5 Mẫu tượng Phật Đại Nhật Như Lai đẹp bằng đá

30+ Mẫu Tượng Phật Di Lặc Bằng Bột Đá Đẹp Hoan Hỉ

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo là ai?

Tỉnh thức là gì? Sống tỉnh thức có lợi ích gì?

Bát Chánh Đạo: 8 con đường chân chính chấm dứt khổ đau

Chày Kim Cang là gì? Ý nghĩa trong Phật giáo và cách sử dụng

Chày Kim Cang hay Chùy Kim Cang là một trong những pháp khí nổi tiếng trong Phật giáo Kim Cang Thừa, thường được sử dụng khi trì niệm, khi tu phép giáng phục ác ma. Có rất nhiều loại chày Kim Cang khác nhau, mỗi loại đều có ý nghĩa khác biệt. Nếu bạn chưa biết Chày Kim Cang là gì, ý nghĩa ra sao thì có thể tham khảo bài viết dưới đây. 

Chày Kim Cang là gì?

Chày Kim Cang, trong tiếng Phạn là Vajra, một pháp khí quan trọng trong Mật Tông, thiết kế tinh tế, là biểu tượng tinh túy của truyền thống Kim Cương Thừa. Tên gọi của pháp khí này bắt nguồn từ chất liệu Kim Cương. Là biểu trưng cho Phật tính, có tính chất cứng rắn, kiên cố, không thể phá hủy. Theo tiếng Phạn, Kim Cương có nghĩa là bất hoại, rực rỡ, đầy uy lực, không thể bị phá vỡ.

Chày Kim Cang là pháp khí có năng lực phá trừ mọi vọng tưởng, ngu si, các ma chướng ngoại đạo
Chày Kim Cang là pháp khí có năng lực phá trừ mọi vọng tưởng, ngu si, các ma chướng ngoại đạo

Chày Kim Cang còn có các tên gọi khác như Chày Kim Cương, Kim Cang Chùy, Kim Cang Chử, Kim Cương Chử, Chày Yết Ma… Về nguồn gốc, đây vốn là một loại vũ khí Ấn Độ cổ đại, nổi tiếng với đặc tính kiên cố, có khả năng công phá các loại vật chất khác. Được biết, thoạt đầu, chày có đầu mũi cực kỳ sắc nhọn, sau đó, trải qua nhiều thời đại thì dần được trở nên hình thức hóa, ngày càng ngắn đi và không còn đầu nhọn nữa.

Mật Tông là tông phái Phật giáo sở hữu rất nhiều pháp bảo, được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau. Có 6 loại pháp khí là vật dùng khi hoằng hóa, vật dùng khi hộ ma, vật dùng khi kính lễ, vật dùng khi tán tụng, vật dùng khi cúng và vật dùng khi trì niệm. Trong đó, chày kim cang, chuông kim cang, tràng hạt niệm phật, mạn đà la là những pháp khí được sử dụng khi trì niệm.

Chày Kim Cang có nguồn gốc Đại Vũ Trụ vì nó bao gồm cả vật chất, trí tuệ lẫn tinh thần. Nó là biểu tượng của dòng Kim Cương Thừa, hay nói chính xác hơn là Mật Tông. Phần lớn, chư tôn Kim Cang bộ trong hải nội Mạn Đà La đều cầm chày Kim Cang trong tay.

Ý nghĩa của Chày Kim Cang trong Phật giáo

Chày Kim Cang là món pháp khí thường được sử dụng trong trì niệm ở Mật Tông. Pháp khí này có ý nghĩa vô cùng đặc biệt:

Ý nghĩa biểu trưng của Chày Kim Cang

Trong Phật giáo, Chày Kim Cang là biểu tượng của dòng Kim Cương Thừa – Mật Tông, biểu tượng cho Phật tánh, rực rỡ, kiên cường, vĩnh cửu, bền lâu, không thay đổi. Chày cũng là biểu tượng cho Bồ đề tâm, có năng lực hủy diệt hết thảy tất cả những u mê, phiền não, chướng ngại.

