30+ Mẫu Tượng Phật Di Lặc Bằng Bột Đá Đẹp Hoan Hỉ

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo là ai?

Tỉnh thức là gì? Sống tỉnh thức có lợi ích gì?

Bát Chánh Đạo: 8 con đường chân chính chấm dứt khổ đau

Kinh Pháp Cú là gì? Ý nghĩa và lợi ích trì tụng Kinh Pháp Cú

Kinh Vô Lượng Thọ: Ý nghĩa và cách tụng hiệu quả

Kinh Vô Lượng Thọ là bộ kinh tiêu biểu phổ biến ở Tịnh Độ Tông, hầu hết những người tu học Phật đều sẽ tiếp xúc và có những hiểu biết nhất định về lời đức Phật nói ở bộ kinh này. Kinh Vô Lượng Thọ gồm 48 phẩm, ý nghĩa và nội dung cũng như cách tụng sẽ được vnctongiao.org phân tích trong bài viết dưới đây.

Kinh Vô Lượng Thọ là gì?

Kinh Vô Lượng Thọ là bộ kinh miêu tả thế giới Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà. Đồng thời dạy con người cách sống thanh tịnh, cách giữ giới luật, tụng niệm danh hiệu Phật A Di Đà để thoát khỏi các nghiệp bất thiện, được tái sinh về cõi tịnh độ của Phật A Di Đà. Khi công đức được tích lũy sẽ đạt được thành tựu viên mãn.

Kinh Vô Lượng Thọ đề cập đến Phật A Di Đà và cõi Tây Phương Cực Lạc
Kinh Vô Lượng Thọ đề cập đến Phật A Di Đà và cõi Tây Phương Cực Lạc

Kinh Vô Lượng Thọ cũng đề cập các tiền kiếp của Phật A Di Đà. Tại Phẩm Năm có đề cập, trước khi thành Phật, ngài từng là tỳ kheo Pháp Tạng, phát nguyện và được đức Như Lai Thế Tự Tại Vương thời ấy ấn chứng sẽ thành Phật A Di Đà trong cõi Tịnh độ.

Kinh còn đề cập đến 48 đại nguyện của Phật A Di Đà. Khi ngài thành Phật, mười phương thế giới, hết thảy chúng sinh khiến sanh Tịnh độ. Tất cả chúng sinh sanh về Tịnh độ của ngài đều tự biết thấu thiện ác đã làm, đều chứng được, trí tha tâm thông, đều đắc được thần thông tự tại Ba La Mật Đa. Đều được xa lìa phân biệt sáu căn tịch tịnh.

Khi ngài thành Phật, quang minh vô lượng, thọ mạng vô lượng, Thanh Văn vô số, chư Phật xưng tán. Chúng sinh nghe danh hiệu ngài, có được căn lành, tâm tâm hồi hướng, nguyện sinh Tịnh độ, mười niệm tất vãng sanh. Chúng sinh nghe danh phát tâm, sám hối khi lâm chung sẽ được ngài tiếp dẫn, được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc…

Tóm lược nội dung các phẩm của Kinh Vô Lượng Thọ

Kinh Vô Lượng Thọ là bộ kinh tiêu biểu của Tịnh Độ Tông được trì tụng để chúng sanh có mong cầu được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc hiểu, biết cách tích lũy công đức và được thành tựu sở nguyện. Trọn bộ kinh gồm có 48 phẩm, bản Hán được ngài Hạ Liên Cư hội tập.

Nội dung ba phẩm đầu

Phẩm thứ nhất, phẩm thứ hai, phẩm thứ ba của bộ kinh nói về buổi pháp hội, có đông đảo các bậc thượng thủ, Bồ Tát, Tỳ kheo, Ưu bà tắc, Ưu bà di, chư thiên đến dự đại hội. Tên phẩm là:

  • Phẩm 1: Pháp hội đại chúng
  • Phẩm 2: Đức tuân Phổ Hiền
  • Phẩm 3: Đại giáo duyên khởi

Phẩm 4, 5, 6, 7

Ba phẩm này nói về tỳ kheo Pháp Tạng và phát nguyện trở thành Phật A Di Đà cùng 48 đại nguyện của ngài. Trước khi tu đạo, tỳ kheo Pháp Tạng là đại quốc chủ tên Thế Nhiêu Vương, nghe Phật Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai nói pháp đã bỏ nước từ ngôi, hành hạnh sa-môn, tu Bồ Tát đạo, hiệu là Pháp Tạng.

