Nhật Quang – Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát là ai?

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Nhang trầm hương là gì? Đốt nhang trầm có tác dụng gì?

Nụ trầm hương là gì? Sử dụng thế nào? Giá bao nhiêu?

Trầm hương là gì? Có bao nhiêu loại? Có công dụng gì?

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Đi Chùa nên mặc đồ gì? Gợi ý 8+ mẫu trang phục đi Chùa đẹp nhất

Quy y Tam Bảo là gì? Nghi thức và lợi ích Quy y Tam Bảo

Chúng ta thường nghe đến từ quy y hay quy y Tam Bảo. Thế nhưng thực sự hiểu về ý nghĩa, lợi ích cũng như nghi thức quy y thì không phải ai cũng rõ. Thực tế, đây là một trong những nghi lễ của đạo Phật, trải qua nghi lễ này, bạn đã chính thức trở thành một Phật tử. Nếu bạn đang tìm hiểu về đạo Phật hoặc có ý định quy y, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa, lợi ích của nghi thức này.

Quy y Tam Bảo là gì?

Quy y Tam Bảo còn được gọi là Tam Quy Y, trong đó, quy có nghĩa là “trở về, quay về”; y là “nương tựa”; còn Tam Bảo là từ để chỉ cho ba ngôi Phật, Pháp và Tăng. Như vậy, quy y Tam Tam được hiểu là quay về nương gửi nơi Phật, Pháp Tăng. Đây là một trong những nghi lễ phổ biến của Phật Giáo, chính thức thừa nhận một người trở thành Phật tử.

Đồng thời, người trải qua nghi lễ này đã định hướng đức tin cho chính mình. Khi một người quyết định quy y, tức là họ đã cam kết, tuyên bố về đức tin của mình, khẳng định bản thân tin vào Phật giáo, trở thành đệ tử của Tam Bảo. Tin rằng Phật, Pháp, Tăng sẽ giúp chúng ta thoát được khổ đau phiền não, tạo được nhiều giá trị cho cuộc sống, không chỉ cho một đời mà còn cho nhiều đời sau.

Lễ quy y Tam Bảo thường được tiến hành long trọng và nghiêm trang
Lễ quy y Tam Bảo thường được tiến hành long trọng và nghiêm trang (ảnh minh họa)

Đây là nghi lễ đặc trưng trong đạo Phật, là thời điểm mà chúng ta nhận cương lĩnh, cách sống theo năm giới của Đức Phật truyền lại. Thời điểm này, bạn chính thức trở thành Phật Tử, trở thành phật tử đúng pháp, nương tựa vào ba báu Phật, Pháp, Tăng.

Quy y Phật

Như đã đề cập, quy y Tam Bảo nghĩa là đem cuộc đời mình nương gửi ba ngôi Phật, Pháp , Tăng. Nguyện sống và noi theo tấm gương Đức Phật, một lòng hướng thiện, tu tập, rèn luyện tâm tính của bản thân. Phật là bậc đạo sư toàn giác, đã giác ngộ hoàn toàn và thoát khỏi sinh tử luân hồi. Ngài đã sáng lập và đặt nền móng phát triển cho đạo Phật, đứng đầu trong ba ngôi trên.

Quy y Phật nghĩa là chúng ta gửi gắm thân và tâm của mình cho Đức Phật. Nương nhờ vào ánh sáng trí tuệ, sự sáng suốt của Ngài để tu tập, rèn luyện bản thân. Nhờ vào sự hướng dẫn của Đức Phật mà thay đổi nhận thức, hiển lộ phật tính, buông bỏ tham sân si, có được sự sáng suốt để cuộc sống của mình an lạc, ý nghĩa và tốt đẹp hơn.

Quy y Pháp

Trong tiếng Phạn, Pháp là Dharma, được hiểu là phương pháp giảng dạy của Phật Giáo. Pháp là những lời dạy chân thật của Đức Phật và các bậc phước trí vẹn toàn, có giá trị vô giá qua mọi thời đại. Nhờ Pháp dẫn dắt mà chúng sinh có con đường tu tập đúng đắn, có thể điều phục cám dỗ, giữ vững bản tâm, tránh xa tham, sân, hận và ngũ dục là tài, sắc, danh, thực, thùy.