Chày Kim Cang là pháp khí được sử dụng khi thực hiện nghi thức hay tu trì Phật giới. Nó cũng là biểu tượng cho ánh sáng rực rỡ, thần bí, có sức cảm hóa mạnh mẽ. Đồng thời còn biểu trưng cho tinh thần của Phật giáo luôn rực rỡ, kiên định. Chày thường được cầm ở tay phải, hay được kết hợp cùng chuông Kim Cang (biểu tượng của trí tuệ và phương tiện).

Pháp khí này còn tượng trưng cho sự tương phản đối lập giữa sự kiên cố, vững chắc và thần lực vô hạn của giáo nghĩa Phật giáo với sự biến hóa vô cùng, không lường, không phân biệt thiện – ác của đời thực. Chày Kim Cang có thể giúp đoạn trừ phiền não, xua tan các hình sắc do ác ma gây chướng ngại.

Chày Kim Cang cũng đại diện cho lòng từ bi của Kim Cang Như Lai. Khi đạt cảnh giới giác ngộ thì bất biến, bất hoại, thường hằng, có thể phá trừ mọi vọng tưởng, ngu si, các ma chướng ngoại đạo. Chày và Chuông Kim Cang khi kết hợp cùng nhau có thể xua tan tà ma, bóng tối, vọng tưởng, quỷ dữ, cầu xin để vãng sanh cho người đã khuất, người vừa mất. Không chỉ vậy, trong Mật Tông, Chuông và Chày còn được sử dụng để chữa bệnh ở một số bí pháp.

Ý nghĩa của từng chi tiết tạo nên Chày Kim Cang

Mỗi đường nét, chi tiết trên Chày Kim Cang đều có những ý nghĩa riêng biệt. Trong đó, trung tâm của Chày tượng trưng cho bản tâm tuyệt đối. Từ phần trung tâm nổi lên hai đài sen đối xứng nhau, đây là biểu tượng của sự hợp nhất trí tuệ và phương tiện thiện xảo.

Tiếp đó từ hai đài sen này lại tỏa ra năm chẽ, là tượng trưng cho Ngũ Trí Phật. Trục giữa của nó là biểu tượng của vũ trụ, bốn chẽ nở ra bốn phương là tượng trưng cho bốn chiều của vũ trụ và Tứ Trí Phật. Tiếp đó, năm chẽ hướng lên rồi quy tụ lại một điểm là tượng trưng cho sự thống nhất các năng lực của Từ bi và Trí tuệ.

Chày Kim Cương dài khoảng 12 ngón tay, có ý nghĩa tượng trưng cho việc diệt trừ 12 nhân duyên. Hai bên điểm trung tâm hình tròn của chày có 3 vòng tròn hướng lên trên tượng trưng cho tam môn (3 cửa) lần lượt là cửa không giải thoát, cửa vô tướng giải thoát và cuối cùng là cửa vô nguyện giải thoát.

Ba vòng tròn này quấn quanh hai đế hoa sen và đối xứng nhau, trên mỗi vòng tròn có 3 vòng châu báu, tượng trưng cho “Lục độ” mà các vị Bồ Tát phải tu lần lượt là Bố thí, giới, nhẫn, tinh tiến, thiền và cuối cùng là tuệ.

Chuông và chày kim cang thường được sử dụng kết hợp cùng nhau
Chuông và chày kim cang thường được sử dụng kết hợp cùng nhau

Cũng có lý giải rằng, hình cầu nhỏ dẹt trung tâm chày tượng trưng cho bản chất tiềm ẩn của vũ trụ, được niêm phong bởi âm tiết “hum”. Tượng trưng cho sự tự do khỏi nghiệp. Ba vòng tròn mỗi bên là tượng trưng cho phúc lạc ba lần của Phật tính. Hai bông hoa sen đại diện cho Samsara (vòng quay bất tận của đau khổ) và Nirvana, tức là giải thoát khỏi luân hồi.

Các hình nguyện luân trên mặt sen của Chày tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời. Đây là biểu tượng cho sự kết hợp giữa phương tiện và trí tuệ, giữa chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. Đặc biệt, nó còn là biểu tượng cho sự hợp nhất Tâm Bồ Đề của tục đế và chân đế.

