5 Mẫu tượng Phật Đại Nhật Như Lai đẹp bằng đá

30+ Mẫu Tượng Phật Di Lặc Bằng Bột Đá Đẹp Hoan Hỉ

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo là ai?

Tỉnh thức là gì? Sống tỉnh thức có lợi ích gì?

Bát Chánh Đạo: 8 con đường chân chính chấm dứt khổ đau

Phật Bất Động Minh Vương là ai? Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Phật Bất Động Minh Vương được xem là hóa thân phẫn nộ của Đại Nhật Như Lai. Hình tướng của ngài được thể hiện với dáng vẻ hung tợn, mạnh mẽ, có năng lực khiến các loài yêu ma, quỷ quái khiếp sợ. Bất Động Minh Vương có ngọn lửa bao quanh thân, có thể thiêu đốt hết thảy các thứ phiền não, loại trừ các loại độc tố tham – sân – si giúp thân thanh tịnh, dẹp bỏ mọi chướng ngại trong tu tập.

Phật Bất Động Minh Vương là ai?

Phật Bất Động Minh Vương còn gọi là Bất Động Tôn, Vô Động Tôn, Bất Động Kim Cang Minh Vương, Vô Động Tôn Bồ Tát. Trong tiếng Phạn, tên của Ngài là Acala-vidyārāja hoặc là Acalanatha, là một vị Phật có thân sắc màu xanh, hình dạng hung tợn và có liên quan đến Đại Nhật Như Lai. Được thờ phụng và nhắc đến rất nhiều trong Kim Cang Thừa. Trong đó, Acal có nghĩa là “bất động”, Vidya có nghĩa là hiểu biết và raja nghĩa là vua.

Bất Động Minh Vương có thân sắc màu xanh, xung quanh có ngọn lửa bao quanh
Bất Động Minh Vương có thân sắc màu xanh, xung quanh có ngọn lửa bao quanh

Bất Động Minh Vương được xem là hóa thân phẫn nộ của Đại Nhật Như Lai. Có tác dụng hàng phục những chúng sanh cang cường, cứng đầu quy y chánh pháp. Đồng thời, ngài còn là người hộ trì tam bảo trong những đời vị lai. Bất Động Minh Vương Phật còn được xem là thần hộ vệ trong Chân Ngôn Tông ở Nhật Bản, cũng được nhắc đến nhiều trong Mật tông ở Tây Tạng, Nepal, Nhật Bản, Trung Hoa.

Trong kinh Đại Nhật, nhiệm vụ chính của ngài được đề cập là tiêu trừ những trở ngại khiến con người không nhận ra bản chất tốt lành tiềm ẩn bên trong. Trong Phật giáo Tây Tạng, A Súc Bệ Như Lai cũng được gọi là Phật Bất Động, chủ trì các gia tộc của các vị thần như Bất Động Minh Vương. Một số tài liệu cho rằng, Bất Động Minh Vương là một “hiện thân” của A Súc Bệ Như Lai.

Bản tôn của Bất Động Minh Vương Như Lai có địa vị vô cùng quan quý trong Ngũ Đại Minh Vương*. Địa vị của ngài sánh ngang với Địa Tạng Vương Bồ Tát và Quán Thế Âm Bồ Tát, các ngài là 3 chủ tôn của tượng Phật dân gian. Uy lực của Phật Bất Động Minh Vương được thể hiện qua lời thệ nguyện:

Nếu có người nào thấy thân ta thì được Tâm Bồ Đề bất thối chuyển, nghe tên ta thì chặt đứt được nghi hoặc và liền tu thiện, nghe ta nói thì được Đại Trí Tuệ, biết tâm ta thì tức thân thành Phật.

*Ngũ Đại Minh Vương gồm:

  • Bất Động Minh Vương
  • Giáng Tam Thế Minh Vương
  • Quân Trà Lợi Minh Vương
  • Đại Uy Đức Minh Vương
  • Kim Cương Dạ Xoa Minh Vương.

