30+ Mẫu Tượng Phật Di Lặc Bằng Bột Đá Đẹp Hoan Hỉ

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo là ai?

Tỉnh thức là gì? Sống tỉnh thức có lợi ích gì?

Bát Chánh Đạo: 8 con đường chân chính chấm dứt khổ đau

Kinh Pháp Cú là gì? Ý nghĩa và lợi ích trì tụng Kinh Pháp Cú

5 Mẫu Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ đẹp và ý nghĩa thờ cúng

Tiên Đồng Ngọc Nữ là hai đệ tử hầu cận của Quán Thế Âm Bồ Tát, do có cơ duyên gặp gỡ, được cảm thụ Phật Pháp và trở thành đệ tử của ngài. Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ không chỉ được thờ và được biết đến rộng rãi trong Phật giáo mà còn có ý nghĩa đặc biệt trong phong thủy. Việc thờ Tiên Đồng Ngọc Nữ giúp mang đến may mắn, hạnh phúc, phước lành và những điều cát lợi cho người thờ. 

Tiên Đồng Ngọc Nữ là ai?

Tiên Đồng Ngọc Nữ hay còn gọi là Thiện tài Đồng Tử và Tiểu Long Nữ. Có thuyết nói rằng đây là hai đứa trẻ tiên đồng xinh xắn theo sau các tiên ông, tiên bà. Có thuyết nói rằng Tiên Đồng Ngọc nữ là hai đứa trẻ theo hầu hai bên trái phải của Ngọc Hoàng Đại Đế. Tuy nhiên, phía sau Ngọc Hoàng Đại Đế là Kim Đồng – Ngọc Nữ, phía sau Quan Âm Bồ Tát là Tiên Đồng Ngọc Nữ.

Tiên Đồng Ngọc Nữ là hai đệ tử hầu cận của Quan Thế Âm Bồ Tát. Nhiều tài liệu cho rằng, hình tượng Thiện Tài Đồng Tử và Long Nữ phía sau Quan Âm Bồ Tát có thể bị ảnh hưởng bởi cặp Kim Đồng – Ngọc Nữ hầu cận bên cạnh Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Thiện Tài đồng tử

Tiên Đồng hay Thiện Tài Đồng Tử, (đứa trẻ nam quý như vàng) vốn là một cậu bé người Ấn Độ, khi mẹ mang thai cậu thì trong nhà xuất hiện nhiều điềm lành và nhiều thứ trân bảo quý hiếm, do đó, cậu được cha đặt tên là Thiện Tài (của cải tốt lành). Cơ duyên huyền diệu khiến cậu bé được nương nhờ cửa Phật, quyết tâm đi tu, sau đó được Bồ Tát thu nhận làm đệ tử. Tiên Đồng là đứa trẻ nam theo sau Quan Thế Âm Bồ Tát đi khắp nơi cứu độ, phù hộ độ trì cho chúng sinh.

Tiên đồng còn gọi là Thiện Tài đồng tử
Tiên đồng còn gọi là Thiện Tài đồng tử

Trong khi đó, trong cuốn tiểu thuyết Tây Du Ký của Trung Quốc, Thiện Tài là pháp danh của Hồng Hài Nhi, con trai Thiết Phiến công chúa và Ngưu Ma Vương. Vì bắt cóc Huyền Trang và ngồi lên đài sen của Quan Âm Bồ Tát nên bị phạt phải xuất gia và tu học với Quán Thế Âm. Tuy nhiên, đây chỉ là tiểu thuyết, không thấy ghi chép trong các tài liệu kinh Phật.

Ngọc Nữ –  Tiểu Long Nữ

Ngoài Tiên Đồng, phía sau Quan Âm Bồ Tát còn có một nữ hài xinh xắn là Ngọc Nữ hay còn gọi là tiểu Long Nữ. Long Nữ vốn là con gái út của Long Vương, vô cùng thông minh, xinh xắn, được cưng chiều hết mực. Một lần nọ ở nhân gian có lễ hội, công chúa liền lẻn ra ngoài, biến thành một cô gái xinh đẹp đến nhân gian dạo chơi.

