của việc cúng dường là dâng lên Phật những vật phẩm phù hợp. Cúng dường Tam Bảo là một phần trong công phu tu tập hàng ngày của Phật tử tại gia. Chúng ta chỉ cần lập một bàn thờ đơn giản, có gì thì dâng cúng ấy, không cần phải chuẩn bị quá nhiều lễ vật, dâng cúng quá nhiều đồ vật sang trọng, đắt đỏ. Việc cúng dường phải xuất phát từ tấm lòng thành kính, phước đức của việc cúng dường không có hơn kém.

  •  Chia sẻ kiến thức Phật Giáo và Nghệ thuật Phật Giáo Tại Đây

Ý nghĩa của việc cúng dường Tam Bảo

Cúng dường Tam Bảo là một trong những phương pháp tu hành, là cách mà Phật tử nhớ ơn Phật, Pháp, Tăng. Nhờ có Phật và giáo lý mà Ngài để lại, người Phật tử mới biết đâu là chân lý, là con đường tu hành đúng đắn để giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi vô hạn. Cúng dường Tam Bảo là cách xả ly của cải, vun bồi công đức, thể hiện sự tôn kính đối với tam bảo, đền đáp ân đức mà tam bảo đã ban cho.

Cúng dường có nhiều cách khác nhau, có thể lễ chùa, lễ bái, cung cấp vật thực, đồ dùng để nuôi dưỡng các bậc tôn kính như chư tăng. Hoặc đóng góp tiền bạc, vật dụng để tu sửa, sửa sang cơ sở vật chất cho các chùa chiền, cơ sở tôn giáo. Hay đơn giản chỉ là dâng lên Đức Phật các lễ vật chay tịnh với tấm lòng tôn kính, sùng bái. Ý nghĩa của việc cúng dường thường rất sâu xa, cao đẹp, chúng ta có thể hiểu nôm na như sau:

  • Cúng dường trước hết là một nghi lễ, là một trong những phương pháp tu tập của Phật tử. Đây cũng là hành động cần thực hiện nhằm biểu hiện tấm lòng kính yêu, tôn kính với Đức Phật, với chư vị Bồ Tát.
  • Cúng dường là cách chúng ta góp một phần bé nhỏ của bản thân vào việc lan tỏa, duy trì sự tồn tại của Phật Pháp, giúp Phật Pháp trường tồn vững chắc cùng thời gian.
  • Đây cũng là cách để chúng ta tăng trưởng phước báu, tích lũy công đức cho bản thân. Thông qua hành động cúng dường mà mong cầu những điều tốt đẹp đến với cuộc sống, mong được phá mê khai ngộ, có thể buông bỏ được tham – sân – si, có được cuộc sống nhẹ nhàng, thanh tịnh, được đến gần hơn với Đức Phật và các giáo lý đúng đắn của Ngài.
  • Cúng dường cũng là cách thể hiện tấm lòng của bản thân, giúp chúng ta có một điểm tựa, một nơi nương tựa, có thể nương nhờ nơi cửa Phật, mong được gần Phật, được trở thành đệ tử nhà Phật, không còn lạc lối trong kiếp sinh tử luân hồi vô tận, sớm ngày được giải thoát.
  • Hành động này sẽ được Đức Phật ghi nhận, không chỉ giúp chúng ta tích lũy công đức mà còn giúp gia đình, con cháu được phù hộ độ trì, gia đình hạnh phúc, ấm êm, bình an. Được xem là hành động tích lũy công đức cho con cháu, cho gia đạo.

Cúng dường có được công đức hay không thì còn tùy thuộc nhiều vào tâm của người thực hiện. Nếu cho đi với tấm lòng tôn kính, ngưỡng mộ, với sự sùng bái, kính ngưỡng thì mới gọi là cúng dường. Còn nếu cho đi mà xuất phát từ lòng thương cảm, hảo tâm thì không được gọi là cúng dường mà là bố thí.

