30+ Mẫu Tượng Phật Di Lặc Bằng Bột Đá Đẹp Hoan Hỉ

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo là ai?

Tỉnh thức là gì? Sống tỉnh thức có lợi ích gì?

Bát Chánh Đạo: 8 con đường chân chính chấm dứt khổ đau

Kinh Pháp Cú là gì? Ý nghĩa và lợi ích trì tụng Kinh Pháp Cú

Chú Đại Bi là gì? Ý nghĩa và lợi ích trì tụng Chú Đại Bi

Chú Đại Bi là một trong những thần chú phổ biến, được nhiều người biết đến và thường xuyên trì tụng nhất hiện nay. Bài chú được Quan Thế Âm Bồ Tát đọc trước một pháp hội có sự hội tụ đông đủ các vị Phật, Bồ Tát, Thành Vương. Người trì tụng chú này sẽ được nhiều lợi lạc và phước báu vô lượng. 

Chú Đại Bi là gì?

Chú Đại Bi còn được gọi là Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thanh Cảnh Đà La Ni, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni… Chú Đại Bi có 415 chữ, được thể hiện ở 84 câu chú. Là thần chú vô cùng linh nghiệm, quảng đại viên mãn, vô ngại đại bi, giúp cứu khổ cứu nạn.

Chú Đại Bi là bài chú được Quan Âm Bồ Tát nói ra vì muốn cho chúng sinh được an vui
Chú Đại Bi là bài chú được Quan Âm Bồ Tát nói ra vì muốn cho chúng sinh được an vui

Chú Đại Bi được gọi là linh chú bởi vì bất cứ ai tin và thành tâm hành trì chú này, bản thân người ấy đã có đủ Đại bi tâm, có được công đức vô lượng và được thành tựu sổ cầu. Chú Đại Bi được nói bởi Quan Thế Âm Bồ Tát, là câu thần chú mạnh mẽ sau câu chú “OM MANI PADME HUM” mà chúng ta thường nghe.

Thần chú này sử dụng các âm tiết để truyền tải thông điệp siêu việt, mạnh mẽ, có năng lực giúp chúng sinh giải thoát khổ đau, được cứu khổ cứu nạn. Có tác dụng bảo vệ, tịnh hóa nghiệp xấu, thanh lọc và chữa lành, làm giảm bớt những đau khổ, khó khăn của mọi loài.

Chú Đại Bi ảnh hưởng tích cực đến tâm trí, giúp hành giả trì tụng phát triển lòng từ bi, vững vàng khi đối mặt với nghịch cảnh của cuộc đời. Đây là bài chú mà hầu hết các Phật tử Phật giáo Đại Thừa ai cũng biết và thường xuyên trì tụng. Thần chú được tụng niệm bằng tiếng Phạn, do đó, người trì tụng cần chú ý để tránh tụng sai âm tiết.

Nguồn gốc của chú Đại Bi Tâm Đà La Ni

Nguồn gốc của chú Đại Bi được đề cập rất chi tiết trong kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn. Thần chú này được Quán Thế Âm Bồ Tát nói trong buổi pháp hội hội tụ các vị chư Phật, Bồ Tát, các bậc A La Hán, Phạm Ma La Thiên… Bồ Tát vì muốn cho chúng sinh được an vui, sống lâu, giàu có, được diệt trừ tất cả các bệnh, các nghiệp ác tội nặng, xa lìa chướng nạn, tăng trưởng công đức… mà nói ra thần chú này.

Trong kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn, Quán Thế Âm Bồ Tát hướng về Phật mà thưa rằng:

Bạch đức Thế Tôn, tôi có chú Đại Bi tâm Đà La Ni, nay xin nói ra, vì muốn cho chúng sinh được an vui, được trừ tất cả bịnh, được sống lâu, giàu có, diệt trừ tất cả nghiệp ác tội nặng. Được xa lìa chướng nạn, thành tựu căn lành, tiêu tan nỗi sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu. Cúi xin Thế Tôn từ bi doãn hứa”.

Ngài cũng bạch Phật rằng: “Tôi nhớ trong vô lượng ức kiếp về trước, có vị Phật là Thiên Quang Vương Tĩnh Trụ Như Lai, Đức Phật ấy vì thương nghĩ đến tôi và tất cả chúng sanh nên nói ra môn Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni. 

