30+ Mẫu Tượng Phật Di Lặc Bằng Bột Đá Đẹp Hoan Hỉ

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo là ai?

Tỉnh thức là gì? Sống tỉnh thức có lợi ích gì?

Bát Chánh Đạo: 8 con đường chân chính chấm dứt khổ đau

Kinh Pháp Cú là gì? Ý nghĩa và lợi ích trì tụng Kinh Pháp Cú

Tháp Xá Lợi là gì? Ý nghĩa của Tháp Xá Lợi trong Phật giáo

Tháp Xá Lợi có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong Phật Giáo, là minh chứng cho kết quả của quá trình tu tập của Phật và một số bậc cao tăng, đại đức tại gia hoặc xuất gia. Tháp Xá Lợi không chỉ là những tòa tháp lớn được xây dựng ở các ngôi chùa, tự viện, tịnh xá nơi thờ cúng trong Phật giáo mà còn được nhiều Phật tử, nhiều gia đình thờ tại gia. 

Tháp Xá Lợi là gì?

Tháp Xá Lợi là bảo tháp chứa đựng Xá Lợi Phật hoặc xá lợi của những vị cao tăng, đại đức. Tháp được sử dụng để thờ cúng trên bàn thờ Phật giáo tại các chùa chiền, tự viện, điểm thờ cúng của Đạo Phật hoặc được Phật tử hay các gia đình mộ đạo thờ cúng tại gia. Không chỉ là nơi chứa đựng xá lợi, pháp khí mà trong Phật giáo, bảo tháp còn là biểu tượng trí tuệ của Phật.

Tháp Xá Lợi là bảo tháp chứa đựng xá lợi của Phật, các bậc cao tăng
Tháp Xá Lợi là bảo tháp chứa đựng xá lợi của Phật, các bậc cao tăng

Như đã đề cập, đây là nơi chứa đựng xá lợi của Phật hoặc xá lợi của các bậc thánh tăng, cao tăng, đại đức đắc đạo. Trong đó, xá lợi là những hạt tròn có kích thước nhỏ, trông giống pha lê hay các hạt ngọc trai, được hình thành sau khi hỏa táng thi thể của Phật, các vị cao tăng trong đạo Phật. Xá Lợi có rất nhiều màu sắc khác nhau như hồng, xanh, vàng, bạc, thậm chí có viên còn lấp lánh như đá hoa cương.

Xá lợi có rất nhiều loại như xá lợi Phật, xá lợi của những người tu hành. Tùy vào đạo hạnh mà xá lợi sẽ có hình dáng và màu sắc khác nhau. Theo lời Tổ Ấn Quang, xá lợi do sức giới – định – huệ của người tu hành tạo thành, không phải do luyện tinh – khí – thần mà được. Đó là biểu tượng tâm hợp với đạo, không phải chỉ chết đi đem thiêu mới có mà ngay khi còn sống thì thịt, xương, tóc nơi thân đều có thể biến thành xá – lợi.

Trong lịch sử Phật giáo, tháp đã xuất hiện từ thời Đức Phật còn tại thế. Lúc bấy giờ, đệ tử của Phật là tôn giả Xá Lợi Phát đã viên tịch trước Phật, sau lễ trà tỳ (hỏa táng), nhục thân của ngài Xá Lợi Phất đã để lại xá lợi. Xá lợi được cất giữ trong tăng xá để mọi người cùng chiêm bái. Thế nhưng, có hôm tăng xá phải đóng cửa, dân chúng không thể đến chiêm ngưỡng lễ bái nên vô cùng buồn khổ.

Vì duyên đó, lúc này phải xây dựng bảo tháp để chứa đựng xá lợi. Bảo tháp này chứa đựng xá lợi, tượng Phật, pháp khí, là biểu tượng của trí tuệ, cũng là nơi vân tập của chư Phật bản tôn, hộ pháp… Ngày nay, dựa trên hình ảnh bảo tháp, người ta tạo nên rất nhiều các tháp xá lợi nhỏ mô phỏng theo bảo tháp thời Đức Phật để thờ cúng.

Ý nghĩa của Tháp trong Phật Giáo

Trong Phật Giáo, Bảo tháo là pháp bảo biểu tượng của trí tuệ. Xá lợi không đơn giản là vật chất được kết tinh, hình thành do quá trình ăn uống, luyện tập như lầm tưởng của nhiều người. Xá lợi là kết quả của Tín, Nguyện, Hạnh và Giới Định Tuệ, là minh chứng cho kết của tu tập của Phật, một số bậc cao tăng, đại đức. Không phải ai tu tập khi chết đi hỏa táng đều sẽ có xá lợi.

