30+ Mẫu Tượng Phật Di Lặc Bằng Bột Đá Đẹp Hoan Hỉ

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo là ai?

Tỉnh thức là gì? Sống tỉnh thức có lợi ích gì?

Bát Chánh Đạo: 8 con đường chân chính chấm dứt khổ đau

Kinh Pháp Cú là gì? Ý nghĩa và lợi ích trì tụng Kinh Pháp Cú

Sự khác nhau giữa Phật Giáo Đại Thừa và Tiểu Thừa

Trải qua hàng nghìn năm phát triển, Phật giáo đã trở thành một tôn giáo lớn và phân chia thành nhiều tông phái. Sự phân chia này xuất phát từ việc khác nhau trong cách hiểu, tiếp cách các giáo pháp và phương pháp tu hành. Hai hệ phái lớn trong Phật giáo được gọi là Phật giáo Đại Thừa và Tiểu Thừa, từ hai hệ phái này lại chia thành nhiều tông phái nhỏ khác nhau. Sự khác nhau giữa Phật giáo Đại Thừa và Tiểu Thừa sẽ được đề cập chi tiết trong bài viết dưới đây.

Sự phân chia Phật giáo Đại Thừa và Tiểu Thừa

Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập, đặt nền móng cho sự phát triển của Đạo Phật ngày nay. Ngài nhập diệt vào năm 486 trước Công nguyên, là vị Phật có thật trong lịch sử. Theo các ghi chép, khoảng nhiều năm sau khi Ngài tịch diệt, cuộc kết tập lần đầu tiên của các vị thượng tọa trưởng lão đã diễn ra, do tôn giả Ca Diếp chủ trì.

Tôn giả Ca Diếp cử tôn giả A Nan Đà tập hợp những lời Phật dạy ghi thành bộ Kinh tạng, cử tôn giả Ưu Bà Ly soạn lại những lời giới luật Phật định cho các tăng gia thành Luật tạng. Đồng thời, tôn giả cũng giảng giải ý nghĩa trong kinh làm thành bộ Luận Tạng.

Đại Thừa và Tiểu Thừa là hai tông phái Phật giáo lớn hiện nay
Đại Thừa và Tiểu Thừa là hai tông phái Phật giáo lớn hiện nay

Cách 100 năm sau, tức là khoảng 200 năm sau khi Đức Phật nhập diệt (có nơi ghi là 100 năm), giáo đoàn Phật giáo xảy ra tranh cãi về năm điều mới để đưa ra quyết định có áp dụng hay không. Sự khác nhau về nhiều mặt như giáo nghĩa, giới luật, phương pháp tư duy, tu hành đã khiến nội bộ giáo đoàn bắt đầu chia rẽ, chia thành hai phái bộ chính là “Thượng tọa bộ” và “Đại chúng bộ”.

Sự phân chia này khiến Phật giáo Ấn Độ dần hình thành một số tư tưởng, giáo phái, học thuyết mới nhưng chưa có tên gọi Đại Thừa, Tiểu Thừa. Một hệ phái bắt nguồn từ Đại chúng bộ xem “Phổ độ chúng sinh” là mục đích và tự nhận là “Cỗ xe lớn”, tức Đại Thừa, tiếng Sanscrit: Mahayana. Phái Đại Thừa gọi Thượng tọa bộ là “Cỗ xe nhỏ”, tức Tiểu Thừa, tiếng Sanscrit là Hinayana.

Cách gọi “cỗ xe nhỏ” ban đầu có tính miệt thị và châm biếm nên không được hệ phái Thượng tọa bộ thừa nhận. Tuy nhiên, theo thời gian, tên gọi này dần trở nên phổ biến nên cũng được đại chúng quen gọi, trở thành cái tên mặc định khi nhắc đến tông phái này.

Thực tế, đến Đại hội tập kết kinh điển lần thứ IV, sự phân chia hai phái đã rõ ràng nhưng vẫn chưa có danh xưng Đại Thừa hay Tiểu Thừa. Mãi đến sau này, khi phái Đại chúng bộ phát triển hưng thịnh, thì mới xuất hiện tên gọi Đại Thừa.

