Linh Sơn Thánh Mẫu là ai? Hình tượng và cách thờ cúng

Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo là ai?

Kinh Pháp Cú là gì? Ý nghĩa và lợi ích trì tụng Kinh Pháp Cú

Tượng 3 Vị Tam Thanh Đạo Tổ: Ý nghĩa và cách thờ cúng

Phật Bất Động Minh Vương là ai? Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Ý nghĩa 2 tượng Hộ Pháp Tiêu Diện Đại Sĩ và Vi Đà Thiên Tôn

Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ: Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Kinh luân xoay là gì? Ý nghĩa và cách sử dụng

Bát Bảo Cát Tường là gì? Có ý nghĩa gì trong Phật giáo?

Thất Bảo Luân Vương là gì?

Cách Tắm Phật đúng trong ngày Phật Đản

Ngày Phật Đản là kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ở Việt Nam, ngày Phật Đản được tổ chức trọng đại vào 15/4 âm lịch hàng năm. Lễ Tắm Phật là một trong những nghi thức được thực hiện trong ngày lễ Phật Đản, có nguồn gốc từ sự tích Đức Phật đản sinh. Mẹ Ngài đã hạ sinh Ngài bên phía sườn phải, tự nhiên có bông hoa sen nảy lên đỡ lấy Ngài, cùng lúc đó có chín con rồng từ trên trời xuống phun hai dòng nước lạnh và nóng để tắm cho Ngài. Vậy, thực hiện nghi thức Tắm Phật như thế nào? Đâu là “Cách Tắm Phật đúng trong ngày Phật Đản“? Chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn trong bài viết dưới đây.

Cách Tắm Phật đúng trong ngày Phật Đản
Cách Tắm Phật đúng trong ngày Phật Đản

Cách Tắm Phật đúng trong ngày Phật Đản

Lễ Tắm Phật được phục dựng nhằm tái hiện khung cảnh trang nghiêm, mầu nhiệm khi Đức Phật chào đời. Đây là một nghi thức long trọng trong mùa lễ hội Phật Đản. Nên nghi lễ Tắm Phật được chuẩn bị rất chu đáo và được diễn ra một cách rất trọng thể và trang nghiêm.

Lê Tắm Phật ngoài mục đích kỉ niệm ngày Đức Phật đản sinh, nó còn mang ý nghĩa sâu sắc. Đó là sự tẩy trừ phiền não, hướng đến thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý của con người.

  •  Chia sẻ kiến thức Phật Giáo và Nghệ thuật Phật Giáo Tại Đây

Cách vật dụng cần chuẩn bị cho nghi thức Tắm Phật

Chuẩn bị bàn thờ và bài trí bàn thờ với đầy đủ hương, hoa.

Lấy một cái thau lớn tinh sạch đặt lên chính giữa bàn thờ, rồi thỉnh tượng Phật Đản đặt vào trong thau.

Chuẩn bị một thau nước thơm để Tắm Phật. Nước thơm Tắm Phật thường được nấu từ nước sạch kết hợp với các nguyên liệu khác như: Hoa lài, hoa cúc, hoa bưởi, quế… Khi nước Tắm Phật nấu xong thì để nguội, sau đó đổ vào thau sạch, rồi rải thêm hoa lài tươi vào. Nước tắm Phật cũng có thể sử dụng nước mưa hoặc nước lọc tinh sạch nấu chín.

Nước Tắm Phật phải là nước tám công đức, vì vậy người chuẩn bị nước phải thành tâm, tin tưởng trọn vẹn vào công đức Tắm Phật thì mới thành tựu như nguyện.

Cách Tắm Phật đúng trong ngày Phật Đản

>> Bạn quan tâm: 3+ Mẫu chậu tắm Phật Đản Sanh bằng bột đá cao cấp đẹp nhất

Thực hiện nghi thức Tắm Phật

Đến giờ hành lễ, đạo tràng trì tụng kinh sám theo nghi thức lễ Tắm Phật.