Tháp xá lợi bằng pha lê có đèn led chuyển màu
Tháp xá lợi bằng pha lê có đèn led chuyển màu

Xá Lợi thường thu được sau khi hỏa thiêu phần nhục thân của các bậc cao tăng, thánh tăng sau khi đã viên tịch, tùy theo nguyện của vị đó mà màu sắc hình thù của xá lợi sẽ khác nhau. Theo nhiều tài liệu, sau khi Phật tạ thế, thi thể ngài được hạ táng, trong tro cốt của ngài người ta thu được rất nhiều viên trong suốt, long lanh như ngọc, đựng đầy trong 8 hộc 4 đấu.

Theo Phật Giáo, xá lợi là kết quả của quá trình tu dưỡng đạo đức, tu hành, khổ luyện, chỉ có ở những người có tấm lòng đại từ đại bi. Chỉ những người hữu duyên, có nhân duyên với Phật, tu hành tích đức, luôn làm điều thiện, việc thiện thì mới có cơ hội gặp được xá lợi Phật. Những người vô duyên, không có căn lành thì dù xá lợi có bày trước mắt thì cũng sẽ chẳng có cảm ứng gì.

Tháp xá lợi được xây dựng tại rất nhiều ngôi chùa. Ngoài ra, tháp còn được chế tác ở dạng nhỏ, thường dùng hình dạng tháp để biểu thị cho Tháp Xá Lợi. Các tháp này thường được sử dụng để thờ cúng trên bàn thờ của các ngôi chùa hay bàn thờ Phật tại gia để tăng tính linh thiêng, phúc lành, tăng nhân duyên giữa người thờ cúng với Đức Phật.

Được biết, các hạt xá lợi thường được đặt trong chén thủy tinh, trong tháp xá lợi bằng thủy tinh và đặt trên bàn thờ trong các chùa, đặt ở đỉnh tháp trong chùa hoặc đặt trong tượng Phật. Tại Việt Nam, ngọc xá lợi của Phật Thích Ca được thờ tại Chùa Xá Lợi có được là do Đại Đức Narada Mahathera tặng vào năm 1953. Tại vườn tháp Huệ Quang ở núi Yên Tử cũng có thờ xá lợi của vua Trần Nhân Tông.

Ý nghĩa của tháp trong đời sống tâm linh

Bảo tháp này không chỉ được xây dựng với quy mô lớn tại các chùa, tự viện mà còn được nhiều người thỉnh về thờ tại tư gia. Việc thỉnh xá lợi Phật, xá lợi Thánh Tăng hay chỉ đơn giản là tháp xá lợi có ý nghĩa tâm linh vô cùng to lớn. Khi thờ tháp xá lợi hay xá lợi Phật, chúng ta thể hiện mong muốn được sống và thực hiện theo những lời Phật dạy, được lĩnh ngộ phần nào ngọn đèn trí tuệ của Ngài.

Tháp xá lợi có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh
Tháp xá lợi có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh

Đặc biệt, khi thờ xá lợi của một vị thánh tăng, xá lợi Phật, tức là chúng ta vô cùng kính ngưỡng, mong mỏi được học theo đức hạnh của vị ấy. Tháp là pháp bảo được xem là báu vật vô cùng linh thiêng, được thờ cúng tại nhiều ngôi chùa trên thế giới. Không phải ai cũng có cơ hội được chiêm ngưỡng xá lợi.

Xá lợi mang nguồn năng lượng mạnh mẽ, có thể giúp mang đến nhiều phước lành, may mắn trong cuộc sống. Một số người chia sẻ sự nhiệm màu khi thấy xá lợi, rằng kể từ khi họ được chiêm ngưỡng, thì tinh thần của bản thân được thoải mái, vui vẻ, tinh thần cải thiện đáng kể, sức khỏe cũng tốt hơn. Có một trạng thái nhận thức mãnh liệt, như thể Đức Phật đang hiện diện. Trạng thái này bình yên một cách kỳ lạ, cảm giác tĩnh lặng, bình an vô hạn, khiết tâm trí trở nên yên tĩnh hơn.