Tên các phẩm này là:

  • Phẩm 4: Pháp Tạng nhân địa
  • Phẩm 5: Chí tâm tinh tấn
  • Phẩm 6: Phát đại thệ nguyện
  • Phẩm 7: Tất thành Chánh Giác

Ngài đã phát nguyện một cõi Phật trang nghiêm thù thắng, chúng sanh thọ an. Ngài đã phát nguyện cõi Tịnh độ không có ác đạo, không đọa ba đường. Nguyện thân sắc vàng ròng, có ba mươi hai tướng tốt, thân không sai biệt, có túc mạng thông, thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông.

Nguyện tha tâm thông, thần túc thông, đi giáp khắp nơi cúng dường chư Phật. Nguyện trở thành bậc Chánh Giác, ánh sáng vô lượng, chúng sinh chạm quang minh sẽ được an lạc. Nguyện thọ mạng vô lượng, Thanh Văn vô số, được chư Phật xưng tát, chúng sinh mười niệm tất vãng, nghe danh phát tâm, lâm chung tiếp dẫn, sám hối được vãng sanh.

Các chúng sanh vãng sinh Tịnh đó được hóa sinh từ hoa sen trong ao bảy báu. Chúng sinh nghe danh hiệu ngài thì hoan hỷ cung kính, sau khi mang chung sanh nhà tôn quý, đầy đủ căn lành, huân tu đều đặn. Tỳ kheo được dứt sạch các lậu, không tham chấp thân, được Na La Diên Thân. Nguyện quan minh trí hệ biện tại, khéo nói pháp yếu…

Phẩm 8, 9, 10

Tên của các phẩm này là:

  • Phẩm 8: Tích công lũy đức
  • Phẩm 9: Viên mãn thành tựu
  • Phẩm 10: Giai nguyện tác Phật

Ở vô lượng kiếp, tỳ kheo Pháp Tạng đã vun chứa đức hạnh, chỉ thích nhớ niệm chư Phật quá khứ, tu các căn lành, cung kính Tam Bảo, phụng sự sư trưởng. Các hạnh trang nghiêm, quán pháp như hóa, gìn giữ khẩu nghiệp, thân nghiệp, ý nghiệp. Thường hành sáu độ Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định, Trí Huệ.

Trong vô lượng kiếp, trước khi thành Phật, Phật A Di Đà là một vị tỳ kheo tên là Pháp Tạng
Trong vô lượng kiếp, trước khi thành Phật, Phật A Di Đà là một vị tỳ kheo tên là Pháp Tạng

Ngài đã tích lũy công đức vô lượng, cung kính cúng dường chư Phật chưa từng gián đoán. Tỳ kheo Pháp Tạng tu hạnh Bồ Tát tích công dồn đức nên khi phát nguyện đã được thành tựu viên mãn cõi an trụ trang nghiêm, rộng lớn, thanh tịnh.

Ngài đã trở thành bậc giác ngộ, không sanh không diệt, không phân quá khứ, hiện tại, vị lai. Hiện tại ở phương Tây, cách Diêm Phù Đề trăm ngàn câu-chi na-do-tha cõi. Khi Phật A Di Đà lúc làm Bồ Tát cầu đắc nguyện, các vị vương tử, đại trưởng giả mỗi vị đều dâng lọng hoa, thâm tâm đều nguyện làm Phật.

Phẩm 11 đến phẩm 21

Tên của các phẩm này là:

  • Phẩm 11: Quốc giới nghiêm tịnh
  • Phẩm 12: Quang minh biến chiếu
  • Phẩm 13: Thọ chúng vô lượng
  • Phẩm 14: Bảo thụ biến quốc
  • Phẩm 15: Bồ Đề đạo tràng
  • Phẩm 16: Đường xá lâu quán
  • Phẩm 17: Tuyền trì công đức
  • Phẩm 18: Siêu thế hy hữu
  • Phẩm 19: Thọ dụng cụ túc
  • Phẩm 20: Đức phong hoa vũ
  • Phẩm 21: Sen báu Phật Quang
  • Phẩm 22: Quyết chứng cực quả
  • Phẩm 23: Thập phương Phật tán

Các phẩm này nói về cõi Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà. Là cõi công đức trang nghiêm, không có các thứ ma não, các nạn ác thú, quang minh vô lượng, ánh sáng chiếu khắp. Nếu chúng sinh nào chạm quang minh kia thì oai thần công đức, chỗ nguyện tùy ý.