Quy y Pháp nghĩa là chúng ta thực hành theo phương pháp tu hành của Đức Phật để đoạn trừ phiền não, u mê. Được ví như phương thuyết chữa bệnh cho chúng sinh, Pháp nằm gọn trong ba tạng Kinh, Luật và Luận. Pháp là con đường dẫn đến chân lý, được biểu tượng bằng bánh xe Phật Giáo luôn không ngừng chuyển động, không ngừng phát triển, đưa chúng sinh từ khổ đau, u tối đến an vui, rạng rỡ…

Quy y Tăng

Trong tiếng Phạn, tăng là Sangha, được hiểu là đệ tử Phật, rời khỏi gia đình và cống hiến trọn vẹn cuộc đời cho đạo Pháp. Chúng tăng già ở chung cùng nhau hằng ngày, cùng nhau tu hành, học hỏi, hòa thuận và luôn giữ gìn giới luật của Đạo Phật. Tăng là các bậc tu sĩ Phật giáo, là đệ tử của Phật, hiểu nôm na thì đây là một đoàn thể có tổ chức cùng chung lý tưởng và nhiệm vụ.

Quy y tăng có nghĩa là kính nể, tôn trọng đồng thời thực hành theo sự dẫn dắt của chi Tăng, những người đã và đang đi theo con đường của Đức Phật. Các vị ấy vẫn luôn không ngừng nỗ lực thay Đức Phật hoằng truyền Chánh Pháp, giúp chúng hiểu và có động lực tìm đến với đạo Phật.

Nhìn chung, quy y Tam Bảo có nghĩa là quay về nương tựa vào Phật, Pháp Tăng để nhận được sự bảo vệ, thừa nhận và có phương tiện đúng đắn để học hỏi, thực hành theo lời dạy của Đức Phật. Tam Bảo là viên ngọc quý giá trị hơn hết tất cả những báu vật trên thế gian.

  •  Chia sẻ kiến thức Phật Giáo và Nghệ thuật Phật Giáo Tại Đây

Nghi thức Quy Y Tam Bảo

Quy y Tam Bảo là quay đầu nương gửi cuộc đời nơi Phật, từ bỏ những hành động sai trái chân lý, thực hiện theo lời dạy, tấm gương của Đức Phật. Một khi đã quy y Phật thì không được theo các phe phái ác độc, không theo trời đất quỷ thần hay các lý thuyết sai lạc. Người đã quy y được gọi là Phật tử, nghĩa là đứa con của Phật hay đệ tử nhà Phật.

Các thiện nam tín nữ phát tâm quy y sẽ đăng ký tại chùa, tự viện hữu duyên, sau đó nghe chư Tăng hướng dẫn về buổi truyền thọ Tam quy. Đến ngày ấn định sẽ tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề, chuẩn bị y phục, khay lễ.

Tiếp đó, giới tử thỉnh chư Tăng đến trai đường, bàn thờ Tổ và cầu xin chư Tăng trao quy giới cho mình. Khi chư Tăng chấp thuận, giới tử tiến hành lễ ba lễ. Chư Tăng sẽ nguyện hương, giới tử thỉnh Giới sư lên chính điện, Giới tử nguyện hương Tam Bảo, tụng chú Đại Bi và kệ khai luật.

Sau khi tán lễ tam bảo, giới tử đảnh lễ:

  • Thập phương thường trụ Tam bảo
  • Ta Bà giáo chủ Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật
  • Thập phương thanh tịnh đại hải chúng Bồ tát
  • Linh sơn hội thượng vô lượng Thánh hiền
  • Hộ giáo chư vị Thiện thần, Tây thiên Đông đô lịch đại tổ sư

Lưu ý, ở mỗi lần hiệu ba lạy, sau khi lạy xong thì quỳ xuống và chấp tay.

Tiếp đó, giới sư sẽ tiến hành khai đạo cho giới tử. Giới tử (người quy y) phải thành tâm sám hối, đọc lời sám hối theo hướng dẫn của chư Tăng. Cuối cùng, chúng ta quỳ xuống, làm theo lời hướng dẫn của chư Tăng rồi thành tâm phát nguyện “Đệ tử chúng con tên là… xin suốt đời quy y Phật, (đệ tử xin suốt đời) quy y Pháp, (đệ tử xin suốt đời) quy y Tăng” (đọc ba lần rồi xá ba xá).

Sau khi phát nguyện liền nói tiếp ba lần “Đệ tử quy y Phật rồi, khỏi đọa địa ngục; Quy y pháp rồi, khỏi đọa Ngạ quỷ; Quy y Tăng rồi, khỏi đọa vào Bàng sanh (đọc ba lần, xá ba xá)“. Tiếp đó, giới sư khuyên bảo, Phật tử đã quy Phật rồi phải tôn Phật làm thầy, quyết không quy y trời, thần, quỷ, vật. Quy y Pháp rồi từ nay tôn Pháp làm thầy, quyết không quy y ngoại đạo tà giáo. Quy y Tăng rồi, từ nay tôn Tăng làm thần quyết không quy y bè đảng xấu ác.