Tuy nhiên, vào năm 1950 Hội Phật giáo Thế giới khai mạc ở Colombo nhất trí cho rằng, từ “tiểu thừa” cần phải được xóa bỏ. Lý do là nó không có liên quan gì đến đạo Phật ngày nay ở Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, Lào, Campuchia. Bộ phái Tiểu Thừa được cho rằng chỉ phát triển độc lập ở Ấn Độ, không phải hình thức của Đạo Phật hiện có ở các quốc gia đã đề cập trên.

Sự khác nhau giữa Phật giáo Đại Thừa và Tiểu Thừa

Phật giáo Tiểu Thừa, nói chính xác hơn là Phật giáo Nguyên Thủy, Phật giáo Nam Tông và Phật giáo Đại Thừa hầu như đều giống nhau về mặt giáo lý cơ bản. Cả hai đều chấp nhận, bậc đạo sư là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Các giáo lý như Tứ Thánh Đế, Bát Chánh Đạo, Duyên Khởi ở cả hai trường phái đều giống nhau.

Đồng thời, đều chấp nhận Tam vô lậu học (Giới, Định, Huệ), Tam tướng (Khổ, Vô thường, Vô ngã) và không có sự khác biệt nào. Cả hai tông phái đều không chấp nhận tư tưởng rằng thượng đế tạo ra thế gian này. Những giáo lý quan trọng thì cả hai trường phái đều giống nhau nhưng cũng có một số quan điểm khác biệt.

Về tên gọi

Sự khác nhau giữa Phật giáo Đại Thừa và Phật giáo Tiểu Thừa đầu tiên phải nói đến ý nghĩa của tên gọi và các cách gọi của từng khu vực.

Đại thừa

Trước hết, tên gọi Đại Thừa được cho là “con đường cứu vớt lớn”, “cỗ xe lớn”. Một số học giả cho rằng, từ Sanskrit được dùng trong kinh Pháp Hoa (Saddharma Pundarika Sutra) nghĩa là “cỗ xe lớn” vốn phải là từ Mahajana, tức “hiểu biết lớn” của bản kinh này. Tuy nhiên, do phát âm gần nhau nên mới bị lẫn lộn.

Phật giáo Đại Thừa hay phái cách tân phát triển những tư tưởng mới để thích ứng với tư tưởng, tín ngưỡng Ấn Độ thời bấy giờ, kết hợp với sự hưng thịnh của tư tưởng tân Bà La Môn và sử du nhập của văn hóa Ba Tư, Hy Lạp. Đại Thừa chia thành nhiều chi phái như Thiền tông, Tịnh độ tông, Hoa nghiêm tông, Mật tông, Tam luận tông, Pháp tướng tông…

Phái Đại Thừa thịnh hành ở Nam Ấn, sau đó truyền lên phía Bắc nên còn được gọi với các tên khác là Phật giáo Bắc truyền. Phật giáo Đại Thừa rất phổ biến ở các nước Tây Tạng, Trung Á, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam.

Tiểu thừa

Tên gọi Tiểu Thừa thực tế là do một số bộ phận của phái Đại Thừa gọi. Trong một số tài liệu thì Phật giáo Tiểu Thừa chỉ phát triển ở một phần Ấn Độ, không phải là Phật giáo hiện tại của ở Tích Lan.

Phật giáo Tiểu Thừa, Hinayana có nghĩa là cỗ xe nhỏ, con đường cứu vớt nhỏ. Tiểu Thừa chia thành rất nhiều trường phái, trong đó tiêu biểu nhất là Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvastivada) và Phật giáo Nguyên thủy (Theravada). Hiện nay, Phật giáo Nguyên thủy là trường phái còn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay ở Tích Lan (Sri Lanka) và một số nước Đông Nam Á.

Phật giáo Tiểu Thừa còn được gọi là Phật giáo Nam Tông, truyền từ Sri Lanka đến Thái Lan, Myanmar, Lào, Việt Nam, Campuchia. Phật giáo Tiểu thừa cũng chia thành nhiều chi phái khác nhau. Tên gọi Tiểu Thừa không được thừa nhận, thay vào đó, thường được gọi là Phật giáo Nguyên Thủy hoặc Phật giáo Nam Tông.