Ngọc Nữ là Long Nữ, con gái nhỏ của Long Vương
Ngọc Nữ là Long Nữ, con gái nhỏ của Long Vương

Chẳng may, công chúa gặp nạn, bị biến lại nguyên hình, bị một anh ngư phủ nghĩ là con cá to liền bắt mang ra chợ bán. Lúc ấy, khi đang ở rừng trúc, Quan Âm thấy rõ những gì đã xảy ra nên nói với Thiện Tài đồng tử hãy đến thị trấn mua cá rồi đem ra biển phóng sanh. Công chúa được cứu, trở về long cung thì bị vua cha tức giận đuổi ra khỏi thủy cung.

Sau đó, nàng được Quan Âm sai Thiện Tài đồng tử đón về rừng trúc, bái Quan Âm Bồ Tát làm thầy và theo ngài tu tập. Từ đó, phía sau Quan Âm Bồ Tát lúc nào cũng có một cặp tiểu đồng hầu cận là Tiên Đồng và Ngọc Nữ. Tượng trưng cho điềm lành, hạnh phúc, cùng với Quan Âm Bồ Tát cứu nhân độ thế, ban phát phước lành đến nhân gian.

5 Mẫu tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ đẹp nhất

Tiên Đồng Ngọc Nữ là hai đứa trẻ xinh đẹp, dáng vẻ linh động, nụ cười tươi tắn, rạng rỡ, toát sự trong sáng, ngây thơ, quý khí. Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ ngày nay được chế tác bởi đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân lành nghề. Diện tượng đẹp, thần thái hoan hỷ, vui tươi, vô cùng chân thực, sinh động, đẹp mắt. Dưới đây là một số mẫu tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ đẹp mà bạn có thể tham khảo:

1. Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ bột đá khoáng

Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ được chế tác từ chất liệu bột đá cao cấp, được vẽ màu khoáng tinh tế, đẹp mắt. Tượng thể hiện hình ảnh Tiên Đồng và Ngọc Nữ đứng trên tòa sen, y áo nhẹ nhàng, mềm mại theo gió. Màu sắc tượng đẹp, nước da hồng hào tươi sáng, các chi tiết tượng được thể hiện cân đối, hài hòa.

Kích thước: 

  • Cao 30cm
  • Cao 40cm
Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ bột đá khoáng cao cấp
Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ bột đá khoáng cao cấp

2. Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ gấm chuyển màu

Tượng được chế tác từ bột đá cao cấp, y áo tượng được vẽ gấm, màu sắc y áo tươi đẹp, phối màu hài hòa. Tượng thể hiện hình ảnh Tiên Đồng và ngọc Nữ đứng trên tòa sen, ánh mắt thông minh lanh lợi, miệng nở nụ cười tươi tắn, nước da hồng hào, tràn ngập sinh khí.

Kích thước: 

  • Cao 30cm
  • Cao 40cm
Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ gấm chuyển màu đẹp nhất
Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ gấm chuyển màu đẹp nhất

3. Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ bột đá khoáng màu

Bộ tượng được là từ bột đá cao cấp, y áo tượng được vẽ bằng màu khoáng, màu sắc đa dạng, sinh động. Ở bộ tượng này, tiên đồng thân đeo nhiều trân bảo, có đôi vòng vàng ở chân và tay, trên cổ còn đeo khóa vàng, món tài vật tượng trưng cho phúc khí và điềm lành. Trong khi đó, Long Nữ mặc y áo dài cổ xưa, tà áo thướt tha, mềm mại, trong tay là viên Long Châu.

Kích thước:

  • 12 inch – Cao 30cm
  • 16 inch – Cao 40cm
Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ bằng bột đá khoáng màu đẹp
Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ bằng bột đá khoáng màu đẹp

4. Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ trắng

Tượng được làm từ bột đá trắng cao cấp, y áo tượng và phần đế tượng đều có màu trắng đồng bộ. Diện tượng đẹp, các chi tiết hài hòa, ngũ quan tượng cân đối, toát vẻ linh động, ngây thơ, đáng yêu.

