5 Mẫu tượng Phật Đại Nhật Như Lai đẹp bằng đá

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc diễn ra ngày nào?

Nhật Quang – Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát là ai?

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Nhang trầm hương là gì? Đốt nhang trầm có tác dụng gì?

Nụ trầm hương là gì? Sử dụng thế nào? Giá bao nhiêu?

Trầm hương là gì? Có bao nhiêu loại? Có công dụng gì?

Phật giáo Mật Tông là gì? Mật Tông thờ các vị Phật nào?

Mật Tông là một trong những tông phái Phật giáo lớn hiện nay, là một nhánh của Phật giáo Đại Thừa. Mật Tông tôn Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lô Giá Na Phật) làm giáo chủ. Các giáo lý và phương pháp tu hành của tông phái này được lưu truyền và giảng dạy theo hình thức truyền miệng. 

Phật giáo Mật Tông là gì?

Mật Tông còn được gọi là Mật giáo, một trong những tông phái Phật giáo lớn, lâu đời, được lưu truyền và phát triển cho đến ngày nay. Mật Tông là pháp tu bí mật, có tính chất liễu nghĩa, phép tu Mật Tông khác biệt hoàn toàn với các tông phái Phật giáo khác. Có rất nhiều quy tắc hành trì đặc thù, chứa đựng nhiều giáo lý sâu xa, bí mật, khó đoán.

Phật giáo Mật Tông là một trong những tông phái Phật giáo lớn hiện nay
Phật giáo Mật Tông là một trong những tông phái Phật giáo lớn hiện nay

Tông chỉ của Mật Tông là “Tam mật tương ưng, tức thân thành Phật”. Là tông phái chuyên dạy về cách trì chú, bắt ấn, thực hành thiền định, đặt nặng sự gia trì của bổn tôn chư Phật. Khi tiếp xúc với Mật Tông, hành giả cần có sự chỉ dẫn của một bậc Thượng sư hướng đạo, không thể tự học, tự tu hành.

Mật Tông được truyền thừa và giảng dạy theo hình thức truyền miệng, mỗi người sẽ có một bậc Thượng sư riêng. Tông phái này tôn Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lô Giá Na Phật) là Pháp thân Như Lai là vị giáo chủ bí Mật của Mật Tông, thường được gọi là vị tổ sơ thứ nhất. Vị tổ sơ thứ hai, tiếp nhận truyền thừa của Đại Nhật Như Lai là Ngài Kim Cang Tát Đỏa.

Phật giáo Mật Tông được chia thành hai phái là Chân ngôn thừa và Kim Cương Thừa. Kim chỉ nam của Mật Tông là Kinh Đại Nhật và Kinh Kim Cang Đảnh. Ngoài ra còn có kinh Tô Tất Địa Yết La (Tô Tất Địa), kinh Yếu Lược. Phật giáo Mật Tông mang đậm màu sắc của những huyền thuật, trong quá trình tu chứng Phật pháp, thường sử dụng Pháp khí để hỗ trợ.

Sự phát triển của Phật giáo Mật Tông

Theo các tài liệu nghiên cứu, Mật Tông là pháp môn được hình thành từ khoảng thế kỷ thứ 5, 6 tại Ấn Độ. Các tư tưởng Mật giáo có từ thời Phật giáo Nguyên Thủy với các câu thần chú được đề cập đến trong các bộ luật và kinh Khổng Tước.

Sự truyền thừa của Mật giáo bắt đầu từ Đại Nhật Như Lai, sau đó là Kim Cang Tát Đỏa nhận quán đảnh từ Đại Nhật Như Lai. Ngài viết lại 2 quyển kinh là Đại Nhật và Kim Cương đỉnh, lưu lại trong một ngôi tháp.

Tiếp đó, Ngài Long Thọ (Nagarjuna, 600 – 650) mở tháp tiếp nhận 2 quyển kinh này rồi truyền cho Ngài Long Trí. Sau đó, Mật Tông được truyền bá rộng rãi đến các nước miền Nam Thiên Trúc và Tích Lan, Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản, Tích Lan, Myanmar, Indonesia, Campuchia, Lào, Việt Nam… Ngài Long Thọ được xem là vị Tổ sư của Mật giáo.

Mật Tông phát triển đặc biệt rộng rãi ở các nước Châu Á. Các luận sư nổi tiếng của tông phái này có thể kể đến như Đức Liên Hoa Sinh, Thiên Vô Úy, Bất Không Kim Cương, Kim Cương Trí… Mật Tông nổi tiếng với các câu chân ngôn, thần chú có phép nhiệm màu và năng lực tâm linh mạnh mẽ. Thần chú của Mật Tông là những câu chữ nguyên thủy, khác biệt hoàn toàn với các bùa chú thông thường.