Các cạnh của chày có mặt cắt hình vuông như đao kiếm hoặc mâu, cạnh ở chính giữa giống chiếc dùi nhọn, cũng giống với châu báu 4 mặt. Chày Kim Cương 3 mặt cạnh đặt giao nhau tạo nên hình chữ thập là tượng trưng cho chí tác nghiệp vốn có của chư Phật.

Chày Kim Cang cũng đại diện cho chân đến cùng cực. Ngoài ra, “chày kim cang ôn hòa có các cạnh khép lại tượng trưng cho “phương tiện” thần linh. Còn “chày kim cương phẫn nộ” thì có các góc cạnh tách biệt nhau, tượng trưng cho thần lực hủy diệt ngu si và vọng tưởng.

Phân loại Kim Cang Chùy trong Phật giáo

Kim Cang Chùy (Chày Kim Cang) có rất nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ mang những ý nghĩa đặc trưng riêng biệt. Các loại Kim Cang Chùy thường gặp có thể kể đến như:

  • Kim Cang Chùy 1 chĩa (một mũi nhọn): Loại có một mũi nhọn ở phía tay cầm, tượng trưng cho sự kết hợp giữa thế giới vật chất và thế giới tinh thần. Loại chùy này thường chỉ được sử dụng bởi các nhà sư sơ cấp, là biểu tượng cho thực thể duy nhất của Pháp trong các phái Mật tông.
  • Kim Cang Chùy 2 mũi nhọn: Loại này có hai chĩa nhọn, tượng trưng cho tính nhị nguyên đối đãi của hình tướng ngoại vật, thường rất ít được sử dụng.
  • Kim Cang Chùy 3 chĩa (3 mũi nhọn): Là loại thường gặp nhất, có 3 mũi nhọn ở mỗi đầu. Có thể nhọn hoặc khum, cong chụm đầu vào giữa hoặc là một mũi thẳng ở giữa, 2 mũi ngoài cong vào. Tượng trưng cho Tam bảo là Phật, Pháp, Tăng và tam mật là Ngữ, Ý, Hành.
  • Kim Cang Chùy 4 chĩa (4 mũi nhọn): Là loại có 4 chĩa ở mỗi đầu, tượng trưng cho 4 biến cố lớn trong đời Phật Thích Ca Mâu Ni, bốn kỳ phổ độ Phật Pháp và bốn Đại Phật, loại này ít thấy nhất.
  • Kim Cang Chùy 5 chĩa (5 mũi nhọn): Loại này có 5 chĩa, tượng trưng cho Ngũ Trí Như Lai, cho 5 loại minh trí, đồng thời cũng tượng trưng cho 5 nguyên tố của đất trời. Chùy 5 chĩa thường thấy ở tranh, tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát.
  • Kim Cang Chùy 9 chĩa (9 mũi nhọn): Loại này chủ yếu bắt gặp ở Tây Tạng, rất hiếm thấy, thường tượng trưng cho Ngũ Trí Như Lai và các vị Bồ Tát.

Ngoài ra, cũng có một số lý giải khác về ý nghĩa của Chày Kim Cang. Trong đó, chày 3 chĩa (3 cạnh) tượng trưng cho sự chiến thắng tam độc là tham, sân, si; tam giới là dục giới, sắc giới và vô sắc giới; tam thế là quá khứ, hiện tại và vị lai.

Chày 4 cạnh tượng trưng cho Tứ uẩn gồm sắc, thụ, tưởng, hành; 5 cạnh phía dưới tượng trưng cho 5 yếu tố gồm đất, nước, gió, không khí, lửa hoặc ngũ quan. Còn chày kim cương 5 chĩa (5 cạnh) thể hiện trí tuệ của Ngũ Phật, được cải biến từ ngũ độc là tham lam, cáu giận, ngu si , ghen ghét, ngạo mạn.