Hình tượng Phật Bất Động Minh Vương

Hình tượng Bất Động Minh Vương Như Lai được mô tả trong các tranh tượng và các kinh điển Phật giáo thường có hai tay, bốn tay hoặc sáu tay. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là các tôn tượng có hai tay.

Thân sắc ngài màu xanh đen, đỏ, cam, vàng, vẻ mặt giận dữ, oai nghiêm, có tượng đôi mắt mở to nhìn thẳng, có tượng chỉ mở to một mắt. Tượng ngài có 2 cái răng nanh, chân răng cắn cứng, vẻ mặt vô cùng hung dữ. Tay trái Phật cầm một sợi dây, tay kia giương cao thanh kiếm, phía sau lưng có ngọn lửa lớn đang bốc cháy mãnh liệt. Tượng trưng cho việc đốt cháy sân hận, ham muốn và thanh lọc tâm trí.

Tượng Phật Bất Động Minh Vương bao quanh bởi ngọn lửa đang bốc cháy
Tượng Phật Bất Động Minh Vương bao quanh bởi ngọn lửa đang bốc cháy

Ngài thường được miêu tả như một vị sứ giả, một vị vua khôn ngoan, một người bảo vệ giáo pháp mạnh mẽ. Thân sắc của ngài được thể hiện có màu xanh khá giống với A Súc Bệ Như Lai nhưng hình tướng thì khác biệt hoàn toàn. A Súc Bệ Như Lai được mô tả có thân sắc xanh dương, an trụ trên bảo tòa có tám tượng vương nâng đỡ, tay phải kết ấn xúc địa, tay trái để ở tư thế thiền định, là hiện thân của Đại viên cảnh trí, có thể diệt trừ độc tố sân hận.

Ý nghĩa hình tượng Bất Động Kim Cang Minh Vương

Vẻ ngoài dữ dằn, sắc tướng uy mãnh của Bất Động Minh Vương khiến cho các loài yêu ma, quỷ quái trông thấy phải khiếp sợ. Thanh kiếm sắc bén trong tay ngài tượng trưng cho oai lực mạnh mẽ, năng lực tiêu diệt Tham – sân – si, thứ độc tố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí tuệ của chúng sanh.

Sợi dây bền chắc ở tay trái tượng trưng cho năng lực có thể trói buộc những kẻ ngoan cố, ỷ mạnh làm càn, gây hại cho chúng sinh. Hình tướng hung dữ trong Phật giáo hoàn toàn khác với sự hung dữ ở nhân gian. Chính là lấy cái dữ của mình để độ trì chúng sinh, khiến cho những kẻ ngỗ nghịch, hung hăng, các loài ma quỷ phải sợ hãi.

Hình tượng của ngài cũng là đại diện cho biểu tượng diệt trừ cái ác, cái xấu trong bản tánh của con người. Ngọn lửa bao quanh ngài tượng trưng cho việc đốt cháy ham muốn, sân hận, thanh lọc tâm trí, đoạn trừ hết thảy các thứ phiền não, dẹp tan các chướng ngại giúp việc tu tập tinh tiến hơn.

Sự giận dữ của Bất Động Minh Vương không giống như sự giận dữ thông thường. Nó xuất phát từ lòng bi mẫn lớn lao, vì sự đau khổ của chúng sinh. Có quá nhiều sự trói buộc, quá nhiều phiền não quấy rầy tâm trí khiến chúng sanh mãi rơi vào vòng luân hồi nghiệp báo, không thể tự giác ngộ, tự đánh thức bản thân.

Tương truyền, Bất Động Minh Vương trụ ở Hỏa sinh Tam Muội, có thể thiêu đốt các chướng ngại trong tâm và bên ngoài, loại bỏ những điều ô uế, tạp chất, các chướng ngại cũng như yêu ma tà khí. Ngài có nhiệm vụ bảo hộ Tâm Bồ Đề, bảo vệ giáo pháp, tiêu trừ chướng ngại để con người hiển lộ Phật tánh, nhận ra những bản chất tốt lành của chính minh. Việc thường xuyên thực hành thần chú của ngài được tin rằng có thể giúp thanh lọc tâm trí, loại bỏ những cảm xúc tiêu cực.