Kích thước: 

  • Cao 30cm
Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ đẹp bằng bột đá trắng cao cấp
Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ đẹp bằng bột đá trắng cao cấp

5. Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ bằng bột đá thạch anh

Tượng được làm từ bột đá thạch anh cao cấp, đây là loại đá tượng trưng cho trí tuệ, có khả năng tích tụ nguồn năng lượng phong thủy tích cực, mang đến bình an, may mắn, sức khỏe cho gia chủ. Tượng có màu vàng ngọc tươi sáng, bề mặt tượng được phủ nhiều lớp nano cao cấp giúp tăng độ phủ bóng và khả năng chống bám bụi.

Kích thước:

  • Cao 30cm
Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ bằng bột đá thạch anh cao cấp
Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ bằng bột đá thạch anh cao cấp

Ý nghĩa tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ trong Phật Giáo

Trong Phật giáo Đại Thừa, Tiên Đồng Ngọc Nữ là cặp tiểu đồng xinh xắn, đệ tử của Quan Âm Bồ Tát, tượng trưng cho trí tuệ, tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, hướng thiện. Tiên Đồng Ngọc Nữ đã được 4 vị Bồ Tát tu dưỡng, chỉ dạy, sau trở thành đệ tử của Quan Âm Bồ Tát, thường theo ngài đi khắp nơi giáo hóa, cứu độ, ban phước lành cho chúng sinh.

Theo Kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài đồng tử sau khi nhận được sự chỉ dạy từ Văn Thù Bồ Tát đã đi khắp nơi tìm cầu giác ngộ. Cậu đã trải qua 53 chặng đường cầu đạo, được 4 vị Bồ Tát giáo dưỡng, hộ niệm trên con đường tu hành là Văn Thù Sư Lợi, Quán Thế Âm, Phổ Hiền Bồ Tát và Bồ Tát Di Lặc. Trong đó, Quán Thế Âm Bồ Tát là vị thiện tri thức thứ 28 trong 53 vị thiện tri thức mà cậu đến cầu đạo.

Thiện Tài Đồng Tử là hình ảnh được Phật Giáo Đại Thừa dùng để làm ví dụ cho minh chứng lý Tức Thân Thành Phật. Cậu đã vượt qua các giai đoạn chứng ngộ từ quả vị Bồ Tát Thập Tín đến Thập Trụ, Thập Hành, Thập Hồi Hướng và Thập Địa. Thiện Tài đồng tử đại diện cho tinh thần ham học hỏi, đã tham học các thiện tri thức, từ đó giúp phá trừ kiếp chấp ngã mạn.

Tiên Đồng Ngọc Nữ là hai đệ tử hầu cận của Quán Thế Âm Bồ Tát, trực tiếp được ngài giảng pháp, đi theo Bồ Tát cứu độ chúng sinh. Long Nữ thường được ít nhắc đến hơn, chỉ biết đây là một bé gái thông minh, xinh đẹp. Long Nữ hữu duyên với Quan Âm Bồ Tát, được ngài cứu giúp, sau bái Bồ Tát là thầy, cùng với Thiện Tài Đồng Tử hầu cận phía sau Bồ Tát.

Trong Kinh Pháp Hoa có đề cập tới câu chuyện Long Nữ dâng châu. Khi dâng hạt châu cúng Phật, Long Nữ khi ấy mới 8 tuổi liền chuyển thân nữ sang nam, sang thế giới Vô Cấu, thành Phật ngay tức khắc. Hạt châu mà Long Nữ cầm trong tay là biểu tượng cho chân tâm, cho tâm sáng suốt, trí tuệ vô lậu.

Ý nghĩa tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ trong phong thủy

Không chỉ được nhắc đến trong các tài liệu Phật Giáo, Tiên Đồng Ngọc Nữ còn thường được nhắc đến trong các cuốn sách Lão Giáo và một số tài liệu cùng lời truyền miệng được lưu truyền trong dân gian. Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ có ý nghĩa vô cùng đặc biệt trong phong thủy, thường được nhiều gia đình thỉnh về thờ, bày trí tại gia.

Theo phong thủy, tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ có những ý nghĩa sau đây:

Mang đến tài lộc

Tiên đồng là cậu bé được sinh ra với nhiều điềm lành và nhiều thứ trân bảo quý hiếm. Tượng Tiên Đồng được thể hiện ở dáng vẻ đứng chắp tay chúc phúc, trên tay, chân và cổ là những thứ trang sức vàng bạc lấp lánh, toát đầy vẻ phú quý. Do đó, theo phong thủy, việc đặt tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ trong nhà được tin rằng có thể mang đến tài lộc, giàu sang phú quý cho gia chủ.