Chày Kim Cang thường được sử dụng kết hợp với chuông kim cang
Chày Kim Cang thường được sử dụng kết hợp với chuông kim cang

Bên cạnh đó, trong Mật Tông còn có chày Kim Cương giáng ma. Loại chày này có một đầu là chày Kim Cương, một đầu là chày 3 sống. Đặc trưng là phần chày 3 sống được làm bằng sắt, ở giữa có 3 tượng Phật, một tượng đang mắng chửi, một tượng đang tức giận, một tượng đang cười. Đây là loại pháp khí được sử dụng khi tu phép giáng phục ác ma.

Chày Kim Cang Yết Ma (Chày Kim Cang chữ Thập)

Chày Kim Cang chữ Thập còn được gọi là chày yết ma, do 3 cạnh đặt giao nhau tạo thành hình chữ Thập. Đây là pháp khí tượng trưng cho chí tác nghiệp của chư Phật, thuộc về luân bảo. Tên gọi khác của nó là Thập tự Kim Cương, Luân yết ma, Yết ma Kim Cương hay Thập Tự Yết Ma.

Chày Kim Cang chữ Thập có tên gọi là Vishva-vajra, được tạo thành do 4 tòa sen. Từ trung tâm của chày tỏa ra 4 bốn sen, 4 đầu của chày tượng trưng cho định lực tuyệt đối. Phần trung tâm của chày thường có màu xanh thẫm, ở phần đầu của mỗi tòa sen phân biệt như sau:

  • Màu trắng ở phía đông
  • Màu vàng ở phía nam
  • Màu đỏ ở phía tây
  • Màu xanh lục ở phía bắc

Các màu sắc của chày tương ứng, phù hợp với vị trí và phẩm chất của Ngũ Phật. Ngoài ra, 4 đầu của chày cũng đại diện cho “Tứ nghiệp” của Mật tông gồm hoài nghiệp (màu trắng) – tăng nghiệp (màu vàng) – tức nghiệp (màu đỏ) và chu nghiệp (màu xanh lam).

Cách sử dụng Kim Cang Chùy

Trong Phật giáo Kim Cương Thừa, chuông Kim Cang, Kim Cang Chùy và mala (chuỗi hạt cầu nguyệt) là ba pháp bảo nghi lễ quan trọng nhất. Trong đó, chày và chuông thường không sử dụng trong việc thực hành thông thường hàng ngày mà thường được dùng khi thực hành nhóm hoặc thực hiện một nghi lễ lớn.

Chày Kim Cang tượng trưng cho lòng từ bi của chư Phật, cho nguyên lý phụ tính; chuông tượng trưng cho trí tuệ, cho nguyên lý mẫu tính. Hai pháp khí này cần được kết hợp cùng nhau để đạt được thành tựu Đại Giác Ngộ. Chày được quán tưởng là tâm Phật, Chuông là sắc thân Phật, âm thanh của Chuông là Kim khẩu Phật khi đang thuyết Pháp.

Trong quá trình trì tụng, Kim Cang Chùy được cầm ở tay phải, hướng tay xuống dưới. Chuông Kim Cang sẽ được cầm ở tay trái, hướng tay lên trên, hai pháp khí này thường chuyển động trong những khế ấn tôn kính. Ngoài ra, đôi khi, hai tay người trì tụng cầm 2 pháp khí này có thể bắt chéo nhau tại cổ tay phía trước ngực. Đây là khế ấn tượng trưng cho sự hợp nhất của nguyên lý phụ tính và mẫu tính.

Khi lấy chùy và chuông, người trì tụng bắt chéo hai tay, tay phải đặt phía trên, tay trái đặt phía dưới, cầm đồng thời hai pháp khí này lên. Với chày, chúng ta chụm các ngón tay đặt ở phần trung tâm của chày. Với chuông, ngón trỏ đặt trên đỉnh chuông, ngón cái và các ngón tay còn lại giữ chuông. Trên chuông có mặt Phật nên không được che tay lên mặt Phật.

Chày Kim Cang – Kim Cương Trì Như Lai và Kim Cang Tát Đỏa

Kim Cương Trì Như Lai, tiếng Phạn là Vajradhara, một vị Phật nguyên thủy trong Mật Tông. Ngài là hóa thân chân thực của tinh túy vô thượng Phật quả, biểu trưng cho hữu không bất nhị cùng cứu kính bất nhị. Ngài là biểu thị của trí lực kiên nghị của Bồ Tát, là hiện thân của tất cả chư Phật trong ba đời, tượng trưng cho Pháp thân Phật, đồng thời cùng tượng trưng cho khía cạnh tuyệt đối của sự giác ngộ.