Ngài dùng tay sắc vàng xoa đầu tôi mà bảo: Thiện nam tử! Ông nên thọ trì tâm chú này, vì khắp chúng sanh trong cõi nước ở đời vị lai mà làm cho họ được an vui lớn”.

Như vậy, chú Đại Bi được Phật Thiên Quang Vương Tĩnh Trụ Như Lai nói cho Quan Âm Bồ Tát, và được Ngài Quan Âm nói ra trong một buổi pháp hội. Bồ Tát lúc bấy giờ mới ở ngôi sơ địa, sau khi nghe thần chú này thì liền chứng vượt lên đệ bát địa. Vui mừng trước oai lực của thần chú, Ngài đã phát nguyện rằng nếu trong đời vị lai có thể làm lợi ích an vui cho chúng sinh với thần chú này thì xinh khiến thân ngài sinh ra ngàn mắt ngàn tay.

Xem thêm: Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát Là Ai? Ý Nghĩa Hình Tượng Và Cách Thờ Cúng

Lợi ích của việc trì tụng chú Đại Bi

Trì tụng chú Đại Bi đúng cách sẽ mang đến phước báu vô lượng. Theo kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn, chúng sinh trì tụng chúng này sẽ không còn bị đọa vào ba đường ác, được sanh về cõi Phật, tất cả sự mong cầu trong đời hiện tại được sở nguyện.

Việc trì tụng chú Đại Bi thường xuyên, đúng pháp sẽ mang đến nhiều lợi lạc
Việc trì tụng chú Đại Bi thường xuyên, đúng pháp sẽ mang đến nhiều lợi lạc

Nếu người nữ nào chán ghét thân nữ, muốn được thân nam thì trì tụng chú này, kiếp sau sẽ được sinh thành thân nam. Nếu phạm các tội xâm tổn tài vật, thức ăn uống của thường trụ sẽ được diệt trì, các tội thập ác ngũ nghịch, phá giới, báng pháp, phá người, phạm trai, hủy hoại chùa pháp, làm nhơ phạm hạnh… đều được tiêu trừ hết, chỉ trừ việc kẻ tụng chú mà lòng còn sanh nghi.

Người tụng chú này sẽ không bị 15 việc chết xấu và sẽ được 15 chỗ sanh tốt.

Mười lăm việc chết xấu gồm:

  1. Đói khát khốn khổ
  2. Gông tù đánh đập
  3. Oan gia thù địch
  4. Chết giữa quân trận chém giết nhau
  5. Chết do cọp sói, các loài ác thù tàn hại
  6. Chết do rắn rít độc
  7. Chết vì nước trôi lửa cháy
  8. Chết vì phạm nhầm thuốc độc
  9. Chết do loài sâu trùng độc làm hại
  10. Chết vì điên cuồng mê loạn
  11.  Chết do té cây, té xuống núi
  12. Chết do bị người ác trù ếm
  13. Chết do tà thần, ác quỷ làm hại
  14. Chết vì bịnh ác lâm thân
  15. Chết vì phi mạng tự hại.

Mười lăm chỗ sanh tốt gồm:

  1. Sanh chỗ gặp đấng Quốc vương hiền lành
  2. Sanh ở cõi nước an lành
  3. Gặp thời đại tốt
  4. Thường gặp bạn lành
  5. Thân căn được đầy đủ
  6. Đạo tâm thuần thục
  7. Không phạm cấm giới
  8. Thường được quyến thuộc hòa thuận, ân nghĩa
  9. Vật dụng, thức ăn uống được đầy đủ
  10. Thường được người cung kính giúp đỡ
  11. Tiền của châu báu không bị kẻ khác cướp đoạt
  12. Những việc mong cầu đều được toại nguyện
  13. Được Long thiên, thiện thần thường theo ủng hộ
  14. Thường được thấy Phật nghe pháp
  15. Nghe chánh pháp ngộ giải nghĩa sâu.

Cách trì tụng chú Đại Bi

Để niệm chú Đại bi, hành giả tiến hành phát nguyện, chí tâm xưng danh hiệu của Quan Âm Bồ Tát, sau đó niệm danh hiệu bổn sư Ngài là Đức Phật A Di Đà rồi tụng Đà Ra Ni thần chú này. Nếu chúng sinh trong một ngày đêm tụng năm biến chú, sẽ được diệt trừ các tội nặng trong ngàn muôn ức kiếp sinh tử.