Thần chú Bất Động Minh Vương

Thần chú Bất Động Minh Vương rất nổi tiếng trong Phật giáo Mật Tông. Câu thần chú là “Namo Samanto Vajra Nai Ham” hoặc ” Namah Samantavajranam Canda Maharosana Sphotaya Hum Trat Ham Mam“. Đây là một câu thần chú thể hiện sự tức giận, trong đó, “Canda” nghĩa là bạo lực; maharosana có nghĩa là cơn thịnh nộ lớn; sphotaya có nghĩa là tiêu diệt.

Thần chú Bất Động Minh Vương giúp loại trừ các cảm xúc tiêu cực
Thần chú Bất Động Minh Vương giúp loại trừ các cảm xúc tiêu cực

Thần chú Bất Động Minh Vương vô cùng mạnh mẽ, mang đến lợi ích lớn trong việc loại bỏ phiền não, các cảm xúc tiêu cực, những chướng ngại có thể cản trở khiến một người không thể nhận ra con đường giác ngộ. Câu thần chú này còn là phương tiện hữu ích giúp những người không thể làm chủ được bản thân có thể kiểm soát cảm xúc của mình.

Bất Động Minh Vương được thể hiện với vẻ ngoài hung tợn, sự hung tợn này thể hiện ý chí mãnh liệt trong việc biến đổi tâm trong quá trình thực hành bí truyền. Năng lượng của cơn giận đưa chúng sanh hướng về Phật tánh, phá vỡ mọi chướng ngại, mọi ngăn cản, loại bỏ các độc tố tham – sân – hận, xuyên thấu tấm màn vô minh để chúng sinh nhận rõ bản chất của vạn pháp.

Cách thỉnh Phật Bất Động Minh Vương

Tượng Phật Bất Động Minh Vương thường được nhiều gia chủ thỉnh về thờ tại nhà. Việc thường xuyên chiêm bái, đảnh lễ tôn tượng ngài sẽ giúp gia tăng phước báu, nhận được sự gia trì của ngài. Như lời thệ nguyện của ngài: “Nếu có người nào thấy thân ta thì được Tâm Bồ Đề bất thối chuyển, nghe tên ta thì chặt đứt được nghi hoặc và liền tu thiện, nghe ta nói thì được Đại Trí Tuệ, biết tâm ta thì tức thân thành Phật.”

Tượng Phật Bất Động Minh Vương
Tượng Phật Bất Động Minh Vương

Những gia đình thờ tượng Phật Bất Động Minh Vương sẽ được ngài phù hộ, độ trì, giúp phá giải các chướng ngại, loại bỏ những loại độc tố tham sân si, giúp không khí gia đình được ấm êm, hòa thuận. Công việc, cuộc sống của các thành viên trong gia đình được suôn sẻ, thuận lợi. Thường xuyên trì tụng danh hiệu hay thần chú của ngày sẽ giúp tâm thanh tịnh, đoạn trừ vô minh, phiền não, thúc đẩy tinh tiến trên con đường giác ngộ.