Về quả vị

Trước hết, quả vị cao nhất dẫn đến Phật trong Phật giáo Đại Thừa là quả vị Bồ Tát. Còn quả vị cao nhất dẫn đến Phật trong Phật giáo Nguyên Thủy là quả vị A La Hán.

Kinh điển Đại thừa không sử dụng La Hán thừa mà sử dụng các thuật ngữ là Bồ Tát thừa, Duyên giác thừa và Thinh văn thừa, gọi là ba Thừa. Trong khi đó, Phật giáo Nguyên Thủy nói rằng Đức Phật toàn giác, độc giác, thinh văn giác là những vị A La Hán. Ba quả vị này theo truyền thống Nguyên thủy gọi là ba quả Giác (Bodhi).

Ngoài ra, cả hai trường phái đều công nhận lý tưởng Bồ tát là cao quý nhất, đều có ba Thừa hay ba Giác là ba quả vị cao quý. Thế nhưng, Phật giáo Đại Thừa lại có rất nhiều vị Bồ tát, các vị Bồ Tát này huyền bí và mang màu sắc hư cấu. Phật giáo Nguyên thủy lại cho rằng Bồ Tát là một con người, Ngài hiến tặng trọn vẹn đời mình cho sự giác ngộ. Đồng thời chắc chắn sẽ trở thành vị Phật vì hạnh phúc, lợi ích cho thế gian.

Về việc thờ phụng

Cả Phật giáo Đại Thừa và Phật giáo Nguyên Thủy đều xem Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc đạo sư. Thế nhưng quan niệm về các vị Phật ở hai tông phái này cũng không hoàn toàn giống nhau. Đây cũng là một trong những sự khác nhau giữa Phật giáo Đại Thừa và Tiểu Thừa đáng kể.

Đại Thừa

Phật giáo Đại Thừa xem Đức Phật là một vị Thần vạn năng, có uy lực tuyệt đối. Không chỉ thừa nhận Phật Thích Ca Mâu Ni mà còn có nhiều vị Phật khác như Phật A Di Đà, Phật Dược Sư, Phật Di Lặc… Thọ mệnh của Phật là vô cùng, sắc thân của Ngài là vô biên, những điều Ngài nói ra là chân lý.

Ngoài Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, trong quá khứ và tương lai còn có vô số vị Phật nên thường thờ Tam Thế Phật (Phật quá khứ, hiện tại và tương lai), theo như lời của Đức Phật “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ Thành”.

Các ngôi chùa Phật giáo Đại Thừa thờ rất nhiều vị Phật, Bồ Tát
Các ngôi chùa Phật giáo Đại Thừa thờ rất nhiều vị Phật, Bồ Tát

Chính vì thế, các ngôi chùa của Phật giáo Đại Thừa thờ rất nhiều hình tượng như Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát, Phật Dược Sư Lưu Ly Quang, Bồ Đề Đạt Ma tổ sư… Phật, Bồ Tát là đối tượng được thờ cúng phổ biến trong Phật Giáo Đại thừa.

Phật giáo Đại Thừa cho rằng, Bồ Tát đã đạt được sự hoàn thiện bằng tu luyện, đáng được chứng ngộ Phật nhưng nguyện ở lại trần gian để cứu độ chúng sinh. Các vị Bồ Tát được thờ đặc biệt phổ biến là Phổ Hiền, Văn Thù, Đại Thế Chí, Địa Tạng Vương và Quan Thế Âm Bồ Tát, còn được gọi là Ngũ hiền.

Tiểu Thừa

Phật giáo Tiểu Thừa xem Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một nhân vật có thật trong lịch sử. Ngài là một con người, một bậc đạo sư giác ngộ toàn giác, là bậc giáo chủ. Ngài không phải là một vị thần vạn năng, giáo lý của Ngài là con đường giúp chúng sinh hướng đến giác ngộ.

Đức Phật khẳng định, mọi chúng sinh đều bình đẳng trong việc chứng nhận chân lý, không phụ thuộc vào xuất thân mà chủ yếu dựa vào sự hiểu biết về chân tướng của vạn pháp và hành vi đạo đức.

Phật giáo Nguyên thủy chỉ có Phật Thích Ca Mâu Ni là vị Phật duy nhất. Do đó, các ngôi chùa của tông phái này thường chủ yếu thờ hình tượng Phật Thích Ca và một số vị A La Hán.