Phật A Di Đà mạng sống dài lâu, thọ mạng đại chúng cõi này cũng vô lượng. Cõi tịnh độ này có cây báu khắp nước, đạo tràng cây Bồ Đề cao bốn trăm vạn dặm. Giảng đường tinh xá cũng do bảy báu hóa thành, khắp nơi đều giảng kinh, tụng kinh, thọ kinh, quá chiếu tọa thiền. Suối ao công đức thơm tho trong suốt, đáy trải cát vàng, quanh bờ cây trái tươi tốt.

Các chúng sinh dung sắc vi diệu, đồng cùng một loại, dung nhan tươi sáng không đâu bì kịp. Cung điện chỗ ở, áo quần ăn uống như cõi trời Tha Hóa Tự Tại. Các chúng sanh được vãng sinh về Cực Lạc đều được sắc thân vi diệu, hình mạo đoan nghiêm, trí huệ sáng suốt, phước đức vô lượng, thọ dụng đầy đủ, gió nước mưa hoa.

Khắp thế giới sen báu trăm ngàn ức lá, quanh minh vô lượng, các chúng sinh đều quyết chứng quả tối thượng. Khắp mười phương chư Phật, ở phương Đông, hướng Nam Tây Bắc, hằng sa thế giới đều xưng tán công đức Phật Vô Lượng Thọ.

Phẩm 24, 25, 26

Tên gọi của các phẩm này là:

  • Phẩm 24: Tam bối vãng sanh
  • Phẩm 25: Vãng sanh chánh nhân
  • Phẩm 26: Lễ cúng thính Pháp

Với chúng sinh mười phương thế giới, khi nguyện vãng sanh gồm ba bậc:

  • Bậc Thượng bối: Hành hạnh sa-môn, phát tâm bồ đề một lòng chuyên niệm Phật, tu các công đức thì đến lúc lâm chung sẽ được Phật A Di Đà và các thánh chúng tiếp dẫn.
  • Bậc Trung bối: không thể hành hạnh sa-môn nhưng phải phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, chuyên niệm Phật A Di Đà, phụng trì trai giới, khởi dựng tháp tượng, cúng dường sa-môn, đốt đèn treo phan, rải hoa đốt hương, lấy đó hồi hướng khi mạng chung sẽ được Phật A Di Đà và các thánh chúng nhiếp thọ tiếp dẫn, theo đó mà vãng sanh.
  • Với bậc Hạ bối: Phải phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, một lòng chuyên niệm chẳng sinh nghi, nguyện sinh Cực Lạc. Khi mạng chung trong mộng thấy được Phật A Di Đà cũng được vãng sanh.

Nếu có chúng sanh trụ pháp Đại Thừa, đem tâm thanh tịnh hướng Phật A Di Đà cho đến mười niệm, nguyện được vãng sanh nước ngài thì khi mạng chung thấy Phật A Di Đà, được sanh về Cực Lạc.

Phẩm 27, 28, 29, 30, 31

Tên của các phẩm này là:

  • Phẩm 27: Ca thán Phật đức
  • Phẩm 28: Đại sĩ thần quang
  • Phẩm 29: Nguyện lực hoằng thâm
  • Phẩm 30: Bồ tát tu trì
  • Phẩm 31: Chân thật công đức

Phẩm 27 ca thán Phật Đức. Phẩm 28 Đại sĩ Thần Quang, có đề cập đến hai vị Bồ Tát tối tôn bậc nhất của cõi Tây Phương Cực Lạc là Quán Thế Âm và Đại Thế Chí. Các ngài tu hạnh Bồ Tát nơi cõi Sa Bà, phát đại nguyện về Cực Lạc. Thường trụ ở cõi Ta Bà để cứu độ chúng sinh.

Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát là hai vị trợ tuyên của Phật A Di Đà ở cõi Cực Lạc
Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát là hai vị trợ tuyên của Phật A Di Đà ở cõi Cực Lạc

Phẩm 29 nguyện lực hoằng thâm, phẩm 30 Bồ Tát tu trì, phẩm 31 công đức chân thật. Các Bồ tát của cõi Cực Lạc có tâm đại từ bi, đại lợi ích, biết rõ phương tiện giảng giải về tứ đế, biết tất cả pháp đều không tịch…

Phẩm 32, 33, 34, 35, 36, 37

Tên của các phẩm này là:

  • Phẩm 32: Thọ lạc vô cực
  • Phẩm 33: Khuyến dụ sách tấn
  • Phẩm 34: Tâm Đắc Khai Minh
  • Phẩm 35: Trược thế ác khổ
  • Phẩm 36: Trùng trùng hối miễn
  • Phẩm 37: Ngư nghèo đặng của báu

Các hàng trời người nước Vô Lượng Thọ, Thanh Văn Bồ Tát, công đức trí tuệ không thể nói hết. Nếu tự thân cầu tinh tấn, nỗ lực tự cầu đạo, tất triệt để siêu thoát, được vãng sinh về cõi Phật thanh tịnh của Phật A Di Đà.

Phẩm 33 –  “khuyến dụ sách tấn” tức là khuyên chúng sinh lúc còn khỏe thì cố gắng tu thiện, xa lìa việc ác chọn đường thiện, siêng thực hành, cố gắng tinh tấn để được sanh nước An Lạc, trí huệ thông suốt, công đức thù thắng.

Phẩm 34 – “Tâm được mở sáng”, người tôn kính Phật là việc lành lớn. Năng niệm Phật để đoạn hồ nghi, nhổ gốc ái dục, ngăn các nguồn ác. Phải tự quyết định rửa sạch tâm nhơ, trong ngoài tương ưng, chí tâm cầu nguyện, tuy cả một đời tinh tấn cần khổ nhưng về sau được vui sướng không cùng, vĩnh viễn nhổ bỏ cội gốc sanh từng, ngàn vạn kiếp tự tại tùy ý.

Phẩm 35 – “Trược thế ác khổ”: Trong trời đất, nghiệp vận tự nhiên, báo ứng có thể không đến tức thời nhưng khi đến lúc thì sẽ phải thọ quả báo. Thế nhân chỉ nên làm việc thiện, không làm việc ác, thân tự độ thoát, mạng sống dài lâu, phước đức vô lượng.

Phẩm 36 – “Trùng trùng hối miễn” (bao lượt khuyên lơn), khuyên lơn chúng sinh không tham đắm tài sắc, không phạm ngũ ác, không tham khoái lạc, xa lìa điều ác.

Phẩm 38, 39, 40, 42, 43

Tên của các phẩm này là:

  • Phẩm 38: Lễ Phật hiện quang
  • Phẩm 39: Từ Thị thuật kiến
  • Phẩm 40: Biên địa nghi thành
  • Phẩm 41: Hoặc tận kiến Phật
  • Phẩm 42: Bồ Tát vãng sanh
  • Phẩm 43: Phi thị Tiểu Thừa

Các phẩm này nói về oai lực của ánh sáng của Phật A Di Đà, có thể soi sáng muôn phương, như mặt trời mọc chiếu sáng khắp thế gian. Tất cả quang minh của Thanh Văn, Bồ Tát đều bị lu mờ bởi hào quang rực rỡ của Đức Phật.

Ở cõi Tây Phương Cực Lạc, cung điện khắp mười phương, chúng sanh ngồi kiết già ở trong hoa sanh tự nhiên hóa sanh. Những chúng sinh có thiện căn, có tâm nghi hoặc khi làm các công đức, không rõ trí Phật, với các trí nghi ngờ không tin, ý chí còn do dự đối với sự vãng sanh về cõi Phật thanh tịnh thì tuy được sanh về Cực Lạc nhưng chỉ đến biên giới cõi Phật, ở trong thành thất bảo thôi.

Phẩm 44, 45, 46, 47, 48

Tên của các phẩm này là:

  • Phẩm 44: Thọ Bồ Đề ký
  • Phẩm 45: Chỉ lưu lại một kinh này
  • Phẩm 46: Cần tu kiên trì
  • Phẩm 47: Phước hệ thỉ văn
  • Phẩm 48: Văn kinh hoạch ích

Các phẩm này đề cập đến lợi ích của việc trì tụng kinh A Di Đà. Như Lai vì chúng sanh mà nói kinh này, khiến chúng sinh thấy được Phật Vô Lượng Thọ và cảnh giới trang nghiêm của cõi này. Chúng sinh gặp được kinh này sẽ được tùy ý nguyện cầu được độ thoát. Chúng sinh cần siêng tu hành, hành trì, tu các phước thiện cầu sanh về cõi Tịnh độ.

