30+ Mẫu Tượng Phật Di Lặc Bằng Bột Đá Đẹp Hoan Hỉ

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo là ai?

Tỉnh thức là gì? Sống tỉnh thức có lợi ích gì?

Bát Chánh Đạo: 8 con đường chân chính chấm dứt khổ đau

Kinh Pháp Cú là gì? Ý nghĩa và lợi ích trì tụng Kinh Pháp Cú

Đức Phật A Di Đà là ai? Ý nghĩa hình tượng và cách thờ cúng

Phật A Di Đà là vị Phật được thờ phụng nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa, là giáo chủ của cõi Cực Lạc ở Tây Phương. Phật A Di Đà được Đức Phật Thích Ca giới thiệu và ca ngợi trong Kinh Vô Lượng. Nếu bạn đang băn khoăn không biết Phật A Di Đà là ai, thờ Phật A Di Đà có ý nghĩa gì thì có thể tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây.

Tượng Phật A Di Đà trong bộ Tây Phương Tam Thánh vẽ gấm ngồi non nước TPTT-035
Tượng Phật A Di Đà trong bộ Tây Phương Tam Thánh vẽ gấm ngồi non nước TPTT-035

Phật A Di Đà là ai?

Phật A Di Đà còn dược biết đến với tên gọi Amida, có nghĩa là ánh sáng vô lượng, thọ mạng vô lượng. Ngài được gọi Đức Phật Vô Lượng Thọ Vô Lượng Quang, Vô Lượng Công Đức, đã xuất hiện trước Đức Phật Thích Ca rất lâu. Ngài là vị đạo sư tiếp dẫn chúng sinh, một trong những vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật Giáo Đại Thừa. Theo các tài liệu Phật Giáo, Phật A Di Đà được biết đến qua lời kể của Phật Thích Ca, trong cuộc đời hoằng đạo của mình, Phật Thích Ca đã giới thiệu cho các Phật Tử về Phật A Di Đà và cõi nước mà ngài giáo hoá chúng sinh.

Theo Đại Kinh A Di Đà, trước khi thành Phật, trong một kiếp sống trước đây, Phật A Di Đà là Hoàng tử Kiều Thi Ca của nước Diệu Hỷ, con trai của vua Nguyệt Thượng Luân cùng hoàng hậu Thù Thắng Diệu Nhân. Khi hoàng tử nghe tin Đức Phật Thế Tự Tại Vương Như Lai tái thế, Ngài đã rời bỏ cung điện xin được xuất gia và được Đức Phật chấp thuận, cho thọ Tỳ kheo giới với pháp hiệu là Pháp Tạng Tỳ kheo.

Trước Đức Phật, Pháp Tạng Tỳ Kheo đã phát ra 48 lời nguyện cứu độ chúng sinh. Trong đó, có đại nguyện rằng sau khi Ngài tu hành thành Phật sẽ tịnh hoá một thế giới, biến nó thành một cõi thanh tịnh, đẹp đẽ để tiếp dẫn chúng sinh hướng niệm Ngài về cõi vãng sinh ấy. Sau khi hoàn thành đại nguyện, Pháp Tạng thành Phật A Di Đà, thế giới của Ngài được gọi là cõi Tây Phương Cực Lạc, do tịnh độ ở phía phương Tây.

Đức Phật A Di Đà thường được gắn với ánh chiều tà rực rỡ, với ánh sáng lan rộng khắp mọi ngóc ngách vũ trụ, tươi đẹp, rực rỡ mà không làm mù loà, thiêu đốt. Phật A Di Đà thường dễ bị nhầm lẫn với Đức Phật Thích Ca. Tuy nhiên, Phật Thích Ca là Phật có thật trong lịch sử còn Phật A Di Đà được biết đến qua lời giới thiệu của Đức Phật Thích Ca.

Ý nghĩa hình tượng Phật A Di Đà

Phật A Di Đà được thể hiện với hình dáng trên đầu có cụm tóc xoắn ốc, miệng thoáng nở nụ cười cứu độ cảm thông, mắt nhìn xuống, thân khoác áo cà sa màu đỏ hoặc màu vàng. Phật Di Đà có thể ở tư thế ngồi, tay bắt ấn thiền định hoặc tư thế đứng, tay trái đưa ngang bụng, tay phải đưa ngang vai, hai lòng bàn tay hướng về phía trước, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau thành vòng tròn thành ấn Giáo hoá. Đặc biệt, Phật A Di Đà có chữ Vạn trước ngực, là đặc điểm phân biệt với các vị Phật khác.