Chày Kim Cang là pháp khí của Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát
Chày Kim Cang là pháp khí của Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát

Đức Phật Kim Cang Trì Như Lai hai tay ngài bắt chéo trước ngực, tay phải cầm Chày Kim Cang tượng trưng cho trí tuệ, tay trái cầm Chuông tượng trưng cho phương tiện. Chuông và Chày là pháp khí của Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát. Thần Chú Kim Cang Tát Đỏa 100 âm tiết có tác dụng tịnh hóa nghiệp chướng, bệnh tật, phiền não, chướng ngại.

Tâm chú của Đức Phật Kim Cương là “Om Ah Guru Vajradhara Hum”, còn tâm chú của Kim Cang Tát Đỏa là “Om Vajta Sattva Hum” (Om Benza Sato Hum). Trì tụng thần chú kết hợp với chuông và chày giúp tiêu trừ nghiệp lực sinh tử, giúp chúng sinh giải thoát. Ngoài ra, đây còn là một bí pháp giúp chữa bệnh, cải thiện sức khỏe trong Mật Tông Tây Tạng.

Trên đây là một số thông tin về chày Kim Cang và ý nghĩa của món pháp khí này trong Mật Tông. Pháp khí này là biểu trưng cho Phật tính, rực rỡ, đầy uy lực mà bất hoại, thường hằng, không thể phá hủy. Sự kết hợp giữa biểu tượng Kim Cang Chùy và các phép tu hoặc các món trang sức, báu sức sẽ giúp mang đến may mắn, bình an, hạnh phúc, giúp xua tan tà ma, bóng tối, vọng tưởng hão huyền.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

tượng tam thế phật bằng đá trắng đế to đẹp

Tam Thế Phật gồm những vị nào? Thờ Tam Thế Phật có ý nghĩa gì?

Tam Thế Phật là bộ tượng gồm 3 vị chư phật giống hệt nhau, được tạc trong tư thế ngồi kiết già. Ba vị chư phật này đại diện cho...

Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ bột đá khoáng cao cấp

5 Mẫu Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ đẹp và ý nghĩa thờ cúng

Tiên Đồng Ngọc Nữ là hai đệ tử hầu cận của Quán Thế Âm Bồ Tát, do có cơ duyên gặp gỡ, được cảm thụ Phật Pháp và trở thành...

Tháp Xá Lợi thường được làm từ chất liệu thủy tinh, pha lê, hình dáng giống các bảo tháp ở Tây Tạng

Tháp Xá Lợi là gì? Ý nghĩa của Tháp Xá Lợi trong Phật giáo

Tháp Xá Lợi có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong Phật Giáo, là minh chứng cho kết quả của quá trình tu tập của Phật và một số bậc...

Bánh xe Mani giúp tích lũy công đức trong thời gian ngắn

Pháp khí Mật Tông Tây Tạng: Ý nghĩa và cách sử dụng

Mật Tông là một trong mười tông phái Phật giáo, chuyên dạy về cách bắt ấn, trì chú và sở hữu một lượng pháp khí phong phú. Mỗi loại pháp...

Thất Bảo Luân Vương còn được gọi là Thất chính bảo, là bảy báu xuất hiện khi Chuyển Luân Thánh Vương hiện thế

Thất Bảo Luân Vương là gì?

Thất Bảo Luân Vương là bảy báu vật, quý giá, cần thiết, tiêu biểu cho những khả năng năng lực khác nhau mà một bậc Chuyển luân Thánh Vương phải...

Tám món pháp khí này có thể mang đến bình an, cát tường

Bát Bảo Cát Tường là gì? Có ý nghĩa gì trong Phật giáo?

Bát Bảo Cát Tường là bộ tám pháp khí trong Phật giáo Tây Tạng, là biểu tượng của sự may mắn, cát tường. Tên gọi khác của bộ tám pháp...

Ẩn