Tiên Đồng là Thiện Tài Đồng Tử nổi tiếng trong phẩm pháp giới trong Phật giáo
Tiên Đồng là Thiện Tài Đồng Tử nổi tiếng trong phẩm pháp giới trong Phật giáo

Tiên đồng ngọc nữ thường được rất nhiều người làm ăn, kinh doanh đặt trong nhà để mong cầu sự giàu có, của cải dồi dào, việc làm ăn, kinh doanh thuận lợi phát đạt. Người ta tin rằng, trên tay cặp tiên đồng ngọc nữ có nhiều trang sức quý giá tượng trưng cho phú quý, đặt tượng trong nhà sẽ giúp thu hút tài lộc, giúp gia chủ thuận lợi trong công việc.

Mang đến may mắn, hạnh phúc

Tiên đồng ngọc nữ được Bồ Tát cảm hóa, là đệ tử hậu cận thường xuyên theo Bồ Tát giáo hóa chúng sinh, ban phước lành đến mọi nơi. Do đó, tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ còn được xem là biểu tượng của sự may mắn, hạnh phúc. Việc đặt tượng trong nhà, cửa hàng sẽ mang đến phước lành cho gia chủ.

Không những vậy, tượng thể hiện hai đứa trẻ với nụ cười vui tươi, ánh mắt linh động, nước da hồng hào tươi sáng, thân hình bụ bẫm đáng yêu còn có thể giúp mang đến hạnh phúc, sự hài hòa cho không khí gia đình. Việc đặt tượng trong nhà có thể giúp giữ gìn hòa khí, hóa giải những xích mích, cãi vã.

Cầu con cái, sum vầy

Tiên Đồng Ngọc Nữ là hai đứa trẻ thông minh, lém lỉnh, xinh xắn được rất nhiều người yêu thích. Việc đặt tượng trong nhà cũng thể hiện mong cầu gia đình sẽ có con cháu thông minh, giỏi giang, hiểu biết, có trí tuệ và có tinh thần cầu tiến như vậy.

Không chỉ vậy, tượng con thể hiện mong cầu gia đình có con cháu sum vầy, đầy đủ. Những gia đình muốn cầu tự thường thỉnh tượng Quan Âm Bồ Tát và tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ về thờ tại gia, siêng cầu khấn để gia đình mau chóng có tin vui.

Tác dụng của việc thờ Tiên Đồng Ngọc Nữ

Tiên Đồng là Thiện Tài đồng tử được rất nhiều vị thiện tri thức giáo dưỡng, hộ niệm bước đường tu, trong đó có bốn vị Bồ Tát quan trọng nổi danh là Quán Thế Âm, Văn Thù Sư Lợi, Phổ Hiền và Di Lặc. Cậu bé là minh chứng cho lý Tức Thân Thành Phật, tuy tuổi nhỏ nhưng đã có lòng cầu đạo, vô cùng ham học và được tham học nhiều thiện tri thức.

Trong khi đó, Long Nữ là con gái út của Long Vương, là viên ngọc quý được cha hết mực thương yêu. Sau khi gặp nạn, được Bồ Tát cùng Thiện Tài đồng tử cứu giúp đã xin bái Bồ Tát làm thầy, được ngài thu nhận và cho theo bên mình. Từ đó, Thiện Tài Đồng Tử và Tiểu Long Nữ đã trở thành hai vị đệ tử thân cận của Quán Thế Âm Bồ Tát.

Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ chuyển màu đẹp nhất
Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ chuyển màu đẹp nhất

Dưới sự chỉ dạy của Quan Thế Âm Bồ Tát cùng các vị Bồ Tát khác, hai đứa trẻ được cảm thụ, thường xuyên được nghe giảng dạy Phật Pháp. Vốn dĩ bản thân tiên đồng ngọc nữ đã là những đứa trẻ thông minh, có lòng cầu tiến, cầu đạo nên khi theo Quan Âm đã ngày càng hoàn thiện, có những đức tính tốt đẹp. Luôn cùng Quan Âm đi khắp nơi để cứu nhân, độ thế, mang đến cuộc sống tốt đẹp cho chúng sinh.