Sự khác nhau giữa Phật giáo Đại Thừa và Tiểu Thừa về giáo lý

Như đã đề cập, các giáo lý cơ bản của Phật giáo Đại Thừa và Phật giáo Nguyên Thủy Đều giống nhau. Giống nhau về Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Giác, Duyên Khởi, Tam Tướng, Tam vô lậu học. Thế nhưng cũng có một số điểm khác biệt nhất định.

Đại Thừa

Phật giáo Đại Thừa cho rằng Niết bàn cùng giải thoát không khác biệt. Muốn thành tựu Niết bàn thì phải tiêu trừ vô minh, nhận thức được chân tướng của các hiện tượng, sự vật. Giữ Niết Bàn và sinh tử luân hồi (giải thoát) không có gì khác biệt. Niết Bàn là nơi cực lạc, là thế giới của các vị Phật, trong quá trình tồn tại cũng có thể đạt được Niết Bàn.

Quan niệm người cư sĩ trong đời sống thường ngày vẫn có thể nhận được sự chứng đắc cao vời. Mục đích cao nhất không phải là Niết Bà mà là tự nguyện nguyện giúp nhiều người cùng giải thoát, cùng giác ngộ. Đại Thừa chủ trương giải thoát cho nhiều người.

Tiểu Thừa

Phật giáo Nguyên Thủy quan niệm rằng sinh tử luân hồi và Niết Bàn thực tế là hai phạm trù khác biệt nhau. Chỉ khi nào có thể thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi thì mới được giải thoát và được Niết Bàn. Cõi Niết Bàn là một cõi hư vô, không còn khổ não, là nơi đã giác ngộ.  Để đạt được Niết Bàn thì con người phải từ bỏ cuộc sống thế tục và bước lên con đường tu hành, ngộ đạo.

Về cách thức tu hành

Đại Thừa: Không quá chú trọng đến đời sống cá nhân của người xuất gia. Có thể tu tại chùa hoặc tại gia đều được, phải tự do lao động đến sinh sống. Các sắc phục thường là áo màu nâu, khi hành lễ thì mới mặc đạo phục màu vàng.

Phật giáo Nguyên Thủy: Nhấn mạnh việc tự giải phóng thông qua các cố gắng, nỗ lực của bản thân, là tự giác ngộ. Phương tiện để đạt được giác ngộ là Thiền, rất coi trọng tầm quan trọng của tu viện và thường dành hết thời gian cho tu viện. Phật giáo Nguyên Thủy quan niệm phải sống cuộc đời của kẻ tu hành, phải dựa vào bản thân để giải thoát, không có thần thánh nào có thể làm thay chính bản thân mình.

Một số sự khác biệt khác

Bên cạnh những sự khác nhau giữa Phật giáo Đại Thừa và Thừa đã đề cập, cũng còn rất nhiều điểm khác biệt nhỏ, khiến hai tông phái này được phân tách như:

Đại Thừa

Phật Giáo Đại Thừa quan niệm Niết Bàn không đơn giản chỉ là giải thoát khỏi luân hồi mà còn là giác ngộ về Chân tâm và an trú trong đó. Xem trọng sự nhật thế, mối quan hệ mật thiết với đời sống thế tục, cho nên không quan trọng đến đời sống xuất gia, có thể tu tập tại chùa hay tại gia đều có thể đạt đến Niết Bàn.

Phật giáo Đại Thừa có tính chất phổ độ chúng sinh. Phật giáo Đại Thừa chủ trương “tự độ tự tha, tự giác tự tha”, tức là người tu theo đạo không chỉ giác ngộ chính mình mà còn giúp người khác giác ngộ, giải thoát.

Kinh sách của Đại Thừa Viết bằng Phạn ngữ Sanscrit. Đây là ngôn ngữ và chữ viết của giới trí thức ở miền bắc Ấn Độ. Giới tăng lữ của Phật giáo Đại thừa bao gồm Sa di, Tỳ kheo (nam tu sĩ) và Sa di ni, Tỳ kheo ni (tức là nữ tu sĩ).