Lợi ích của việc thọ trì, đọc tụng kinh Vô Lượng Thọ

Nếu như có người thiện nam thiện nữ nghe kinh Vô Lượng Thọ, trì tụng, biên chép cúng dường ngày. Ngày đêm không ngừng cầu sanh Cực Lạc, phát tâm Bồ Đề, giữ gìn giới cấm, vững vàng không phạm. Căn lành đã làm, lợi lạc hữu tình, nhớ niệm Phật A Di Đà cùng quốc độ của ngài. Khi mạng chung, người này sắc tướng như Phật, sanh về cõi báu, được nghe pháp hằng bất thoái chuyển.

Người tụng kinh Vô Lượng Thọ, siêng niệm Phật A Di Đà sẽ được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc
Người tụng kinh Vô Lượng Thọ, siêng niệm Phật A Di Đà sẽ được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc

Trong phẩm 44 – “Thọ ký Bồ Đề” có đề cập: “Nếu có chúng sanh nào đối với kinh này chép viết cúng dường thọ trì đọc tụng, trong thời gian diễn nói, khuyên họ lóng nghe, không sanh ưu não, ngày đêm suy nghĩ về cõi Cực Lạc và Phật A Di Đà, đối với đạo vô thượng trọn không thối chuyển. Giả sử ba ngàn thế giới tràn ngập lửa lớn thì khi mạng chung, người đó có thể sanh vào cõi nước Cực Lạc“.

Phật A Di Đà và cõi Tây Phương Cực Lạc được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu đến chúng sinh. Ngài thuyết cho chúng sinh thấy nguyện lực của Phật A Di Đà và nhân duyên giữa đức Phật này với chúng sinh cõi Ta Bà. Niệm Phật và mong cầu vãng sinh về cõi Ta Bà là con đường giúp chúng sinh có thể đạt đạo giác ngộ giải thoát trong thời mạt pháp.

Do đó, người thường trì tụng, chép kinh Vô Lượng Thọ, không ngừng chiêm nghiệm kinh này và các giáo pháp sẽ hiểu rõ con đường vãng sanh về Cực Lạc. Biết cách tích lũy công đức, nhất tâm trì niệm danh hiệu Phật A Di Đà để được vãng sanh về cõi nước của ngài. Con đường vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà chính là con đường ngắn nhất để mọi loài thành Phật trong một kiếp.

Ý nghĩa của Kinh Vô Lượng Thọ

Đức Phật thuyết nói tám vạn bốn ngàn pháp môn để khích lệ chúng sinh thực hành và làm theo. Pháp môn chính là chìa khóa mở cửa tuệ giác tâm linh. Chúng sinh căn tính bất đồng nên tùy vào bản tánh mà lựa chọn pháp môn tương ứng thích hợp để tu tập.

Ở cõi Ta Bà của chúng ta, Đức Phật đã nhập diệt đại niết bàn từ lâu. Những lời dạy của ngài mãi sau này mới được tập hợp, ghi chép lại. Chỉ có dựa vào việc hiểu rõ ý nghĩa của các bản kinh thì sự trì tụng mới hiệu quả, người trì tụng mới xác định được rõ con đường mình sẽ và đang đi.

Đức Phật đã trình bày rất nhiều pháp môn tu tập, cung cấp cho chúng sinh nhiều phương tiện để thành tựu giải thoát. Trong đó, pháp môn Tịnh độ được ngài nhấn mạnh và khuyến khích chúng sinh nên thực hành pháp môn này. Những thời pháp của ngài được kết tập trong kinh Vô Lượng Thọ, kinh A Di Đà, kinh Quán Vô Lượng Thọ, kinh Hoa Nghiêm, kinh Pháp Hoa, kinh Niết Bàn…

Kinh Vô Lượng Thọ có ý nghĩa cho chúng sinh thấy được công đức, nguyện lực của Phật A Di Đà, mối nhân duyên mật thiết của ngài với chúng ta. Đồng thời mô tả rõ về cõi Tây Phương Cực Lạc thù thắng, trang nghiêm, thanh tịnh, chúng sinh được hóa sinh từ trong ao sen bảy báu.

Đồng thời, kinh cũng đề cập đến ba bậc vãng sinh, khuyên răn chúng sinh lìa xa việc ác, siêng làm điều thiện, tích lũy phước báu. Nếu siêng niệm danh hiệu Phật A Di Đà, đem tâm thanh tịnh hướng đến đức Phật cho đến mười niệm, nguyện được vãng sanh nước ngài thì khi mạng chung thấy Phật A Di Đà, được sanh về Cực Lạc.