Do đó, việc thờ Tiên Đồng Ngọc Nữ mang những ý nghĩa sau đây:

  • Thiện Tài đồng tử là tấm gương sáng về bản lĩnh, tấm lòng ham học hỏi, ý chí mãnh liệt không mệt mỏi trong việc cầu đạo, cầu tìm chân lý. Dù tuổi nhỏ nhưng cậu đã vượt ngàn dặm xa, đi khắp các nước để tìm cầu sự giác ngộ.
  • Tiên Đồng Ngọc Nữ là biểu tượng của trí tuệ, tinh thần ham học hỏi, cầu tiến. Việc thờ bộ tượng này trong nhà, cùng với tượng Quan Âm Bồ Tát sẽ giúp chúng ta quán chiếu bản thân, noi theo gương Bồ Tát và đệ tử của ngài mà tu tập, nỗ lực hơn để hoàn thiện bản thân, cố gắng thực hành theo lời dạy của Bồ Tát.
  • Tiên Đồng Ngọc Nữ luôn cùng Quán Thế Âm Bồ Tát đi khắp nơi cứu độ chúng sinh. Vì vậy, việc thờ tượng các ngài cũng là cách nhắc nhở bản thân chúng ta cần hướng thiện, siêng làm điều thiện, việc thiện, tự thay đổi cuộc sống, cách nhìn nhận của bản thân và giúp đỡ những người xung quanh.
  • Đây là hai đứa trẻ được Bồ Tát chỉ điểm, khi sinh ra mang nhiều điềm lành, thường theo Bồ Tát ban phước lành cho chúng sinh. Việc thờ tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ trong nhà còn có thể giúp mang đến may mắn, hạnh phúc và những điều cát lợi cho gia chủ. Giúp gia chủ có cuộc sống sung túc, con cháu đầy đàn, được thông minh, lanh lợi, khỏe mạnh, trí tuệ…

Cách thờ tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ

Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ ngày nay được thể hiện vô cùng sinh động, chân thực. Rất nhiều gia đình thỉnh tượng về thờ tại gia nhưng chưa biết nên thờ như thế nào. Thực tế, cách thờ Tiên Đồng Ngọc Nữ khá đơn giản, tùy theo nhu cầu mà chúng ta chọn cách thờ, cách bày trí sao cho phù hợp.

Thông thường, trong việc thờ cúng, tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ thường được thỉnh cùng tượng Quán Thế Âm Bồ Tát. Trường hợp gia đình đã có bàn thờ Quan Âm Bồ Tát thì chỉ cần thỉnh tượng, làm lễ khai quang và đặt tượng lên bàn thờ có sẵn để an vị tượng là được. Tượng có thể được khai quang hoặc không tùy vào gia chủ.

Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ thường được thờ cùng tượng Quan Âm Bồ Tát
Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ thường được thờ cùng tượng Quan Âm Bồ Tát

Trường hợp gia đình chưa thờ Quan Âm Bồ Tát thì trước hết cần lập bàn thờ Bồ Tát. Có thể chọn bàn thờ treo tường hoặc bàn thờ đứng đều được. Bàn thờ đặt ở nơi trang nghiêm, sạch sẽ, yên tĩnh. Thường là phòng thờ ở giữa nhà hoặc nếu nhà phố thì nên đặt bàn thờ ở gian cao nhất, mặt bàn thờ hướng ra cửa chính hoặc ban công để phát huy tốt hiệu quả an lạc, cảm hóa.

Sau khi đã có bàn thờ, gia chủ chọn địa chỉ thỉnh tượng Bồ Tát, tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ chất lượng, chuyên để thờ cúng. Bàn thờ Bồ Tát sẽ có những vật phẩm như lư hương, đĩa trái cây, bi (chóe nước), ly đựng nước, đôi đèn… Khi đã chọn được tôn tượng phù hợp, gia chủ nên gửi tượng vào chùa để khai quang hoặc thỉnh tượng về nhà, tự khai quang hay nếu đủ duyên thì thỉnh sư thầy khai quang tượng và làm lễ an vị tượng.