Sau khi đã lãnh thọ pháp tam quy, giới tử sẽ được giới sư khai thị, hướng dẫn đệ tử sám hối “Đệ tử gây nên các vọng nghiệp/Đều do vô thỉ tham sân si/Từ thân, khẩu, ý phát sanh ra/Đệ tử chí thành xin sám hối” (đọc ba lần, lạy một lạy và quỳ xuống). Giới sư trao cho năm giới, giới tử phát nguyện thọ giới, phát nguyện hằng ngày chuyên tâm niệm Phật. Giới Sư trở lại điện Phật tụng hồi hướng, tam tự quy y và được thỉnh về phương trượng (phòng khách).

Những lợi ích của việc quy y Tam Bảo

Ý nghĩa của việc Quy y Tam Bảo chính là hướng tâm mọi người đến với trí tuệ cùng sự giải thoát. Phật, Pháp và Tăng là ba ngôi báu, ba nhân tố quan trọng mà chúng sinh cần kính ngưỡng, tuân theo để được giải thoát khỏi bể khổ. Đồng thời cũng cam kết mạnh mẽ về tín ngưỡng của bản thân.

Quy y Tam Bảo mang đến cho chúng ta phước báu vô lượng
Quy y Tam Bảo mang đến cho chúng ta phước báu vô lượng

Cuộc sống được ví như đêm tối, như biển khơi mênh mông không bến bờ, con người nếu không có mục đích, lý tưởng sống rõ ràng sẽ rất dễ lạc lối, rơi vào cõi u minh tăm tối. Quy y Tam Bảo là phương thức để chúng ta xác định được hướng đi đúng đắn cho bản thân. Bởi lẽ Tam Bảo là viên ngọc quý, là ngọn đèn sáng giúp chúng ta sớm ngày giác ngộ.

Người quy y Phật, quy y Pháp rồi quy y Tăng sẽ có thể tiếp nhận mười thiện và tu hành, nhờ vào nhân duyên này mà cảm được công đức vô biên vô lượng. Nếu có thể tiếp nhận tám trai giới, thuyết tu hành, thọ trì năm giới thì công cảm được là hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn, hàng ức lần. Quy y Tam Bảo, tu tập Phật Pháp là phương tiện để chúng sinh mau được thành tựu, diệt trừ những tội lỗi và các nghiệp ác do thân, miệng, ý.

Tựu chung, quy y Tam Bảo sẽ mang đến những lợi ích sau đây:

  • Phật là đích, Pháp là phương tiện, Tăng là người thầy, người bạn đồng hành giúp chúng ta thoát khỏi tình cảnh lặn ngụp trong biển khổ, lạc lõng trong đêm tối. Quy y là để chúng sinh có nơi nương tựa để tránh lầm đường lạc lối, không bị chới với giữa biển khơi mênh mông hay đêm tối vô tận. Quy y giúp con người xác định được phương hướng, con đường tu tập phù hợp để thoát khỏi vô minh, phiền não, sớm ngày thành tựu Bồ đề, được giải thoát khỏi vòng luân hồi vô tận.
  • Quy y là một sự khẳng định, một lời cam kết, giúp người quy y giữ vững đức tin, không bị lung lay, dao động trong cuộc sống. Khi đã phát nguyện quy y, chúng ta dễ gìn giữ đúng lời hứa, khó mà nuốt lời hay làm những điều trái ngược. Đặc biệt, khi lời phát nguyện được cử hành trang nghiêm, có sự chứng tri của chư Phật, chư tăng và có sự hộ niệm của người thân, bạn bè.
  • Khi quy y, chúng ta sẽ được tu tập trong môi trường thích hợp, có Phật tử, chư Tăng hỗ trợ, từ đó có sự tinh tiến nhất định trên con đường giải thoát của bản thân. Là Phật tử thì phải quy y, lễ quy y như cột mốc đánh dấu những bước đi đầu tiên của người Phật tử. Một khi đã đặt chân lên con đường này thì sẽ quyết theo đuổi đến cùng, không chần chờ hay rẽ sang hướng khác.
  • Quy y mang đến công đức, phước báu vô lượng cho bản thân. Nếu quy y và một lòng thành tâm hướng Phật, quyết chí tu tập, thực hành đúng theo lời phát nguyện thì sẽ sớm đạt được thành tựu giác ngộ.