Tượng Phật A Di Đà trong bộ Tây Phương Tam Thánh ngồi màu trắng viền vàng TPTT-009
Tượng Phật A Di Đà trong bộ Tây Phương Tam Thánh ngồi màu trắng viền vàng TPTT-009

Bản thân chữ A Di Đà ngoài danh xưng của Phật Pháp Tạng thì còn có ý nghĩa nhắc nhở người tụng niệm về thân phận của mình, dựa vào thần lực của Phật để chiến thắng nỗi sợ hãi, yếu đuối, tội lỗi của bản thân để vươn lên trong cuộc sống. Người thường xuyên tụng niệm danh xưng, thành tâm đảnh lễ Phật A Di Đà khi chết sẽ được thác sinh vào cõi Cực Lạc, tiếp tục tu hành đến khi được giải thoát.

Theo Phật giáo, ý nghĩa của câu “Nam Mô A Di Đà Phật” như sau:

  • Nam Mô tức là quy y, tu tịnh nghiệp, tu thiện, đoạn ác
  • A Di Đà: Tức vô lượng giác, vô thượng, chí cực, đại thừa
  • A: Mười phương, ba đời Tam thế Phật
  • Di: Tất cả chư vị Bồ tát
  • Đà: Tám vạn chư kinh giáo Phật.

Theo lời của Đức Phật Thích Ca, trong vô số con đường thành đạo thức tỉnh, con đường của Phật A Di Đà là con đường giúp mọi loại thành Phật ngắn nhất và sẽ là con đường duy nhất còn tồn tại thêm 100 năm nữa vào thời mạt pháp, khi mà các con đường khác bị lãng quên. Theo các giáo lý, con người khi còn sống chỉ cần biết ăn năn sám hối, tụng niệm danh hiệu Phật A Di Đà, biết từ bỏ tội lỗi thì khi lâm chung sẽ được Phật A Di Đà đưa vào Cõi Cực Lạc, tiếp tục tu hành dưới sự hướng dẫn của Phật A Di Đà.

Tượng Phật A Di Đà trong bộ Tây Phương Tam Thánh ngồi viền vàng có hào quang TPTT-010
Tượng Phật A Di Đà trong bộ Tây Phương Tam Thánh ngồi viền vàng có hào quang TPTT-010

Ý nghĩa của việc thờ tôn tượng Phật A Di Đà

Thờ Phật A Di Đà tại gia thể hiện tín ngưỡng thờ Phật của người Việt. Khi thờ Phật, tức là chúng ta nuôi dưỡng trong tim mình một đức tin, nhờ đó mà có sức mạnh vượt qua khó khăn, tin răng khi sống tốt, cống hiến hết mình, làm nhiều việc tốt, sám hối lỗi lần thì quả ngọt sẽ đến, sẽ được chở che, phù hộ. Việc thờ tượng Phật A Di Đà tại gia còn thể hiện những ý nghĩa sau đây:

  • Mong cầu bình an, được chở che, phù hộ độ trì. Phật là đấng giác ngộ tối cao, có lòng từ bi rộng lớn, luôn sẵn lòng cứu khổ cứu nạn, cứu độ, giáo hoá giúp chúng sinh thoát khỏi tai ương, hiểm nguy, được giác ngộ.
  • Hình tượng của Phật A Di Đà đóng vai trò quan trọng trong văn hoá phương Đông, chính xác hơn là Đông Á. Khi cầu khấn danh hiệu Ngài hoặc tụng niệm Nam Mô A Di Đà Phật thành tâm sẽ được Ngài cứu độ, ban phước.
  • Người khi còn sống thường xuyên tụng niệm A Di Đà, làm nhiều điều thiện khi lâm chung có thể kịp thời tụng xưng danh Phật A Di Đà, quyết tâm hướng thiện, tin vào pháp môn Tịnh độ thì sẽ được vãng sanh ở cõi này.