Cách tụng kinh Vô Lượng Thọ

Trước khi tụng kinh, cần rửa tay, súc miệng cho sạch sẽ, chỉnh đốn y phục trang nghiêm. Khi ngồi đứng cũng cần giữ cho thân đoan chánh. Khi tụng kinh phải luôn giữ cho tâm thế hướng thiện, tâm giữ cho thanh tịnh, không chứa lòng thù hận, sân si. Một lòng tôn kính, không sinh lòng nghi hoặc.

Khi tụng kinh cần phải quán tưởng, hồi hướng theo Phật. Trước tiên là tụng cho thân mình an ổn, sau đó mới phát tâm cho chúng sinh. Trong lúc tụng, miệng đọc âm thanh vừa nghe hoặc đọc thầm đều được. Sau khi kết thúc thì cúi lạy để bày tỏ lòng biết ơn đến các vị Phật, Bồ Tát.

Nghi thức tụng kinh Vô Lượng Thọ tại các chùa thường sẽ bắt đầu bằng nguyện hương, tức là quỳ gối đưa nhang lên nguyện hương. Tiếp đó sẽ đứng lên đánh khánh tụng tán thán Phật, rồi đại chúng đồng tụng nhất tâm đảnh lễ. Rồi cử tán, đọc bài văn phát nguyện sau đó đến bài kệ khai kinh rồi mới bắt đầu đọc bài kinh.

Khi tụng kinh Vô Lượng Thọ tại nhà, tùy theo nguyện cầu mà gia chủ đọc phát nguyện rồi bắt đọc đọc bài kinh. Có thể tham khảo gợi ý dưới đây:

Cách tụng kinh Vô Lượng Thọ

Cách tụng kinh vô lượng thọ 2

Cách tụng kinh Vô Lượng Thọ 3

Xem thêm:

Cùng chuyên mục

Bất Động Minh Vương có thân sắc màu xanh, xung quanh có ngọn lửa bao quanh

Phật Bất Động Minh Vương là ai? Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Phật Bất Động Minh Vương được xem là hóa thân phẫn nộ của Đại Nhật Như Lai. Hình tướng của ngài được thể hiện với dáng vẻ hung tợn, mạnh...

Tượng hộ pháp Tiêu Diện Đại Sĩ và Vi Đà Thiên Tôn

Ý nghĩa 2 tượng Hộ Pháp Tiêu Diện Đại Sĩ và Vi Đà Thiên Tôn

Tiêu Diện Đại Sĩ và Vi Đà Thiên Tôn là hai vị hộ pháp nổi danh trong Phật giáo, tượng của hai ngài thường được tạc theo phong cách võ...

Phổ Hiền Bồ Tát là vị Bồ tát có năng lực hiện hóa mười phương pháp giới

Phổ Hiền Bồ Tát là ai? Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Phổ Hiền Bồ tát đại biểu cho Lý - Định - Hạnh, là vị bồ Tát có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, nắm giữ Định đức,...

Phật giáo Mật Tông Kim Cương Thừa phát triển mạnh mẽ ở Tây Tạng

Tìm hiểu về Phật giáo Mật tông Kim Cương Thừa của Tây Tạng

Mật Tông là một trong mười Tông phái Phật giáo. Phật giáo Mật tông Kim Cương Thừa của Tây Tạng là tông phái Phái Phật giáo chủ yếu phát triển...

Đức Liên Hoa Sinh là người đã đặt nền móng cho sự phát triển của Mật giáo tại Tây Tạng

Đức Liên Hoa Sinh là ai? Hình ảnh và ý nghĩa thờ cúng

Đức Liên Hoa Sinh được gọi là Guru Rinpoche, nghĩa là Đấng Thượng Sư vô cùng Quý báu. Ngài là người đã đặt nền móng cho sự truyền bá và...

Tượng Phật Thích Trắng Đế 8 Cạnh Cánh Sen Dát Vàng TCTT-031

Mẫu Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Tĩnh Tâm Bằng Đá Đẹp Nhất

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một trong những vị Phật được tôn sùng và thờ phụng nhiều nhất trong Phật Giáo. Tôn tượng Ngài không chỉ được thờ...

Ẩn