Để thỉnh tượng Bất Động Minh Vương về thờ tại nhà, gia chủ có thể tham khảo các bước sau đây:

  • Xác định vị trí thờ Phật, Bồ Tát: Nơi đặt bàn thờ phải là nơi yên tĩnh, thanh tịnh, tốt nhất là ở phòng thờ riêng biệt. Bàn thờ có thể là bàn thờ treo tường, bàn thờ đứng đều được.
  • Chuẩn bị vật phẩm thờ: Vật phẩm cho bàn thờ gồm có bộ sứ thờ cúng Phật (bình hoa, bát hương, mâm bồng, ly đựng nước…), đôi đèn thờ Phật, Bồ Tát.
  • Chọn tượng thờ và địa chỉ thỉnh tượng: Sau khi chuẩn bị bàn thờ và các vật phẩm cần thiết, gia chủ tiến hành chọn tôn tượng thờ cũng như địa chỉ thỉnh tượng uy tín. Tượng Phật Bất Động Minh Vương có thể được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau. Hiện nay, đa phần các gia chủ thường chọn thỉnh tượng bằng bột đá cao cấp do có tính thẩm mỹ, độ bền cao, giá cả phải chăng hợp lý.
  • Thỉnh và an vị tượng: Tượng Bất Động Minh Vương có thể gửi vào chùa để khai quang hoặc không cần khai quang đều được. Khi thỉnh tượng về nhà thì đi một mạch từ nơi thỉnh về rồi an vị tượng lên bàn thờ, sau đó tiến hành lễ an vị rồi thờ cúng như bình thường là được.

Cách thờ tượng Bất Động Minh Vương tại nhà

Cách thờ Phật Bất Động Minh Vương cũng giống với các vị Phật, Bồ Tát khác. Trước hết, việc thờ cúng phải xuất phát từ lòng thành tâm, từ mong muốn của gia chủ, không nên vì thấy người ta thờ nên cũng thờ. Thờ ngài là để mong cầu ánh sáng trí tuệ của ngài có thể chiếu rọi khắp nơi, để gia chủ và gia đình được gia trì và hưởng ánh sáng trí tuệ của ngài.

Khi thờ Bất Động Minh Vương, tượng thờ cần được đặt cao hơn đầu gia chủ. Bàn thờ ở vị trí thích hợp, tốt nhất là ở trung tâm ngôi nhà để phát huy được tối đa hiệu quả. Trường hợp gia đình ở nhà phố thì bàn thờ Phật, Bồ Tát nên đặt ở nơi cao nhất. Lưng bàn thờ tựa vào tường, mặt bàn thờ hướng ra cửa.

Vào các ngày như mồng 1, 14, 15 hoặc 30 âm lịch, gia đình nên sắm sửa nhang đèn, hoa tươi, trái cây tươi sạch sẽ để dâng cúng. Đồng thời, vào ngày này, gia chủ nên ăn chay, tụng kinh, niệm Phật, niệm danh hiệu và trì tụng thần chú của ngài. Đặc biệt, hoa và trái cây cúng Phật phải là hoa tươi, trái cây tươi, tuyệt đối không dùng hoa giả, trái cây giả. Không để đồ hư hỏng trên bàn thờ Phật, Bồ Tát.

Người thờ Phật, Bồ Tát cần siêng làm điều thiện, việc thiện, thực hành bố thí, hạn chế sát sanh tại tư gia. Trên bàn thờ tuyệt đối không nên đặt các vật lạ như giấy tiền vàng mã, bùa chú. Không đặt bàn thờ Phật ở những nơi tối tăm, nhiều bụi bẩn, mặt bàn thờ đối diện nhà vệ sinh, nhà tắm…

Phật Bất Động Minh Vương – Phật bản mệnh của tuổi Dậu

Phật Bất Động Minh Vương là vị Phật bản mệnh cho người tuổi Dậu. Ngài được cho là hóa thân của Đại Nhật Như Lai, thị hiện tướng phẫn nộ, thường trụ ở Hỏa Sinh Tam Muội, có năng lực thiêu đốt các chướng nạn, uế cấu trong ngoài cơ thể, đuổi tà ma, quỷ quái, các ma quân oán địch. Ngài cũng là vị Phật hộ mạng, bảo hộ, độ trì cho người tuổi Dậu.