Có thể trì tụng chú Đại Bi trước bàn thờ Quán Thế Âm Bồ Tát
Có thể trì tụng chú Đại Bi trước bàn thờ Quán Thế Âm Bồ Tát

Trước khi tụng chú này, hành giả nên chọn một nơi yên tĩnh thanh tịnh, tắm gội sạch sẽ, mặc y phục sạch, thân ý thanh tịnh, tập trung, không suy nghĩ miên man, vẩn vơ. Mục đích của việc trì chú là nương vào âm thanh của thần chú giúp tâm trong sạch, không còn phiền não.

Tùy vào điều kiện và hoàn cảnh mà chúng ta chọn cách tụng chú cho phù hợp. Cách tụng chú Đại có thể là:

  • Đọc rõ thành tiếng: Đọc lớn tiếng, giọng điệu trầm hùng, nhanh và liên tục bằng cách lấy hơi từ bụng. Đọc rõ ràng, nghe đủ tiếng, không phải la lớn lên.
  • Đọc nhép miệng: Với cách đọc này, chú ta nhép miệng để âm thanh của chú nằm trong đầu, dùng tâm để trụ và có hơi miệng thoát ra ngoài.
  • Đọc thầm trong tâm: Với cách đọc này, hành giả dùng tâm trụ âm thanh của chú vào trong đầu. Đọc khiêm tốn, nếu có tư tưởng, suy nghĩ xen tạp thì nên dùng tâm trụ trở lại vào âm thanh của chú.

Hướng dẫn cách trì tụng chú Đại Bi tại nhà

Chú Đại Bi, nếu có điều kiện, hành giả nên chọn một không gian riêng để thờ Phật, sau khi lạy Phật thì tiến hành tụng niệm bài chú. Tuy nhiên, nếu không có điều kiện, chúng ta cũng có thể tụng chú ở bất kỳ đâu, bất kỳ nơi nào, chỉ cần đảm bảo nhất tâm chuyên chú, tránh phân tâm, tạp niệm.

Khi tụng chú tại nhà, cần đọc tụng ra tiếng, âm thanh không quá nhỏ cũng không quá to, tiếng rõ ràng, không nhanh không chậm. Tụng to dễ bị tổn khí, tụng nhỏ thì khó nghe, tụng nhanh dễ vấp, luyến âm, tụng chậm dễ sanh tạp niệm.

Các bước tụng chú Đại Bi tại nhà như sau:

Bước 1: Phát nguyện

Chắp tay và phát nguyện “Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát” (3 lần) đọc lời nguyện của mình rồi tiếp tục niệm “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần).

Đọc bài kệ phát nguyện:

Nam mô đại bi Quán Thế Âm/ Nguyện con mau biết tất cả pháp.

Nam mô đại bi Quán Thế âm/ Nguyện con sớm được mắt trí huệ.

Nam mô đại bi Quán Thế Âm/ Nguyện con mau độ các chúng sanh,

Nam mô đại bi Quán Thế Âm/ Nguyện con sớm được phương tiện khéo.

Nam mô đại bi Quán Thế Âm/ Nguyện con mau lên thuyền bát nhã.

Nam mô đại bi Quán Thế Âm/ Nguyện con sớm được qua biển khổ.

Nam mô đại bi Quán Thế Âm/ Nguyện con mau được đạo giới định.

Nam mô đại bi Quán Thế Âm/ Nguyện con sớm lên non Niết Bàn. 

Nam mô đại bi Quán Thế Âm/ Nguyện con mau về nhà vô vi.

Nam mô đại bi Quán Thế Âm/ Nguyện con sớm đồng thân pháp tánh. 

Nếu con hướng về nơi non đao/ Non đao tức thời liền sụp đổ.

Nếu con hướng về lửa, nước sôi/Nước sôi, lửa chát tự khô tắt.

Nếu con hướng về cõi địa ngục/ Địa ngục liền mau tự tiêu diệt.

Nếu con hướng về loài ngạ quỷ/ Ngạ quỷ liền được tự no đủ.

Nếu con hướng về chúng Tu La/ Tu La tâm ác tự điều phục.

Nếu con hướng về các súc sanh/ Súc sanh tự được trí huệ lớn.