    Bộ tượng Tây Phương Tam Thánh đứng bằng thạch anh có hào quang TPTT-012
    Bộ tượng Tây Phương Tam Thánh đứng bằng thạch anh có hào quang TPTT-012
  • Theo tạp chí Nghiên cứu Phật học, niệm phật có công năng vô cùng to lớn, người niệm Nam Mô A Di Đà Phật đến mức nhất tâm bất loạn, đạt tới cảnh giới giải thoát thì khi thân mạnh đã tận sẽ được tiếp độ về cõi Tây Phương.
  • Niệm Nam Mô A Di Đà có công năng diệu dụng, thể hiện sự quy y Tam bảo, sám hối lỗi lần, đắc thành trí tuệ, thấu triệt nhân tâm, là một pháp môn vô cùng cần thiết cho hành trình tu hành.
  • Tụng xưng danh hiệu A Di Đà Phật hoặc Nam Mô A Di Đà Phật còn có hiệu quả siêu độ, dẫn lối linh hồn, siêu độ cho thân nhân qua đời.

Cách thờ cúng Đức Phật A Di Đà tại gia

Thờ Phật A Di Đà tại gia là cách chúng ta thể hiện lòng tôn kính với Tam Bảo, việc thờ phụng phải xuất phát từ lòng thành tâm, không cần quá cầu kỳ nhưng phải đảm bảo đúng lễ nghi cần thiết. Cách thờ Phật A Di Đà tại gia như sau:

  • Tượng Phật A Di Đà cần được ở ở vị trí cao nhất của bàn thờ Phật, bàn thờ nên đặt ở trung tâm của ngôi nhà để phát huy tốt hiệu quả an lạc cảm hoá.
  • Để chọn được vị trí đặt tượng Phật phù hợp gia chủ có thể tham khảo ý kiến của thầy phong thuỷ. Thông thường bàn thờ Phật thường được đặt ở phòng khách, phòng thờ riêng, đối với nhà ống thì nên đặt ở nơi cao nhất của ngôi nhà.
  • Tượng Phật nên được đặt ở không gian thờ cúng riêng, vắng lặng, thanh tịnh, không nên đặt tượng ở nơi nhiều người ra vào để tránh ảnh hưởng đến sự linh thiêng của bàn thờ Phật.
  • Khi thờ phụng, gia chủ cần đặt tượng Phật A Di Đà ở giữa bàn thờ, nếu có tượng Bồ tát thì đặt tượng Bồ tát ở hai bên, dưới tượng Phật để đề cao vị trị độc tôn của chư Phật. Nếu đã thờ Phật thì không nên thờ các vị thần thánh khác vì Phật là đấng giác ngộ toàn giác, tối cao.
  • Khi thờ tượng Phật, nên thành tâm, không nên thờ chỉ che dấu tội lỗi, cầu xin ban phước, ban tài lộc. Nếu đã thờ Phật thì cần siêng tụng niệm, đảnh lễ đều đặn mỗi ngày, siêng làm việc thiện, điều thiện, tuyệt đối không làm việc ác, điều ác.
  • Cần chuẩn bị bàn thờ Phật đầy đủ, sẵn sàng để khi thỉnh tượng về thì an vị tượng ngay trên bàn thờ. Ngày thỉnh tượng nên chọn ngày tốt, sau đó tiến hành lễ an vị Phật.

    Tượng Đức Phật trong bộ Tây Phương Tam Thánh thạch anh ngồi đế non nước cao 40cm
    Tượng Đức Phật trong bộ Tây Phương Tam Thánh thạch anh ngồi đế non nước cao 40cm

Nghi thức an vị tượng Phật tại gia

Để thực hiện lễ an vị Phật phù hợp, đúng chuẩn thì gia chủ có thể trao đổi với các sư thầy hoặc tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Lễ vật cần thiết để làm lễ nghi an vị Phật cần có hoa quả, đèn thờ, hương, 3 bát cơm trắng, 3 chén nước trong, cành hoa nhỏ và 1 ly nước lọc
  • Nếu gia đình có bàn thờ gia tiên thì trên bàn thờ gia tiên bày trí thêm hoa quả, đèn, mâm cơm chay.
  • Sau khi an vị Phật trên bàn thờ, gia chủ đứng trước bàn thờ Phật đọc văn khấn an vị.  có thể tham khảo nghi thức an vị Phật do Thích Đạt Ma Phổ Giác biên soạn để thực hiện.
  • Lễ an vị Phật tại gia cần được tiến hành trang nghiêm, thành kính, nên tham khảo ý kiến chuyên gia để được hướng dẫn nghi thức thỉnh tượng, an vị tượng Phật chuẩn nhất.