Phật giáo Mật Tông tại các quốc gia trên thế giới

Mật Tông được hình thành vào khoảng thế kỷ thứ 5, 6  tại Ấn Độ. Trước đây, Mật Tông chia thành 2 dòng là Kim Cương Thừa và Chân Ngôn Thừa. Tuy nhiên, đến đời đại sư Nhất Hạnh thì hai dòng này đã được nhập làm một. Phật giáo Mật Tông phát triển ở nhiều quốc gia, nổi bật phải kể đến như:

1. Mật Tông tại Trung Quốc

Mật Tông được truyền vào Trung Quốc sớm hơn Tây Tạng, do 3 vị cao tăng là Thiện Vô Úy (có tài liệu viết là Thiên Vô Ý), Kim Cương Trí và Bắt Không Kim Cương truyền vào Trung Quốc vào khoảng thế kỷ 7. Cả 3 vị này đều là đệ tử của Ngài Long Thọ, được tôn là Khai Nguyên Tam Đại Sĩ. Trong đó, Ngài Thiện Vô Úy được xem là tổ sư của Mật Tông Trung Hoa.

Ở Trung Quốc, khi hai dòng Mật Tông Ấn Độ là Kim Cương Thừa và Chân Ngôn Thừa truyền đến đời Đại sư Nhất Hạnh (đệ tử của Ngài Thiện Vô Úy) thì nhập làm một. Mật Tông ở Trung Quốc đặc biệt thịnh hành ở thời nhà đường, được nhiều nhà sư công nhận và truyền dạy rộng rãi, trở thành một trong những tông phái chính thức của Phật giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, càng về sau thì càng suy thoái, ít phổ biến nhưng vẫn còn tồn tại.

2. Mật Tông tại Tây Tạng

Phật giáo Mật Tông Tây Tạng hay còn gọi là Phật giáo Mật Tông Kim Cương Thừa Tây Tạng, được truyền từ Ấn Độ sang Tây Tạng vào khoảng cuối thế kỷ thứ 7, muộn hơn so với Trung Quốc. Khi mới được truyền vào, nơi đây chỉ có đạo Bon là đạo giáo cổ truyền, chưa có một tôn giáo đậm nét nào.

Mật Tông phát triển vô cùng mạnh mẽ tại Tây Tạng
Mật Tông phát triển vô cùng mạnh mẽ tại Tây Tạng

Mật Tông Tây Tạng được truyền bá bởi ngài Liên Hoa Sinh (Padmasambhava), Ngài là người sáng lập tông phái Ninh Mã (Nuyingmapa), còn gọi là Cổ Phái, một trong những tông phái Mật giáo lớn tại Tây Tạng. Ngoài ra, Mật giáo Tây Tạng còn được chia thành nhiều tông phái khác nhau, mỗi phái thường có một phương pháp tu hành riêng.

Mật Tông tại Tây Tạng phát triển vô cùng mạnh mẽ, ban đầu, người dân nơi đây rất bài xích trước sự xuất hiện của tôn giáo này. Tuy nhiên sau này, Mật giáo được người dân dần tiếp nhận, trở thành một trong những tôn giáo mang bản sắc riêng tại Tây Tạng. Nhắc đến Mật giáo, người ta thường nghĩ ngay đến Mật Tông Kim Cương Thừa Tây Tạng.

3. Mật Tông tại Nhật Bản

Phật giáo Mật Tông du nhập vào Nhật Bản là dòng Chân Ngôn Thừa, vào khoảng cuối thế kỷ thứ 8, đầu thế kỷ thứ 9. Được truyền bá bởi Đại Sư Dengyodaishi (767 – 823), được xem là sơ tổ của Thai Mật. Và được Hoằng Pháp bởi Đại Sư Không Hải, vị đại sư này đã sang Trung Quốc, tầm sư học đạo. Sau đó trở về nước, lập Chân Ngôn Tông, phát triển rất hưng thịnh.

Mật Tông là một trong những tông phái quan trọng của Phật giáo Nhật Bản. Phép tu Mật Tông chủ yếu là sử dụng Mạn Đà La, niệm chân ngôn, bắt ấn, thực hành thiền định, quán đỉnh. Được truyền sư phụ truyền cho học trò bằng khẩu quyết, mang tính bí mật cao nên không được truyền bá rộng rãi.