Tượng Quan Âm Bồ Tát và Tiên Đồng Ngọc Nữ sau khi được an vị có thể thờ cúng như bình thường. Trong quá trình thờ, vào các ngày mồng 1, 14, 15, 30 âm lịch và ngày vía Quan Âm nên thay trà nước, dâng hoa tươi, trái cây cho bàn thờ. Đồ cúng cho bàn thờ Phật, Bồ Tát phải là đồ chay, thanh tịnh, hoa và trái cây là đồ tươi, sau khi cúng xong thì hạ lễ, không nên để hoa tàn, quả héo trên bàn thờ.

Trường hợp gia chủ muốn thỉnh tượng phong thủy, không thờ cúng thì trước hết cần chọn vị trí thích hợp để đặt tượng. Sau đó, chọn địa chỉ uy tín, đáng tin cậy để thỉnh tượng rồi gửi tượng vào chùa để được làm lễ khai quang. Tiếp đó, chúng ta chọn ngày tốt, giờ tốt, thỉnh tượng về nhà và an vị ở vị trí đã xác định từ trước.

Vị trí đặt tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ

Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ sau khi được thỉnh về cần được đặt ở vị trí thích hợp. Tùy vào mục đích thỉnh tượng mà chúng ta có cách bày trí tượng sao cho phù hợp. Nếu bạn chưa biết nên đặt tượng tại nhà sao cho đúng thì có thể tham khảo gợi ý dưới đây:

Cách bày trí tượng để thờ

Như đã đề cập, Tiên Đồng và Ngọc Nữ là hai vị đệ tử thân cận của Quán Thế Âm Bồ Tát. Thường theo ngài đi khắp nơi giáo hóa, ban phước lành cho chúng sinh. Với Quan Âm Bồ Tát, gia đình có thể thờ cùng với Phật A Di Đà và Đại Thế Chí Bồ Tát trong bộ Tây Phương Tam Thánh hoặc thờ cùng Tiên Đồng Ngọc Nữ đều được.

Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ cần được đặt ở vị trí phù hợp
Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ cần được đặt ở vị trí phù hợp

Khi thờ Quan Âm Bồ Tát cùng Tiên Đồng Ngọc Nữ, trước hết gia chủ phải lập bàn thờ Bồ Tát. Bàn thờ đặt ở nơi trang nghiêm, thanh tịnh, thoáng đãng, tuyệt đối không đặt ở nơi thường xuyên tụ tập ồn ào. Khi bày trí bàn thờ, tượng Quan Âm Bồ Tát được đặt ở chính giữa bàn thờ, phía sau là tiên đồng và ngọc nữ. Thường thì tượng Ngọc Nữ được đặt bên tay phải tượng Bồ Tát và tượng Tiên Đồng đặt ở bên tay trái.

Cách bày trí tượng theo phong thủy

Trong phong thủy, tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ có ý nghĩa cầu may mắn, hạnh phúc, cầu con cái, tài lộc của cải. Cặp tượng này có thể đặt ở nhiều vị trí khác nhau như bàn làm việc, phòng khách, kệ ti vi, vách ngăn trang trí, quầy lễ tân, khách sạn… Tùy vào không gian, loại tượng và kích thước tượng mà chúng ta lựa chọn vị trí bày trí tượng sao cho phù hợp.

Khi bày trí tượng thì cần chú ý một số nguyên tắc sau đây:

  • Mặt tượng hướng ra ngoài, không hướng vào trong tường, vách tủ sẽ làm mất đi sự linh ứng, khiến tượng bị che khuất, không thể hấp thụ tinh hoa đất trời, làm ảnh hưởng đến vượng khí.
  • Tượng phải đặt ở nơi sạch sẽ, thoáng đãng, tránh đặt ở những nơi tối tăm, âm u, ô uế. Tiên Đồng Ngọc Nữ là đệ tử của Quan Âm Bồ Tát, tu học Phật pháp, cho nên tuyệt đối không bày trí tượng ở những vị trí như nhà vệ sinh, nhà tắm, phòng ngủ.
  • Gia chủ nên thường xuyên lau chùi, tránh để tượng bám bụi, tuy nhiên cũng không nên lau chùi quá nhiều. Khi tượng bẩn, chỉ cần dùng một chiếc khăn sạch lau nhẹ nhàng từ trên xuống dưới, giặt sạch và đặt ở vị trí cố định để lần sau sử dụng.

