Linh Sơn Thánh Mẫu là ai? Hình tượng và cách thờ cúng

Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo là ai?

Kinh Pháp Cú là gì? Ý nghĩa và lợi ích trì tụng Kinh Pháp Cú

Tượng 3 Vị Tam Thanh Đạo Tổ: Ý nghĩa và cách thờ cúng

Phật Bất Động Minh Vương là ai? Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Ý nghĩa 2 tượng Hộ Pháp Tiêu Diện Đại Sĩ và Vi Đà Thiên Tôn

Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ: Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Kinh luân xoay là gì? Ý nghĩa và cách sử dụng

Bát Bảo Cát Tường là gì? Có ý nghĩa gì trong Phật giáo?

Thất Bảo Luân Vương là gì?

Ngày Phật Đản là ngày nào? Cách thờ Phật Đản tại gia

Ngày Phật Đản là một ngày đại lễ quan trọng nhất trong Phật Giáo, có nguồn gốc từ Ân Độ. Đây là ngày lễ kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong ngày Phật Đản giáo hội Phật Giáo tổ chức nhiều nghi lễ trong Phật giáo, các buổi thuyết pháp, lễ diễu hành, thả đèn lồng, đèn hoa đăng… Ngày Phật Đản các Phật Tử thường ăn chay, không sát sinh, làm việc thiện, nghe thuyết pháp, chiêm nghiệm lại bản thân cho tâm hồn được thanh tịnh. Vậy để biết được “Ngày Phật Đản là ngày nào? Cách thờ Phật Đản tại gia” ra sao cho đúng thì mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Ngày Phật Đản là ngày nào? Cách thờ Phật Đản tại gia
Tượng Phật đản sinh bột đá trắng ngọc

Ngày Phật Đản là ngày nào?

Nhắc tới cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ta thường nhắc tới bốn sự kiện quan trọng. Bốn sự kiện này cũng là bốn mốc son trong quang thời gian thị hiện nơi trần thế của Đức Phật. Đó chính là các sự kiện: Ngày Đản Sinh, ngày Thành Đạo, thời gian Chuyển Pháp Luân và ngày nhập Niết Bàn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Ngày Phật Đản là ngày lễ lớn, quan trọng và linh thiêng nhất của Phật Giáo. Trong các tài liệu ghi lại có sự khác nhau khi nói về ngày đản sinh của Đức Phật. Trong đó có hai ngày được nhắc tới đó là ngày 8/4 và ngày 15/4 âm lịch.

Trong các kinh Phật không ghi rõ ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Mà chỉ ghi Đức Phật sinh trong một ngày trăng tròn tháng Vesaka theo lịch Ấn Độ. Theo lịch Ấn Độ xưa thì ngày trăng tròn chính là ngày 8, và theo lịch mặt trăng thì tháng Vesaka chính là tháng 4 âm lịch. Mà ngày 8/4 âm lịch theo lịch Ấn Độ xưa chính là ngày 15/4 theo lịch mặt trăng, hay chính là 15/4 âm lịch theo lịch chúng ta sử dụng ngày nay.

Tại Việt Nam ngày Phật Đản được tổ chức trọng đại vào 15/4 âm lịch hàng năm. Ngài giáng sinh xuống thế gian này là để dựng lại những gì đang sụp đổ và kết nối lại những gì bị đứt lìa. Tháng 4 âm lịch cũng là mùa hoa sen bắt đầu nở, như để đón chào Đức Phật ra đời.

Ngày Phật Đản là ngày nào? Cách thờ Phật Đản tại gia
Ngày Phật Đản là ngày nào? Cách thờ Phật Đản tại gia

Cậu chuyện khi Đức Phật đản sinh

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có tên thật là Tất Đạt Đa Cồ Đàm, Ngài sinh vào năm 624 trước Công Nguyên. Cha của Ngài và vua Tịnh Phạn, mẹ Ngài là hoàng hậu Ma Da. Trong kinh Phật có tài liệu ghi lại về việc Đức Phật đản sinh như sau:

Hoàng hậu Ma Da nằm chiêm bao thấy con voi trắng sáu ngà biến thành hào quang soi vào bụng rồi có thai. Khi gần tới ngày lâm bồn, hoàng hậu Ma Da thưa với vua Tịnh Phạn xin được trở về nhà mình. Được nhà vua đồng ý, bà cùng đoàn tùy tùng lên đường để trở về quê hương. Khi đi qua vườn Lâm Tỳ Ni có rất nhiều cây Sa La, bà đã dừng chân vào nghỉ ngơi.