Các loại cúng dường trong Phật Giáo

Cúng dường có thể được chia thành nhiều loại khác nhau. Việc cúng dường Tam Bảo thường xuất phát từ mục đích chính là duy trì để Tam Bảo còn tồn tại xuyên suốt theo thời gian, để tiếp tục giáo hóa chúng sinh, để bảo vệ Tam Bảo không bị các thế lực xấu xa mưu hại, quấy phá đồng thời phát triển ngôi Tam Bảo sao cho phù hợp với thời đại, không bị mai một. Có rất nhiều loại cúng dường có thể kể đến như:

Cúng dường trong truyền thống Phật Giáo

Trong truyền thống Phật Giáo, cúng dường được chia thành nhiều loại khác nhau. Thường là:

  • Cúng dường chia làm 2 loại: Là xuất triền cúng dường (cúng dường cho những vị đã thoát ly sanh tử) và tại triền cúng dường với mục đích cầu phước báo cho mình (cúng dường cho các vị còn trong luân hồi sanh tử).
  • Cúng dường theo Kinh Đại Bảo Tích: Có 2 loại là cúng dường pháp thân Phật và cúng dường sinh thân Phật.
  • Cúng dường chia thành 3 loại: Lần lượt là tài cúng dường (dâng hương, hoa, quả, của cải, thức ăn, quần áo, châu báu), lễ bái cúng dường (bày tỏ lòng tôn kính) và giới cúng dường (hành trì việc tốt).
  • Cúng dường chia thành 4 loại: Gồm hợp chưởng (chấp tay chào hỏi); dâng nước thơm, nước hoa; chân ngôn ấn khế và cúng dường vận tâm.
Cúng dường có thể là dâng hương hoa, trái cây để thể hiện lòng tri ơn đến Đức Phật
Cúng dường có thể là dâng hương hoa, trái cây để thể hiện lòng tri ơn đến Đức Phật

Ngoài ra, trong truyền thống Phật Giáo, có 5 lễ vật để cúng dường gồm hương, tràng hạt, thực phẩm và cơm gạo, đồ hương (thuốc cao, hương xức) và đèn hoặc nến thắp…

Cúng dường Tam Bảo

Cúng dường Tam bảo gồm có cúng dường Phật bảo, cúng dường Pháp bảo và cúng dường Tăng bảo. Trong đó:

  • Cúng dường Phật bảo: Là nghi thức mà các tăng ni, Phật tử thường thực hiện, bằng cách dâng lên Đức Phật những vật phẩm chay tịnh ngon nhất, để cho Ngài sống mãi trong tâm tưởng của những người con kính yêu Ngài, cũng là cách thể hiện lòng tri ân, biết ơn, kính ngưỡng của người Phật tử đối với Ngài.
  • Cúng dường Pháp Bảo: Là cách mà con người khiến các giáo lý của nhà Phật, các sách, tài liệu, kinh Phật được lưu truyền rộng rãi, trở nên phổ biến và linh thiêng hơn.
  • Cúng dường Tăng bảo: Chư Tăng là những người tiếp bước Đức Phật truyền giảng giáo pháp cho chúng ta, giúp cho những giáo lý quý giá nhà Phật không bị mai một. Chính vì thế, chúng ta cũng cần cúng dường chư Tăng, thái độ cúng dường cần thành kính, trân trọng, không phân biệt chức vị, không phân biệt họ ở chùa nào, xứ nào.

Các yếu tố có ý nghĩa đặc biệt trong cúng dường

Cúng dường là hành động đặc biệt có ý nghĩa, là cách giúp chúng ta tăng trưởng phước lành, mang lại hạnh phúc cho chính bản thân và gia đình. Nhiều người không hiểu về ý nghĩa của việc cúng dường, cho rằng cứ bỏ càng nhiều tiền của hay rải nhiều tiền lẻ trong chùa thì càng tốt. Thế nhưng, ý của việc cúng dường sâu xa hơn rất nhiều, các yếu tố quan trọng trong cúng dường bao gồm:

Đối tượng được cúng dường

Đối tượng cúng dường của chúng ta chính là Phật – Pháp – Tăng. Trước tiên là Đức Phật, các vị chư Phật, Bồ Tát sau đó là các bậc xuất gia tu đạo đã đoạn trừ phiền não, vô minh, đã đắc quả thánh, tiếp đó là các bậc Thánh A La Hán đã đoạn trừ khổ đau, chấm dứt sinh tử luân hồi. Cuối cùng là các vị chư tăng đang đi trên con đường cầu Phật, theo bước chân của Đức Phật mà truyền giảng các giáo lý Phật Pháp, giúp đạo Phật được phổ biến rộng rãi, không bị mai một.