Một số lưu ý khi quy y Tam Bảo

Quy y Tam Bảo tức là quay về, nương tựa vào Phật, Pháp, Tăng, không tiếp tục lầm đường, lạc lối gây nhiều ác nghiệp như trước đây. Người quy y sẽ có phương tiện để học hỏi, tu tập và tự sửa chữa cuộc sống của mình để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Khi quy y, chúng ta sẽ được chư Tăng hướng dẫn chi tiết trước ngày thực hiện nghi lễ này. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Quy y Tam Bảo tức là tập trung tự nương tựa theo Tam Bảo chứ không phải là một giáo phái, một vị sư, thầy nào cả. Việc tu tập phải dựa vào ý chí và sự giác ngộ của chính bản thân mình.
  • Chúng ta quy y Tam Bảo để định hướng con đường tu tập, phát triển của bản thân, xác định đức tin của mình, không nên trông chờ vào sự ban ơn của Phật, Pháp, Tăng.
  • Trong và sau khi quy y, cần đặt trọn niềm tin vào Tam Bảo, kiên quyết thực hiện đúng theo những gì mình đã phát nguyện. Người đã quy y rồi thì cần tin vào nhân quả, như vậy mới có thể tinh tấn, bỏ ác làm lành trở thành một người Phật tử chân chính.
  • Không được tạo ra những lời nói, hành động để người khác chê bai Tam Bảo, phỉ báng Phật Pháp.
  • Hành động lời nói cần đúng đắn, tránh sống thất niệm, hoang phí, phóng dật, làm điều xấu ác, nói lời bất chính. Cần phải luôn cố gắng gìn giữ thân, khẩu ý, tâm trầm tĩnh, không xao động, ổn định, sáng suốt và giác tỉnh.
  • Khi quy y, giới tử sẽ trực tiếp phát nguyện trước Tam Bảo, khi vắng sẽ không được nhận phái y dùng tấm phái đã in xong. Không được tự phát nguyện mà cần thực hiện theo hướng dẫn từ chư Tăng, người xuất gia.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn hiểu rõ quy y là gì cũng như ý nghĩa, nghi thức và lợi ích từ việc quy y Tam Bảo. Quy y là nghi lễ cần thiết để trở thành Phật tử chính thức, giúp con đường tu tập được đúng đắn, tránh rơi vào vô ngã, tránh lầm đường lạc lối.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

thờ 3 vị Quan Công gồm Quan Công, Quan Bình, Châu Thương ở đâu ?

Thờ 3 Ông Quan Công Là Ai? Vì Sao Thờ Quan Công Không Thờ Lưu Bị

Thờ 3 Ông Quan Công Gồm Những Ai ? Trong rất nhiều đền thờ và tại một số nhà thường thờ 3 ông Quan Công. 3 ông Quan Công được...

Phật Bà Quan Âm hay Quán Thế Âm Bồ tát là một trong những vị Bồ Tát được thờ phụng nhiều nhất trong Phật Giáo Đại Thừa

Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát Là Ai? Ý Nghĩa Hình Tượng Và Cách Thờ Cúng

Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát là một trong những vị Bồ tát được thờ phụng nhiều nhất trong Phật giáo Đại Thừa. Quan Thế Âm Bồ Tát cùng...

Diêu Trì Địa Mẫu có công đức to lớn trong việc tạo ra sinh linh vạn vật, giúp con người phát triển

Diêu Trì Địa Mẫu là ai? Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Diêu Trì Địa Mẫu hay Đức Phật Mẫu không chỉ được thờ ở điện mà còn được nhiều gia chủ thỉnh về thờ tại gia. Nếu bạn từng nghe nhắc...

ngày vía quan âm là ngày nào ? mâm cúng vía Quan Âm

Các Ngày Vía Quan Âm Và Ý Nghĩa

Ngày Vía Quan Âm là ngày nào trong năm ? Ngày vía Quan Âm có ý nghĩa gì ? Vì sao chúng ta niệm danh hiệu của Ngài là "Nam...

phật bản mệnh tuổi dậu là ai ?

Phật Bản Mệnh Tuổi Dậu Là Ai ?

Phật bản mệnh tuổi dậu là ai? Vị Phật đó có hạnh nguyện như thế nào ? Tuổi Dậu là những người có tính cách mạnh mẽ, nhiệt tình và...

Tục thờ Ngũ Hành Nương Nương đã xuất hiện từ lâu và được lâu truyền rộng rãi tại Việt Nam

Tượng 5 Mẹ Ngũ Hành: Ý nghĩa và thờ cúng

Ngũ Hành Nương Nương hay 5 mẹ Ngũ Hành là 5 vị thần đại diện cho năm yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Tục thờ Ngũ Hành Nương Nương...

Ẩn