Ngay lúc đó hoàng hậu Ma Da cảm thấy chuyển bụng, đoàn tùy tùng liền che một chiếc màn quanh bà rồi rút lui. Khi hoàng hậu còn đang đứng và tay bám lấy một cành cây Sa La thì bà đã hạ sinh Ngài bên phía sườn phải. Tự nhiên có bông hoa sen nảy lên đỡ lấy Ngài. Ngay khi đó có chín con rồng từ trên trời xuống phun hai dòng nước lạnh và nóng để tắm cho Ngài. Rồi có bốn vị Đại Phạm Thiên xuất hiện mang theo chiếc lưới bằng vàng và dùng chiếc lưới đó quấn lấy Ngài. Sau khi rời khỏi tay bốn vị Đại Phạm Thiên, Ngài được Tứ Đại Thiên Vương đỡ lấy và bọc trong một miếng vải làm bằng da linh dương màu đen.

Ngài vừa sinh ra đã được Chư Thiên tới trông nom, săn sóc. Khi vừa để Ngài xuống đất, Ngài liền bước bảy bước và dưới mỗi bước chân đều nảy lên một bông hoa sen. Khi bước đi bảy bước, Ngài một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất dõng dạc cất tiếng: “Thiên Thượng Thiện Hạ Duy Ngã Độc Tôn” (Nghĩa là: “Trên trời dưới đất Ta là người cao quý nhất).

Ngày Phật Đản là ngày nào? Cách thờ Phật Đản tại gia

Ý nghĩa của câu “Thiên Thượng Thiện Hạ Duy Ngã Độc Tôn”

“Thiên Thượng Thiện Hạ Duy Ngã Độc Tôn” là câu nói thông lệ của các vị Phật khi thị hiện. Nghĩa là “Trên trời dưới đất Ta là người cao quý nhất. Ngã (Ta) – Là đại diện cho hết thảy chúng sinh từ cõi trời cho tới cõi đất. Ngã ở đây là Chân Ngã, là pháp thân thường trụ, bất sinh bất diệt, chẳng có quá khứ, chắng có vị lai, là chân tâm của tất cả chúng sinh. Nhưng vì bị vô minh che lấp, phiền não, phân biệt chấp trước nên chúng sinh không thấy cái “Chân Ngã” của chính mình. Nên phải chịu sự thống khổ của sinh lão bệnh tử, luôn hồi khổ ải.

Đức Phật hiện thị ở thế gian để giúp chúng sinh tìm lại được “Chân Ngã của mình, tìm lại được đức năng vô lượng trong tự tánh. Giúp chúng sinh thoát khỏi luôn hồi đau khổ và kiến tánh thành Phật.

Ngày Phật Đản là ngày nào? Cách thờ Phật Đản tại gia

Cách thờ Phật Đản tại gia

Tượng Đức Phật đản sinh thường được chế tác mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, đơn sơ, tinh khiết. Tượng Phật đản sinh khắc họa trong tư thế đứng, một tay chỉ lên trời và một tay chỉ xuống đất. Tượng Phật đản sinh thể hiện tướng hảo của Đức Phật khi mới sinh ra. Thờ Phật đản sinh, hiểu được ý nghĩa tượng Phật, mỗi ngày nỗ lực tu hành không phụ công ơn của Đức Phật.

Tượng Phật đản sinh thờ tại tư gia thường hay đặt ở trước ban công, trên sân thượng, trước của nhà, trong phòng khách hoặc ngoài sân vườn. Tùy vào không gian thờ mà gia chủ lựa chọn các mẫu tượng có kích thước sao cho phù hợp.

Chọn tượng Phật đản sinh gia chủ có thể chọn tượng Phật đản sinh đứng trên đài sen. Hoặc mẫu tượng có bài trí thêm các chi tiết mô phỏng lại hình ảnh khi Đức Phật giáng sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni. Hay gia chủ cũng có thể tự thiết kế một mẫu theo ý tưởng sáng tạo của mình.

Nếu gia chủ làm vườn Lâm Tỳ Ni với mô hình giống như dự án xây dựng, có Đức Phật đản sinh, hoàng hậu Ma Da, Chư Thiên, nữ tỳ, rồng phun nước, bảy bông hoa sen, cỏ cây… thì không cần bàn thờ hương án nữa.

Sử dụng các vật dụng để trang trí như đèn điện, đèn lồng, cờ Phật Giáo, các biểu ngữ chào mừng ngày lễ Phật Đản… Để trang trí cho thật đẹp, thể hiện được lòng thành và ít gây tốn kém nhất.