Tâm của người cúng dường

Để có được phước báu từ việc cúng dường, người thực hiện lễ phải thành tâm, một lòng hướng Phật. Phước báu sinh ra hoàn toàn không phụ thuộc vào tiền tài, vật chất mà phụ thuộc vào cách thực hiện vào cái tâm của người cúng dường. Tâm chính trực, thái độ tôn kính, không kiêu ngạo, không tự phụ, không khinh bỉ, ba nghiệp thân khẩu ý phải thanh tịnh thì mới được nhiều phước báu.

Người quảng tu cúng dường, tức là phát nguyện cúng dường rộng lớn, không khinh thường, không so đo tính toán, không ích kỷ hẹp hòi thì mới được phước báu lớn. Cúng dường với tâm chân thành, tôn kính Tam Bảo thì không chỉ bản thân mình nhận được nhiều phúc lành mà thâm tâm cũng được vui vẻ, hoan hỷ hạnh phúc.

Vật phẩm cúng dường

Cúng dường có 3 cấp là phẩm vật cúng dường, kính tính cúng dường và hạnh cúng dường. Trong đó, phẩm vật cúng dường, tức là dân lên Tam Bảo nhất là Đức Phật, chư vị Bồ Tát, chư Tăng những vật phẩm như vật dụng, thuốc men, thực phẩm, hương hoa, quần áo… Trong khi đó, kính cúng dường là dân lên lòng thành kính, niềm tin tuyệt đối với Phật vào giáo lý của nhà Phật, được đánh giá cao hơn cả phẩm vật vật cúng dường. Bậc cao nhất của cúng dường là hạnh cúng dường, đây là hành động biến giáo lý trong Phật Giáo thành những lợi ích cao cả cho chúng sinh.

Vật phẩm cúng dường có thể rất phong phú và đa dạng
Vật phẩm cúng dường có thể rất phong phú và đa dạng

Cách cúng dường Tam Bảo phù hợp

Cách cúng dường Tam Bảo rất đơn giản, không hề phức tạp, rườm rà như nhiều người nghĩ. Đây là hành động đẹp đẽ, để Tam Bảo luôn trường tồn trên thế gian. Người cúng dường không phân biệt giàu nghèo sang hèn, càng không phân biệt tuổi tác, giới tính, chỉ cần có lòng thành thì là ai cũng có thể cúng dưỡng được. Khi cúng dường cần lưu ý cách cúng dường sau đây:

Về vật phẩm cúng dường

Không phải bất kỳ vật gì cũng có thể sử dụng để cúng dường. Đặc biệt, tuyệt đối không đặc vật không tịnh, nhất là tiền bạc lên bàn thờ Phật để cúng dường. Các vật phẩm cúng dường phù hợp thường là:

  • Trong cúng dường Phật Bảo: Những món cúng dường đúng nghĩa nên cúng Phật gồm hoa tươi, hương thơm, trái cây, nước trong, đèn sáng, cơm trắng. Khi cúng dường thì không bày biện linh đình, cúng dường vừa phải để tránh hoang phí, quan trọng nhất là phải thành tâm, tôn kính Đức Phật. Ngoài ra, 5 món trân quý nhất trong cúng dường Phật gồm: giới hương (giữ giới thanh tịnh), định hương (giữ cho tâm hồn tĩnh định), huệ hương (học hỏi giáo pháp Phật phải biết suy xét, nghiền ngẫm và thực hành), giải thoát hương (phát trừ ngã chấp, tứ đại là không…) và giải thoát tri kiến hương.
  • Trong cúng dường Pháp Bảo: Phải học hỏi, nghiên cứu giáo pháp của Phật Giáo và thực hành theo giáo pháp ấy. Nếu có tài chính tốt thì có thể in ấn kinh điển Phật để phổ biến, nếu có trình đổ thì giảng giáo, lý giải để mọi người cùng hiểu hoặc phiên dịch từ ngoại ngữ sang tiếng Việt hoặc lý luận cho người khác thấu triệt, hiểu rõ hơn.
  • Trong cúng dường Tăng Bảo: Đối với chư tăng, người Phật tử có thể cúng dường thuốc thang, thức ăn, y phục, giường và vật trải giường nằm, thường được gọi là bốn món vật dụng phát sinh hay Tứ Sự Cúng Dường. Ngày nay, Phật tử cũng có thể dâng cúng những phương tiện thuận lợi để giúp cho việc phụng sự, hành đạo của Tăng, Ni được dễ dàng hơn…

Khi cúng dường, cần lưu ý phải dùng vật phẩm chay tịnh, tuyệt đối không dùng đồ giả, đồ hư hỏng, ôi thiu, có thể dùng oản, bánh kẹo, hoa quả tươi hoặc xôi chè đều được. Ngoài ra, các vật phẩm cúng dường cũng tuyệt đối không được dính đồ mặn, không dính mỡ động vật, thịt cá… Bên cạnh đó, vật cúng dường cũng không được là đồ trộm cắp, đồ đi vay mượn, tham ô mà có, có bao nhiêu thì cúng bấy nhiêu chỉ cần thành tâm là được.