4. Mật Tông tại Việt Nam

Mật Tông vốn được truyền vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ 6, bởi một nhà sư người Ấn Độ là Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Ngài đã đến Việt Nam và dịch kinh Đại Thừa phương quảng tổng trì tại chùa Pháp Vân. Thời Đinh và Tiền Lê, Mật Tông khá thịnh hành tại Việt Nam, có rất nhiều di tích, trụ đá được phát hiện tại Hoa Lư, Ninh Bình có khắc bản kinh Phật đỉnh Tôn Thắng Đà La Ni.

Có rất nhiều Tăng sĩ ngoại quốc truyền bá Mật Tông vào Việt Nam, cũng có rất nhiều vị sư Việt Nam đến Ấn Độ thọ học và về nước truyền bá Mật Tông. Mật Tông ở Việt Nam cũng phát triển vô cùng mạnh mẽ, tuy nhiên, do được truyền theo hình thức mật truyền nên không phổ biến bằng các tông phái Phật giáo khác.

Mật Tông thờ các vị Phật nào?

Có rất nhiều vị Phật, Bồ Tát được thờ trong Mật Tông. Trong đó, vị Phật được thờ phổ biến nhất là Đại Nhật Như Lai, được xem là Pháp Thân Như Lai, là giáo chủ tối thượng của Mật Tông. Ngài là bản tôn căn bản của Mật Tông, là vị Phật vạn năng, cội nguồn của giác ngộ, đại diện cho trí tuệ siêu việt.

Đại Nhật Như Lai là vị Phật được thờ phổ biến trong Mật Tông
Đại Nhật Như Lai là vị Phật được thờ phổ biến trong Mật Tông

Trong Mật Tông, thường thờ các vị Phật như:

Ngũ Phật trong Kim Cương giới:

  • Tỳ Lô Giá Na Phật
  • A Súc Bệ Như Lai
  • Bảo Sanh Như Lai
  • Phật A Di Đà
  • Bất Không Thành Tựu Phật

Ngũ Phật trong Thai Tạng giới:

  • Đại Nhật Như Lai
  • Bảo Tràng Như Lai
  • Khai Phu Hoa Vương Như Lai
  • Vô Lượng Thọ Như Lai
  • Thiên Cổ Lôi Âm Như Lai.

Một số vị Bồ Tát, Đại sư trong Mật Tông như:

  • Đức Kim Cang Tát Đỏa
  • Đức Quán Thế Âm Bồ Tát
  • Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
  • Đức Phổ Hiền Bồ Tát
  • Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát
  • Địa Tạng Vương Bồ Tát
  • Đức Phật Độ Mẫu Tara

Trong Phật giáo Mật Tông còn có 8 vị Đại Hộ Pháp gồm:

  • Yama: Thần chết
  • Mahakala: Đại Hắc Thiên
  • Kubera: Tài bảo Thiên Vương
  • Yamantaka: Hàng Phục Dạ Ma
  • Tshangs Pa or’White Brahma’: Phạm Thiên Trắng…

Một số thuật ngữ thường dùng trong Mật Tông

Có rất nhiều từ ngữ, giáo nghĩa được sử dụng trong Mật Tông. Khi tìm hiểu về tông phái Phật giáo này, chúng ta sẽ thường gặp phải như:

1. Chân ngôn (thần chú Mật Tông)

Thần chú Mật Tông còn được gọi là mật ngữ, chân ngôn của các vị Chư Phật, Bồ Tát. Đây là những câu chữ nguyên thủy, ẩn chứa sức mạnh tâm linh to lớn, giúp người trì niệm nhận được sự gia trì của chư Phật và Bồ Tát. Khi thực hành thần chú, cần đọc đúng bản gốc tiếng Phạn hoặc bản phiên âm.

Mật Tông sử dụng rất nhiều câu chân ngôn, thần chú
Mật Tông sử dụng rất nhiều câu chân ngôn, thần chú

Một số thần chú được sử dụng phổ biến nhất có thể kể đến như:

  • Thần chú Đại Nhật Như lai: “Ohm Ahh Be Lah Hung Kha
  • Thần chú Đức Quán Thế Âm: “Ohm Mani Padme Hum” (Lục tự đại minh chân ngôn)
  • Thần chú Đức Phật Độ Mẫu Tara: “Om Tare Tuttare Ture Soha
  • Thần chú Văn Thù Bồ Tát: “Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi
  • Thần chú Kim Cang Tát Đỏa: “Om Vajrasattva Hum

2. Mạn Đà La

Mạn Đà La là vòng tròn đầy đủ, biểu tượng cho vũ trụ và năng lượng của vũ trụ. Được xem là cơ sở để hợp nhất thế giới hiện tượng và thế giới bản thể. Là đàn tràng để hành giả bày biện lễ vật, pháp khí cho nghi thức hành lễ, nguyện cầu.