Tiểu Thừa

Phật giáo Nguyên Thủy chủ trương “tự độ, tự giác”, nghĩa là người theo Phật phải tự giác ngộ, tự giải thoát cho bản thân mình. Đặt vấn đề tự giải phóng bản thân thông qua nỗ lực cá nhân là trước hết. Đối với tu sĩ Phật giáo Nguyên Thủy, cuộc sống tại gia không thể đem đến sự giải thoát.

Vấn y và khất thực trong Phật giáo Nguyên Thủy
Vấn y và khất thực trong Phật giáo Nguyên Thủy

Kinh sách của Phật giáo Tiểu Thừa viết bằng chữ Phạn ngữ Pali. Đây là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giới bình dân miền Nam Ấn Độ. Thời Đức Phật còn tại thế, Ngài cũng giảng Đạo pháp cho Đại chúng bằng ngôn ngữ này.

Giới tăng lữ của Phật giới Nguyên Thủy chỉ gồm Sa di và Tỳ kheo. Ở tông phái này, người tu hành mặc áo vàng, sẽ đi khất thực vào buổi sáng. Phật giáo Nguyên Thủy chủ trương giữ y nguyên theo đúng lời dạy của Phật trong các Kinh. Phật tử giữ tuân thủ nghiêm ngặt giới luật.

Đôi điều về Phật giáo Đại Thừa và Tiểu Thừa

Phật giáo Nguyên Thủy bị cho là bảo thủ do tuân theo nghiêm ngặt giới luật. Thực tế, Phật giáo Nguyên Thủy còn giữ lại hai hình thức của thời kỳ Đức Phật còn tại thế là khất thực và vấn y. Hình thức vấn y này còn truyền bá và duy trì đến ngày nay tại các nước Tích Lan, Thái Lan, Lào, Campuchia, Miến Địa.

Các tỳ-kheo của Phật giáo Nam Tông thường đi khất thực là vì khi Đức Phật còn tại thế, Ngài cấm các tỳ kheo tham chính, buôn bán. Cho nên hình thức khất thực được coi là pháp căn bản của Phật giáo Nguyên Thủy. Khất thực để làm hạnh chính mình, người xuất gia không được sở hữu bất cứ thứ gì, lấy ba pháp ấn là vô tác, vô nguyện và không làm chuẩn mực tu hành. Người tu hành cần đoạn sạch phiền não, xuất thế tục gia, không dính líu đến cuộc đời.

Trong khi đó, Phật giáo Bắc truyền tiếp thu nền văn minh của Ai Cập, Hy Lạp. Sau đó truyền xuống Trung Á và tiếp thu niềm văn minh của Trung Hoa. Sự kết hợp của các nền văn minh lớn khiến các giáo lý trở nên sâu sắc và bám sát hơn vào đời sống thực tại, phù hợp hơn với thời đại.

Thực tế, tại Trung Quốc, người ta không chấp nhận hình ảnh thầy tu khỏe mạnh, trẻ tuổi đi khất thực. Do đó, các vị Tổ đã tiếp thu văn hóa, văn minh Trung Hoa, chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo và Lão giáo để tạo chỗ đứng vững chắc và phát triển mạnh mẽ tại quốc gia này đồng thời lan rộng khắp mọi nơi.

Phật giáo Đại Thừa hay Phật giáo nguyên Thủy đều coi trọng trí tuệ, kinh điển của hai tông phái đều là một. Chỉ khác ở phương pháp tu hành của hai tông phái này mà thôi. Dù là Nam Tông hay Bắc Tông thì cũng đều hướng đến giải thoát, niết bàn, cứu độ chúng sinh, không vì một mục đích nào khác.

Lưu ý khi tìm hiểu sự khác nhau giữa Phật giáo Đại Thừa và Tiểu Thừa

Đại Thừa và Tiểu Thừa là hai tông phái lớn trong Phật giáo. Tuy nhiên, từ Tiểu Thừa có hàm nghĩa không tốt, không được thừa nhận nên thường dùng là Phật giáo Bắc Tông và Phật giáo Nam Tông hay Phật giáo Nguyên Thủy. Đại Thừa chủ trương chỉ cần đúng tinh thần theo lời dạy của Phật mà tiến hóa, còn Phật giáo Nguyên Thủy thì chủ trương giữ nguyên lời dạy của Phật.