địa chỉ nơi bán tượng Phật Đản Sanh và chậu tắm Phật uy tín

Lễ tắm Phật trong dịp lễ Phật Đản

Trước khi làm lễ tắm Phật cần chuẩn bị: Một thau nước ấm, một thau nước sạch để lau rửa tượng Phật trước khi đặt lên bàn làm lễ tắm Phật. Một chậu nước sạch đặt ngày chính giữa bàn, một gáo hoặc cốc để múc nước tắm Phật, một khăn bông sạch để lau tượng Phật sơ sinh. Một thau nước thơm để tắm Phật trong lúc làm lễ. Trầm hương, đèn cầy để đốt, xông cúng Phật. Dùng hoa trang trí quanh tượng Phật Đản hoặc nếu đặt tượng trong thau thì dùng hoa lài rắc xung quanh phía ngoài và trong thau. Một bánh kem để cúng dường Đức Phật ghi “Kính Mừng Phật Đản” đặt phía trước hoặc cạnh tượng Phật.

địa chỉ nơi bán tượng Phật Đản Sanh và chậu tắm Phật uy tín

>> Bạn quan tâm: 3+ Mẫu chậu tắm Phật Đản Sanh bằng bột đá cao cấp đẹp nhất

Làm lễ tắm Phật: Thỉnh tượng Phật đản sinh xuống, dùng nước ấm tắm tượng, rồi tắm lại bằng nước sạch sao cho tượng thật sạch, không còn dính bụi bẩn. Lấy khăn bông sạch lau tượng cho khô ráo. Đặt tượng vào thau sạch rồi thực hiện nghi thức tắm Phật. Tới phần đọc kệ tắm Phật thì vừa đọc vừa lấy gáo múc nước thơm từ từ dội lên tượng Phật. Gáo thứ 1 dội lên đỉnh tượng Phật, gáo thứ 2 dội lên vai phải tượng Phật, gáo thứ 3 dội lên vai trái tượng Phật. Trong khi tắm Phật nghĩ rằng nương công đức tắm Phật, những gáo nước này sẽ gột sạch nghiệp chướng và phiền nào của ta. Làm cho 3 nghiệp thân – khẩu – ý của ta đều được thanh tịnh, thân tướng trang nghiêm, đẹp đẽ.

Tham khảo:

Cùng chuyên mục

Đại Thừa và Tiểu Thừa là hai tông phái Phật giáo lớn hiện nay

Sự khác nhau giữa Phật Giáo Đại Thừa và Tiểu Thừa

Trải qua hàng nghìn năm phát triển, Phật giáo đã trở thành một tôn giáo lớn và phân chia thành nhiều tông phái. Sự phân chia này xuất phát từ...

Mẫu Tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát Diện Đẹp Từ Bi

Quan Thế Âm Bồ Tát là thị giả hộ trì của Phật A Di Đà ở thế giới Tây Phương Cực Lạc, cũng là vị Bồ Tát thường trụ ở...

Phật giáo Nguyên Thủy còn được gọi là Phật giáo Tiểu Thừa

Tìm hiểu về các tông phái Phật giáo tại Việt Nam

Phật giáo được truyền bá tại Việt Nam qua 2 con đường chính là truyền bá thẳng bởi các nhà sư Ấn Độ vào Việt Nam và truyền bá từ...

Tượng Thiên Hậu Nương Nương bằng bột đá cao cấp y áo vẽ gấm chuyển màu

Tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu đẹp: Ý nghĩa và cách thờ cúng

Thiên Hậu Thánh Mẫu hay còn gọi là bà Thiên Hậu, Thiên Hậu Nương Nương là một trong những vị thần nữ được người Việt gốc Hoa khu vực Nam...

Bà Chúa Xứ Thánh Mẫu vô cùng linh hiển, có rất nhiều câu chuyện về sự linh ứng của bà

Tượng Bà Chúa Xứ: Sự tích, ý nghĩa và thờ cúng

Bà Chúa Xứ hay Bà Chúa núi Sam là một vị nữ thần vô cùng nổi tiếng về sự linh thiêng, tiểu sử của bà vô cùng bí ẩn, rất...

Thất Bảo Luân Vương còn được gọi là Thất chính bảo, là bảy báu xuất hiện khi Chuyển Luân Thánh Vương hiện thế

Thất Bảo Luân Vương là gì?

Thất Bảo Luân Vương là bảy báu vật, quý giá, cần thiết, tiêu biểu cho những khả năng năng lực khác nhau mà một bậc Chuyển luân Thánh Vương phải...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Ẩn