Những việc cần làm khi cúng dường Tam Bảo

Những việc liên quan đến Tam Bảo để duy trì, phát huy sự phổ biến của Phật Giáo như đã đề cập đều được xem là cúng dường Tam Bảo. Khi cúng dường thì cần làm những việc như sau:

  • Thắp hương để tưởng nhớ đến Phật, có thể thắp hương vào ngày rằm, mồng một, các ngày đầu năm hoặc những ngày lễ lớn của Phật Giáo. Có thể dâng kèm những mâm lễ chay tịnh, hoa tươi, hương thơm để tưởng nhớ ơn đức của Đức Phật.
  • Nếu gia đình có điều kiện, có thể lập phòng thờ riêng, ăn chay vào ngày mùng 1, ngày rằm hoặc hàng ngày, đồng thời tụng kinh gõ mõ và hương khói, cúng dường Phật thường xuyên.
  • Chúng ta cũng có thể cúng dường Tam Bảo bằng cách quyên góp tiền công đức, không quan trọng là góp bao nhiêu, có nhiều quyên nhiều, có ít quyên ít, quan trọng nhất là tấm lòng thành kính.

Đặc biệt, khi cúng dường, điều quan trọng nhất là ở tấm lòng và thái độ của người thực hiện, cần phải thành tâm, một lòng tôn kính, sùng bái, tin tưởng, không được có thái độ kiêu căng, hống hách, kiêu ngạo hoặc khinh thường khi cúng dường. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu được cúng dường là gì và cách cúng dường phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lô Giá Na Phật) là Phật bản mệnh của người tuổi Thân và tuổi Mùi

5 Mẫu tượng Phật Đại Nhật Như Lai đẹp bằng đá

Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lô Giá Na Phật) là pháp thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, được xem là bản tôn của Mật Tông. Tượng Đại Nhật...

đèn bình ngọc thờ phật và gia tiên đẹp

Chọn Đèn Thờ Phật Như Thế Nào Cho Đúng

Đèn Thờ Phật Đẹp là ngọn đèn sáng, ánh sáng đèn thờ đẹp thông thường nhất là các tông trầm như đỏ, vàng, tím, hồng. Ngày nay có rất nhiều...

Bộ Tam Đa Phúc Lộc Thọ đẹp, giá tốt nhất

Tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ | 5+ Mẫu tượng đẹp vượng khí nhất

Tam Đa Phúc Lộc Thọ là bộ ba tôn tượng thường các gia chủ thỉnh về đặt ở phòng khách, phòng làm việc, cửa hàng với mong muốn có được...

Hư Không Tạng Bồ Tát là một trong tám vị đại bồ tát trong Phật Giáo

Hư Không Tạng Bồ Tát là ai? Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Hư Không Tạng Bồ Tát là vị Bồ Tát của cõi quốc độ tên là Đại Trang Nghiêm, nằm ở Phương Đông, do Phật Nhứt Bửu Trang Nghiêm Như Lai...

Trong tay ngài cầm một thân cây Aruma hoặc Myrobalan là đại diện cho tất cả các cây thuốc tốt nhất

Đức Phật Dược Sư là ai? Cách nhận biết và ý nghĩa hình tượng

Đức Phật Dược Sư là Tôn chủ của thế giới Tịnh Lưu Ly ở phương Đông, Ngài có sự hiểu biết và thông suốt tất cả y dược của thế...

Tượng Sivali áo trắng cam đẹp nhất

Thánh Tăng Sivali là ai? Ý nghĩa và cách thờ cúng Ngài

Tượng Thánh Tăng Sivali là vị Thánh đệ tử có tài lộc đệ nhất ở dưới thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tượng SiVaLi là người trẻ tuổi nhất...

Ẩn