Phật giáo Nguyên Thủy truyền từ Ấn độ đến các nước phía Nam như Srilanca, Thái Lan, Myanma, Lào, Campuchia… tạo ra lực lượng tín đồ đông đảo, nhiều quốc gia Phật giáo đã trở thành quốc đạo. Trong khi đó, Phật giáo Đại Thừa truyền đến các nước phía Bắc, qua Trung Quốc rồi mới ảnh hưởng đến Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản… nên chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Trung Quốc, đặc biệt là Lão giáo và Nho giáo.

Phật giáo Nam Tông hay Phật giáo Bắc Tông thì cũng đều là Đạo Phật, đều tôn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc đạo sư. Các giáo lý như Duyên Khởi, Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Giác đều giống nhau, chỉ khác nhau ở chỗ cách tiếp thu, quan niệm, phương pháp tư duy, tu hành mà thôi.

Việc tìm hiểu và tiếp thu nên theo hướng cởi mở để hiểu biết thêm, không nên vì thiếu hiểu biết, tu học không đến nơi đến chốn mà sinh ra những định kiến, những ngộ nhận không đúng về Đại Thừa hay Tiểu Thừa. Trong Kinh Samyutta Nikaya có ghi lại:

Một hôm Phật cầm trong tay mấy cái lá cây rồi hỏi các đệ tử rằng: “Hỡi các đệ tử, mấy cái lá ta cầm đây và những lá trên cây trong rừng, bên nào nhiều hơn?”

Các đệ tử đáp rằng: “Lá Thế Tôn cầm trong tay ít hơn lá trên cây trong rừng.”

Phật dạy: “Hỡi các đệ tử, những điều ta biết nhiều như lá trong rừng vậy, còn những điều ta dạy các đệ tử chỉ như lá trong tay thôi. Tại sao có những điều ta không đem ra dạy các đệ tử? Vì những điều ấy không có ích lợi gì cho đạo giải thoát. Nó không làm cho các đệ tử bỏ được chuyện đời, không dứt được sinh tử mà tới chỗ yên vui, đến chỗ giác ngộ và Niết bàn.

 

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Mẫu Tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát Diện Đẹp Từ Bi

Quan Thế Âm Bồ Tát là thị giả hộ trì của Phật A Di Đà ở thế giới Tây Phương Cực Lạc, cũng là vị Bồ Tát thường trụ ở...

Phật giáo Nguyên Thủy còn được gọi là Phật giáo Tiểu Thừa

Tìm hiểu về các tông phái Phật giáo tại Việt Nam

Phật giáo được truyền bá tại Việt Nam qua 2 con đường chính là truyền bá thẳng bởi các nhà sư Ấn Độ vào Việt Nam và truyền bá từ...

Chùa, tịnh xá, thiền viện, tự viện, am khác nhau như thế nào

Chùa, Tịnh Xá, Thiền Viện, Tự Viện, Am khác nhau thế nào?

Chúng ta thường nghe đến các từ như chùa, tịnh xá, am, tự viện... Đây đều là những từ để chỉ cho nơi tu tập của cộng đồng tu sĩ...

Ngày Phật Đản là ngày nào? Cách thờ Phật Đản tại gia

Ngày Phật Đản là một ngày đại lễ quan trọng nhất trong Phật Giáo, có nguồn gốc từ Ân Độ. Đây là ngày lễ kỷ niệm ngày sinh của Đức...

Tượng Thiên Hậu Nương Nương bằng bột đá cao cấp y áo vẽ gấm chuyển màu

Tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu đẹp: Ý nghĩa và cách thờ cúng

Thiên Hậu Thánh Mẫu hay còn gọi là bà Thiên Hậu, Thiên Hậu Nương Nương là một trong những vị thần nữ được người Việt gốc Hoa khu vực Nam...

Bà Chúa Xứ Thánh Mẫu vô cùng linh hiển, có rất nhiều câu chuyện về sự linh ứng của bà

Tượng Bà Chúa Xứ: Sự tích, ý nghĩa và thờ cúng

Bà Chúa Xứ hay Bà Chúa núi Sam là một vị nữ thần vô cùng nổi tiếng về sự linh thiêng, tiểu sử của bà vô cùng bí ẩn, rất...

Ẩn