Mạn Đà La có nhiều loại như: Đại Mạn Đà La (vòng tròn hội tụ các Đức Phật, Bồ Tát),  Tam Muội Mạn Đà La (vòng tròn hội chúng thể hiện khả năng hóa hiện độ sinh của chư Phật, Bồ Tát), Pháp Mạn Đà La (văn tự lý giải chân lý, chân ngôn của Phật, Bồ Tát).

3. Pháp khí Mật Tông

Pháp khí thường được sử dụng trong Phật giáo Mật Tông Tây Tạng. Pháp khí là dụng cụ được sử dụng để tu chứng Phật pháp, hỗ trợ hành giả thực hiện các nghi thức Phật giáo. Có nhiều loại pháp khí như pháp khí dùng khi hộ ma, hoằng hóa, khi kính lễ, cúng dưỡng, tán tụng hay trì niệm…

Một số pháp khí Mật Tông Tây Tạng được sử dụng phổ biến có thể kể đến như: chày kim cang, chuông kim cang, dao Phurba, bánh xe mani (Kinh Luân), cờ tây tạng, Trống Damaru, trống Chod, Khata…

Mật Tông là dịch nghĩa từ chữ “Mantra”, là một trong những tông phái Phật giáo lớn thuộc Phật giáo Đại Thừa. Mật Tông được lưu truyền và giảng dạy thông qua hình thức truyền miệng, các phép tu Mật Tông cần được hướng dẫn bởi một bậc Thượng sư hướng đạo, không thể tự tu tập, thực hành khi chưa được chỉ dạy.

Xem thêm:

Cùng chuyên mục

Phật giáo Đại Thừa đề cao quả vị Bồ Tát

Phật giáo Đại Thừa là gì? Xuất hiện khi nào? Thờ vị Phật nào?

Phật giáo phân chia thành nhiều tông phái khác nhau, trong đó có hai hệ phái lớn là Phật giáo Đại Thừa và Phật giáo Nguyên Thủy. Phật giáo Đại...

Bạch Độ Phật Mẫu Tara Trắng là một trong những hóa thân của Đức Phật Mẫu Tara

Bạch Độ Phật Mẫu Tara Trắng: Hình tượng và ý nghĩa thờ cúng

Bạch Độ Phật Mẫu Tara trắng còn được gọi là Tăng Thọ Cứu Độ Phật Mẫu, Như Ý Luân Bạch Độ Phật Mẫu hay Thất Nhãn Phật Mẫu. Là một...

Lục Độ Phật Mẫu Tara Xanh là một trong những hóa thân của Đức Tara

Lục Độ Phật Mẫu Tara Xanh: Hình tượng và ý nghĩa thờ cúng

Phật Độ Mẫu Tara là vị Bản tôn mẫu tính được Phật giáo Kim Cương Thừa tôn kính nhất, được tán thán là Mẹ của tất cả chữ Phật. Ngài...

Thờ Phật và gia tiên chung một bàn thờ

Vị trí đặt bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên trong nhà đúng nhất

Thờ Phật và gia tiên là nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt, đã có từ xa xưa và vẫn lưu giữ, tiếp nối đến ngày nay....

Giám Trai Sứ giả Bồ Tát thường được thờ trong trai đường và nhà trù của Chùa Viện

Giám Trai Sứ Giả Bồ Tát là ai? Ý nghĩa tượng và thờ cúng

Giám Trai sứ giả Bồ Tát là vị Bồ Tát được thờ nhiều tại trai đường và nhà trù của các chùa Viện. Hình tượng Ngài được thể hiện rất...

Tam Thanh Đạo Tổ là ba vị thần tiên tối cao trong Đạo giáo

Tượng 3 Vị Tam Thanh Đạo Tổ: Ý nghĩa và cách thờ cúng

Tam Thanh Đạo Tổ là 3 vị đồ đệ ưu tú của Hồng Quân lão tổ, được thờ phụng phổ biến trong Đạo Giáo. Các vị này gồm Nguyên Thủy...

Ẩn