Một số lưu ý khi thờ, bày trí tượng

Dù là thờ cùng tượng Quan Âm Bồ Tát hay chỉ đơn giản là bày trí trong nhà để mong cầu bình an, may mắn, hạnh phúc thì chúng ta cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Tránh đặt tượng ở nơi ẩm mốc, bụi bặm, thiếu ánh sáng. Không đặt tượng hướng mặt vào vách tủ, tường… để không làm ảnh hưởng đến hiệu quả phong thủy của tượng.
  • Việc thờ cúng phải xuất phát từ lòng thành tâm, sự tôn kính, tuyệt đối không thờ khi có lòng bất kính. Ngoài ra, người thờ cũng cần siêng làm việc thiện, điều thiện, giúp đỡ mọi người để tích lũy phước báu, mang đến may mắn, hạnh phúc cho bản thân.
  • Tượng Tiên Đồng Ngọc nữ mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, có thể mang đến sự cân bằng âm dương ngũ hành. Tuy nhiên, để nhận được điều chúc phúc từ cặp tiên đồng ngọc nữ thì bản thân gia chủ phải thành tâm và tự cố gắng nỗ lực.
  • Ngoài ra, tượng còn có thể đặt trên xe ô tô giúp mang đến bình an, may mắn, thuận lợi cho chuyến đi, giúp việc làm ăn được suôn sẻ, phát đạt hơn.

Trên đây là một số mẫu tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ đẹp và ý nghĩa của việc thờ hai tượng này. Tiên Đồng Ngọc Nữ là hai vị đệ tử thân cận của Quan Âm Bồ Tát, tượng trưng cho trí tuệ, ý chí nỗ lực ham học hỏi và tinh thần cầu tiến.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Tháp Xá Lợi thường được làm từ chất liệu thủy tinh, pha lê, hình dáng giống các bảo tháp ở Tây Tạng

Tháp Xá Lợi là gì? Ý nghĩa của Tháp Xá Lợi trong Phật giáo

Tháp Xá Lợi có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong Phật Giáo, là minh chứng cho kết quả của quá trình tu tập của Phật và một số bậc...

Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát bằng bột đá cao cấp vẽ gấm

35+ Mẫu tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát đẹp bằng đá, sứ, composite

Địa Tạng Vương Bồ Tát là một trong sáu vị đại bồ tát của Phật giáo Đại Thừa, Ngài được Phật giáo phương Đông vô cùng tôn sùng, được xem...

Địa Tạng Vương Bồ Tát được xem là bậc giáo chủ của cõi U Minh, vị Bồ tát của chúng sinh dưới địa Ngục

Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai? Hình tượng và ý nghĩa thờ cúng

Địa Tạng Bồ Tát chính là vị Phật phổ độ chúng sanh trong địa ngục. Ngài thường đội mũ thất Phật. Tay phải Ngài cầm tích trượng mở cửa địa...

tượng tam thế phật bằng đá trắng đế to đẹp

Tam Thế Phật gồm những vị nào? Thờ Tam Thế Phật có ý nghĩa gì?

Tam Thế Phật là bộ tượng gồm 3 vị chư phật giống hệt nhau, được tạc trong tư thế ngồi kiết già. Ba vị chư phật này đại diện cho...

Chày Kim Cang là pháp khí có năng lực phá trừ mọi vọng tưởng, ngu si, các ma chướng ngoại đạo

Chày Kim Cang là gì? Ý nghĩa trong Phật giáo và cách sử dụng

Chày Kim Cang hay Chùy Kim Cang là một trong những pháp khí nổi tiếng trong Phật giáo Kim Cang Thừa, thường được sử dụng khi trì niệm, khi tu...

Bánh xe Mani giúp tích lũy công đức trong thời gian ngắn

Pháp khí Mật Tông Tây Tạng: Ý nghĩa và cách sử dụng

Mật Tông là một trong mười tông phái Phật giáo, chuyên dạy về cách bắt ấn, trì chú và sở hữu một lượng pháp khí phong phú. Mỗi loại pháp...

Ẩn