Các gia đình mộ đạo thường thờ tháp để mong cầu phước lộc, bình an, may mắn đến cho gia đình mình. Nhiều tài liệu ghi chép rằng, khi nhập Niết Bàn, Đức Phật từng nhắn nhủ rằng, sau khi ngài không còn, việc đảnh lễ Xá lợi Phật cũng như đang diện kiến Phật, thờ Xá lợi Phật hay thờ tháp xá lợi cũng giống như đang thờ Phật vậy.

Xá lợi Phật được cho là báu vật tượng trưng cho sự hiện diện của Đức Phật. Thờ tháp xá lợi Phật, thần tâm khấn bái, siêng làm việc thiện, điều thiện sẽ giúp tích lũy phước báu vô lượng, có thể giúp giải trừ tai kiếp, khổ ải, giúp con người trở nên lương thiện, có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ý nghĩa của việc thờ cúng tháp

Thờ bảo tháp là một cách để chúng ta thể hiện tấm lòng thành kính của bản thân, để gia tăng đạo hạnh, tích lũy công đức, tiến gần hơn trên con đường giác ngộ. Bản thân tháp đã là một pháp bảo quý giá, mang nhiều ý nghĩa. Vì vậy, dù chưa đủ duyên với xá lợi Phật, xá lợi Tăng, thì việc thờ bảo tháp đã mang nhiều tác dụng và ý nghĩa.

Tháp Xá Lợi thường được làm từ chất liệu thủy tinh, pha lê, hình dáng giống các bảo tháp ở Tây Tạng
Tháp Xá Lợi thường được làm từ chất liệu thủy tinh, pha lê, hình dáng giống các bảo tháp ở Tây Tạng

Tháp Xá Lợi hiện nay là mô hình thu nhỏ của bảo tháp chứa xá lợi, pháp khí ở Tây Tạng, vùng đất được xem là cái nôi của Phật giáo Mật Tông. Bảo tháp chính là biểu tượng của trí tuệ, cũng được xem là hình ảnh tượng trưng cho sự linh thiêng, bình an và may mắn. Tháp thường có khắc các chữ như “Nhất Thiết Như Lai Toàn Thân Xá Lợi Bảo Khiếp Ấn Đà La Ni”.

Bao tháp có thể chứa đựng xá lợi Phật, xá lợi tăng hoặc có thể không chứa xá lợi. Trường hợp chưa có duyên với xá lợi, khi thỉnh tháp về thờ, có thể đựng một bộ kinh hoặc một bài thần chú, đặc biệt là “Bảo Khiếp Ấn Đà La Ni” trong tháp. Theo kinh điển Phật giáo:

Nếu có chúng sanh chép viết kinh này để trong tháp, tháp đó tức là Kim cang tạng suất-đổ-ba của hết thảy Như Lai, cũng là Tâm đà-ra-ni bí mật gia trì suất-đổ-ba của hết thảy Như Lai, tức là 99 trăm ngàn vạn cu-chi Như Lai suất-đổ-ba, cũng là Phật đảnh, Phật nhãn suất-đổ-ba của hết thảy Như Lai, tức là hết thảy Như Lai đại thần lực gia hộ“.

Tác dụng của việc thờ cúng Tháp Xá Lợi

Công đức của việc thờ Bảo Tháp Xá Lợi là rất lớn, do đó, khi thờ bảo tháp thì gia chủ phải thành tâm, thể hiện được sự tôn kính trong quá trình thờ, đây cũng là cách thể hiện lòng thành với chư Phật. Các tháp xá lợi hiện nay thường được chế tác từ chất liệu lưu ly, pha lê thủy tinh hoặc đồng kết hợp với pha lê.

Như đã đề cập, nếu chưa có xá lợi Phật, xá lợi Tăng thì việc đặt kinh Phật trong tháp xá lợi để thờ đều được hết thẩy Như Lai gia hộ. Ý nghĩa và tác dụng của việc thờ cúng tháp xá lợi như sau:

Mang đến bình an, giúp tâm an lạc: Nhiều người chia sẻ khi đến những nơi có xá lợi Phật họ cảm nhận được sự thư thái, thoải mái, vui vẻ và bình an lạ thường. Việc thờ pháp bảo cũng sẽ phần nào giúp cho tinh thần, tâm linh của con người được an lạc, yên bình, thanh tĩnh hơn trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó có thể cư xử chuẩn mực, đúng đắn hơn, thân – tâm được bình yên, hướng thiện, làm nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống.