Bước 2: Niệm danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát – “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát” (30 lần)

Bước 3: Niệm danh hiệu bổn sư Quan Thế Âm Bồ Tát

“Nam Mô A Di Đà Phật” (30 lần)

Bước 4: Tụng “Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát” (3 lần)

Bước 5: Niệm chú

Tay kết Tam Muội Ấn (tay trái đặt dưới tay phải, các ngón tay chồng lên nhau, hai đầu ngón cái chạm nhau), rồi tiến hành tụng bài chú bắt đầu từ câu Thiên Thủ Thiên Nhãn…

Sau khi tụng 3 biến, 5 biến, 7 biến hoặc 21 biến thì hồi hướng công đức bằng cách đọc: “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần), con nguyện hồi hướng công đức tụng chú Đại Bi này cho Pháp giới chúng sinh, cho linh hồn ông bà tổ tiên, thân gia quyến thuộc của con trong từ vô thỉ kiếp đến nay, cho chúng sinh có nhân duyên với con. Nguyện cho tất cả cùng lìa khổ được vui, cùng vãng sanh Tây phương Cực Lạc. Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần).”

Khi tụng chú Đại Bi, có thể tụng 3 biến (đọc bài chú 3 lần), 5 biến hay 7 biến đều được. Tụng 3 biến phù hợp với các Phật tử tu tại gia, không có quá nhiều thời gian trì tụng. Việc đọc hết 1 bài kinh 84 câu, 415 chữ được tính là 1 biến.

Ý nghĩa của bài chú Đại Bi

Chú Đại Bi tiếng Việt là bản dịch Kinh Chú Đại Bi từ âm tiếng Phạn ra âm Việt, được sử dụng phổ biến trong các kinh điển, nghi thức tụng niệm tại Việt Nam.

Bản chú Đại Bi tiếng Việt:

Chú Đại Bi tiếng Việt được trì tụng chính thức trong các nghi thức tụng niệm tại Việt Nam
Chú Đại Bi tiếng Việt được trì tụng chính thức trong các nghi thức tụng niệm tại Việt Nam

Ý nghĩa từng câu chú:

Ý nghĩa chú đại bi câu 1 - 8

 

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Giám Trai Sứ giả Bồ Tát thường được thờ trong trai đường và nhà trù của Chùa Viện

Giám Trai Sứ Giả Bồ Tát là ai? Ý nghĩa tượng và thờ cúng

Giám Trai sứ giả Bồ Tát là vị Bồ Tát được thờ nhiều tại trai đường và nhà trù của các chùa Viện. Hình tượng Ngài được thể hiện rất...

Thờ Phật và gia tiên chung một bàn thờ

Vị trí đặt bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên trong nhà đúng nhất

Thờ Phật và gia tiên là nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt, đã có từ xa xưa và vẫn lưu giữ, tiếp nối đến ngày nay....

Phật giáo Mật Tông là một trong những tông phái Phật giáo lớn hiện nay

Phật giáo Mật Tông là gì? Mật Tông thờ các vị Phật nào?

Mật Tông là một trong những tông phái Phật giáo lớn hiện nay, là một nhánh của Phật giáo Đại Thừa. Mật Tông tôn Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lô...

Kinh Pháp Cú là thuộc Tiểu Bộ Kinh, gồm 26 phẩm và 432 bài kệ

Kinh Pháp Cú là gì? Ý nghĩa và lợi ích trì tụng Kinh Pháp Cú

Kinh Pháp Cú là một trong 15 phần thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali, có ý nghĩa đặc biệt trong Phật giáo Nguyên Thủy. Bộ Kinh tập hợp...

Bát Chánh Đạo là con đường chân chính chấm dứt khổ đau

Bát Chánh Đạo: 8 con đường chân chính chấm dứt khổ đau

Bát Chánh Đạo hay Bát Chính đạo là con đường chân chính chia làm tám chi, một trong những giáo lý căn bản được nhắc đến trong Đạo Đế thuộc...

Cách sống này giúp chúng ta dần hiểu được giá trị chân chính của cuộc sống

Tỉnh thức là gì? Sống tỉnh thức có lợi ích gì?

Tỉnh thức là dùng sự tỉnh táo để tập trung vào một đối tượng duy nhất, còn được gọi là sự thức tỉnh tâm lý. Tỉnh thức chánh niệm là...

Ẩn