Một số lưu ý khi thờ tượng Phật tại gia

Khi thờ tượng Phật A Di Đà tại gia, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Khi thỉnh tượng, nên chọn những mẫu tượng có tính thẩm mỹ cao, nước da sơn hồng hào, tượng toát nên thần thái từ bi hỷ xả của Đức Phật.
  • Bàn thờ Phật nên đặt cao hơn đầu gia chủ, tuyệt đối không đặt bàn thờ ở nơi hội họp, hay ăn uống hoặc ở các hướng như nhà vệ sinh, nhà bếp, phòng ngủ, chân cầu thang.
  • Không cần lau chùi, tắm tượng Phật thường xuyên, chỉ nên lấy một chiếc khăn mới lau tượng từ trên xuống và tắm tượng khi thấy bám bụi hoặc vào những ngày lễ quan trọng.
  • Khi thờ Phật không nên cầu phú quý, danh lợi hoặc thờ Phật để che dấu tội lỗi để tránh nghiệp báo không đáng có.
  • Không đặt lên bàn thờ Phật các vật phẩm như bùa chú, giấy tiền, vàng mã vì đây là mê tín dị đoan, đi ngược với tín ngưỡng.
  • Nên thường xuyên thay trà nước, hoa quả, tránh để hoa héo, đồ hỏng trên bàn thờ, đồ cúng dưỡng là đồ chay và đặt ở chén bát riêng, tuyệt đối không được dính đồ mặn. Trái cây, đồ cúng còn dùng được thì nên để gia đình dùng hoặc đem cho chứ không vứt đi.

Trên đây là một số thông tin về Phật A Di Đà và cách thờ tôn tượng Phật A Di Đà tại gia. Phật A Di Đà thường được thờ trong bộ tượng Tây Phương Tam Thánh hoặc Tam Thế Phật. Khi thỉnh tượng Phật, gia chủ nên tìm hiểu kỹ về cách thỉnh, các thờ cúng để được hưởng phước phần khi thờ phụng, đồng thời tránh phạm vào điều bất kính.

Cùng chuyên mục

Tượng Phật Di Lặc vẽ gấm ngự mây - thờ tượng Phật Di Lặc tại gia

Vì Sao Nên Thờ Phật Di Lặc Tại Gia Và Vị Trí Đặt Tượng Phật Di Lặc Đúng Nhất

Phật Di Lặc còn được gọi là Phật Cười, Phật Hạnh Phúc. Nhắc đến Ngài là người ta thường nghĩ ngay đến vị Phật có cái bụng lớn, khuôn mặt...

Thiềm Thừ là linh vật phong thuỷ có mắt, có thể khai quang điểm nhãn để phát huy tốt hiệu quả phong thuỷ

Cách đặt thiềm thừ trên bàn làm việc chuẩn phong thủy

Thiềm Thừ là một trong những linh vật phong thuỷ có khả năng mang đến may mắn, tài lộc, hoá giải tai ách, phong ngừa tiểu nhân hãm hại thuộc...

Theo quan niệm dân gian, thờ cúng thần tài thổ địa sẽ giúp gia đình được sung túc, ấm no, thịnh vượng, gặp nhiều may mắn về chuyện tiền bạc hơn

Cách lập và bày trí bàn thờ thần tài thổ địa đúng phong thủy

Theo quan niệm dân gian, Thổ Địa là vị thần trông coi một mảnh đất, một khu vực nào đó còn Thần Tài có nhiệm vụ trông coi tiền tài,...

tượng phật thích ca niêm hoa vi tiếu thạch anh đẹp

Tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu Và Ý Nghĩa Thờ Cúng

Tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu là một trong những tôn tượng phổ biến, thường gặp ở các chùa miếu theo pháp môn Thiền. Nếu bạn đang có...

Bảo Cung Thủ - một trong 42 thủ nhãn ấn pháp trong chú Đại Bi

Bắt ấn là gì? Ý nghĩa và 42 thủ nhãn ấn pháp theo Chú Đại Bi

Tứ Thập Nhị Thủ Nhãn hay còn gọi là 42 thủ nhãn được cho là pháp bí mật, thâm sâu nhất và vi diệu nhất trong các pháp. Việc trì...

Tượng Thần Tiền áo gấm đỏ được chế tác từ chất liệu bột đá cao cấp, tướng diện tượng đẹp, màu sắc tươi sáng, thần thái hoa hỷ vui tươi

18+ Mẫu Tượng Thần Tiền đẹp | Ý nghĩa và cách thờ chuẩn nhất

Tượng Thần Tiền được người làm ăn, kinh doanh, buôn bán đặc biệt ưa chuộng. Tương truyền, ông là vị thần chuyên giúp đỡ thương nhân, người gặp khó khăn,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Ẩn