Thờ cúng giúp giải trừ nghiệp chướng: Thờ bảo tháp cũng phần nào có tác dụng giải trừ nghiệp chướng cho con người, từ đó giải tỏa bớt những áp lực, trục trặc, khó khăn trong cuộc sống. Bởi lẽ, phước báu của việc thờ bảo tháp, thờ tượng Phật, chép kinh Phật, siêng tụng niệm kinh Phật là không thể bàn.

Tăng khả năng kết nối tâm linh: Người hữu duyên khi thờ tháp xá lợi sẽ được gia tăng khả năng tương tác với tâm linh, có cơ hội cảm nhận được sự hiện diện của tinh thần Phật. Điều này góp phần tăng thêm mối nhân duyên giữa người thờ cúng với chư Phật, Bồ Tát, có thể tăng khả năng lĩnh hội ngọn đèn trí tuệ của các ngài.

Nhắc nhở con người sống đúng đạo: Thờ bảo tháp hay thờ tượng Phật là một cách để nhắc nhở bản thân chúng ta luôn sống đúng với lời dạy của Phật, không bị sa ngã, tà kiến. Giúp con người có động lực để đổi mới bản thân, sống đúng với giá trị Phật Giáo, hướng đến những điều tích cực và đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc, an vui cho mọi người.

Giúp tăng trưởng trí tuệ: Việc thờ tháp xá lợi còn giúp tâm con người dễ đạt đến trạng thái an lạc, tĩnh tại, nhận thấy được những niềm vui bình thường giản dị trong cuộc sống. Giúp người thờ có trí tuệ sáng suốt có thể bình tĩnh vượt qua những khó khăn trắc trở trong cuộc sống.

Như vậy, có thể thấy, tháp xá lợi là bảo tháp được dùng để đựng xá lợi Phật, xá lợi Tăng, có ý nghĩa vô cùng to lớn trong Đạo Phật. Không phải ai cũng có cơ hội nhìn thấy xá lợi hay có thể thờ xá lợi, tuy vậy, chúng ta cũng có thể thờ tháp xá lợi, bảo tháp được xem là đại diện cho Đức Phật và những vị cao tăng.

Có thể bạn quan tâm: 

Cùng chuyên mục

Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát bằng bột đá cao cấp vẽ gấm

35+ Mẫu tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát đẹp bằng đá, sứ, composite

Địa Tạng Vương Bồ Tát là một trong sáu vị đại bồ tát của Phật giáo Đại Thừa, Ngài được Phật giáo phương Đông vô cùng tôn sùng, được xem...

Địa Tạng Vương Bồ Tát được xem là bậc giáo chủ của cõi U Minh, vị Bồ tát của chúng sinh dưới địa Ngục

Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai? Hình tượng và ý nghĩa thờ cúng

Địa Tạng Bồ Tát chính là vị Phật phổ độ chúng sanh trong địa ngục. Ngài thường đội mũ thất Phật. Tay phải Ngài cầm tích trượng mở cửa địa...

Đại Thừa và Tiểu Thừa là hai tông phái Phật giáo lớn hiện nay

Sự khác nhau giữa Phật Giáo Đại Thừa và Tiểu Thừa

Trải qua hàng nghìn năm phát triển, Phật giáo đã trở thành một tôn giáo lớn và phân chia thành nhiều tông phái. Sự phân chia này xuất phát từ...

Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ bột đá khoáng cao cấp

5 Mẫu Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ đẹp và ý nghĩa thờ cúng

Tiên Đồng Ngọc Nữ là hai đệ tử hầu cận của Quán Thế Âm Bồ Tát, do có cơ duyên gặp gỡ, được cảm thụ Phật Pháp và trở thành...

tượng tam thế phật bằng đá trắng đế to đẹp

Tam Thế Phật gồm những vị nào? Thờ Tam Thế Phật có ý nghĩa gì?

Tam Thế Phật là bộ tượng gồm 3 vị chư phật giống hệt nhau, được tạc trong tư thế ngồi kiết già. Ba vị chư phật này đại diện cho...

Chày Kim Cang là pháp khí có năng lực phá trừ mọi vọng tưởng, ngu si, các ma chướng ngoại đạo

Chày Kim Cang là gì? Ý nghĩa trong Phật giáo và cách sử dụng

Chày Kim Cang hay Chùy Kim Cang là một trong những pháp khí nổi tiếng trong Phật giáo Kim Cang Thừa, thường được sử dụng khi trì niệm, khi tu...

Ẩn