Bất Động Minh Vương là Phật bản mệnh của người tuổi Dậu
Bất Động Minh Vương là Phật bản mệnh của người tuổi Dậu

Người tuổi Dậu là những người có các năm sinh như Đinh Dậu (1957), Kỷ Dậu (1969), Tân Dậu (1981), Quý Dậu (1993), Ất Dậu (2005)… Người tuổi này đa phần là những người chăm chỉ, chịu khó, rất hăng hái, sôi nổi, nhiệt tình, có khi cũng khá lãng mạn và tâm lý. Họ có lòng can đảm, có ước mơ nhưng dễ bị cám dỗ, ưu phiền.

Phật bản mệnh sẽ giúp người tuổi Dậu được bảo hộ, gặp nhiều may mắn, thuận lợi, bình an, được nhiều thành công và kết được thiện duyên. Người tuổi Dậu thường có năng lực mạnh, tuy nhiên tính cách khá do dự, không quyết đoán. Người tuổi Dậu thờ Phật bản mệnh sẽ giúp thúc đẩy năng lực hành động và sự quyết đoán, khắc phục được tính do dự, sớm hoàn thành đại nghiệp.

Bất Động Minh Vương thị hiện tướng phẫn nộ, có năng lực phá vỡ mọi chướng ngại, loại bỏ các loại độc tố tham – sân – si. Từ đó giúp người tuổi Dậu có khả năng tập trung tốt, có trí tuệ sáng suốt, chuyên tâm hành thiện tích đức, gieo nhân tốt cho bản thân, từ đó gặt hái được nhiều quả ngọt. Thờ Phật Bất Động Minh Vương cũng giúp sự nghiệp của họ được phát triển, gia đình hạnh phúc, gặp dữ hóa lành.

Xem thêm: 

Cùng chuyên mục

Tượng hộ pháp Tiêu Diện Đại Sĩ và Vi Đà Thiên Tôn

Ý nghĩa 2 tượng Hộ Pháp Tiêu Diện Đại Sĩ và Vi Đà Thiên Tôn

Tiêu Diện Đại Sĩ và Vi Đà Thiên Tôn là hai vị hộ pháp nổi danh trong Phật giáo, tượng của hai ngài thường được tạc theo phong cách võ...

Phổ Hiền Bồ Tát là vị Bồ tát có năng lực hiện hóa mười phương pháp giới

Phổ Hiền Bồ Tát là ai? Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Phổ Hiền Bồ tát đại biểu cho Lý - Định - Hạnh, là vị bồ Tát có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, nắm giữ Định đức,...

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là vị Bồ Tát nổi danh trong Phật giáo Đại Thừa

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là ai? Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là một trong tứ đại Bồ Tát của Phật giáo Đại Thừa, được nhiều người biết đến và thờ cúng rộng rãi. Ngài tiêu...

Kinh Vô Lượng Thọ đề cập đến Phật A Di Đà và cõi Tây Phương Cực Lạc

Kinh Vô Lượng Thọ: Ý nghĩa và cách tụng hiệu quả

Kinh Vô Lượng Thọ là bộ kinh tiêu biểu phổ biến ở Tịnh Độ Tông, hầu hết những người tu học Phật đều sẽ tiếp xúc và có những hiểu...

Phật giáo Mật Tông Kim Cương Thừa phát triển mạnh mẽ ở Tây Tạng

Tìm hiểu về Phật giáo Mật tông Kim Cương Thừa của Tây Tạng

Mật Tông là một trong mười Tông phái Phật giáo. Phật giáo Mật tông Kim Cương Thừa của Tây Tạng là tông phái Phái Phật giáo chủ yếu phát triển...

Đức Liên Hoa Sinh là người đã đặt nền móng cho sự phát triển của Mật giáo tại Tây Tạng

Đức Liên Hoa Sinh là ai? Hình ảnh và ý nghĩa thờ cúng

Đức Liên Hoa Sinh được gọi là Guru Rinpoche, nghĩa là Đấng Thượng Sư vô cùng Quý báu. Ngài là người đã đặt nền móng cho sự truyền bá và...

Ẩn