Đến đoạn tắm Phật, mọi người đồng tụng kệ và chú Tắm Phật. Rồi tuần tự đi đến lễ đài nơi đặt tượng Phật đản sanh chắp tay thành kính đảnh lễ. Và múc nước nhẹ nhàng tưới lên vai Phật.

Trong lúc Tắm Phật, mỗi người cần lắm lòng thanh tịnh, quán tưởng dòng nước cam lộ tinh sạch này sẽ gội nhần tâm tư. Những tâm niệm tham – sân – si của bản thân nhờ công đức này mà được tẩy sạch. Những suy nghĩ, lời nói, việc làm xấu ác cũng được xóa tan, cho tâm trở nên thanh tịnh, mát mẻ, nhẹ nhàng.

Tắm Phật xong, lễ Phật rồi lui ra. Không nên chen lấn, xô đẩy hay Tắm Phật theo kiểu vội vàng lấy lệ sẽ không thành tựu được công đức.  Bởi Tắm Phật cũng là tắm ta, làm Phật tính bên trong chúng ta được hiện bày.

Với những ngôi chùa không có thầy trụ trì cũng nên tổ chức làm lễ Tắm Phật trong mùa mừng lễ Phật Đản. Chỉ cần vị Phật Tử chủ lễ phải hết sức thành tâm, trang nghiêm và thanh tịnh. Cùng với sự chuẩn bị chu đáo và tâm thành kính của toàn thể đạo tràng, thì lễ Tắm Phật chắc chắn sẽ đem lại vô lượng công đức và pháp lạc cho toàn thể Phật Tử.

>> Tham khảo: 9 Tượng Phật Đản Sanh Đẹp Và Ý Nghĩa Ngày Phật Đản

Cách Tắm Phật đúng trong ngày Phật Đản

Các cách múc nước Tắm Phật

Về việc múc nước thơm để Tắm Phật thì có các cách sau:

Cách 1: Lấy gáo múc lượng nước thơm tùy ý để Tắm Phật. Các này không quy định lấy bao nhiêu gáo nước để Tắm Phật. Và cũng không quy định là dội nước lên phần nào của tượng Phật. Khi Tắm Phật tâm quán tưởng dòng nước sẽ cuốn trôi mọi phiền não và tội lỗi của bản thân. Nhờ đó thành tựu công đức phước báo.

Cách 2: Lấy gáo múc hai gáo nước thơm nhẹ nhàng tưới lên hai vai của Phật. Cách này quán tưởng tới hai dòng nước nóng và lạnh do chín con rồng từ trên trời phun xuống để tắm cho Ngài khi mới sinh ra. Khi Tắm Phật quán tưởng dòng nước tẩy sạch phiền não của thân tâm. Nguyện giữ tâm an nhiên và thanh tịnh trước thuận – nghịch trong cuộc sống.

Cách 3: Lấy gáo múc ba gáo nước thơm từ từ dội lên tượng Phật. Gáo thứ nhất dội lên đỉnh tượng Phật, gáo thứ 2 dội lên vai phải tượng Phật, gáo thứ 3 dội lên vai trái tượng Phật. Khi tắm Phật quán tưởng những gáo nước này sẽ gột sạch nghiệp chướng và phiền não của ta. Làm cho 3 nghiệp thân – khẩu – ý của ta đều được thanh tịnh, thân tướng trang nghiêm, đẹp đẽ.

Cách 4: Lấy gáo múc ba gáo nước thơm từ từ dội lên tượng Phật. Gáo thứ nhất dội lên vai trái tượng Phật, nguyện bỏ mọi điều ác. Gáo thứ hai dội lên vai phải tượng Phật, nguyện làm mọi điều lành. Gáo thứ ba dội dưới chân Phật, nguyện độ hết chúng sinh.

địa chỉ nơi bán tượng Phật Đản Sanh và chậu tắm Phật uy tín

Sơ lược về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi ở trần gian

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh vào khoảng năm 624 trước Công Nguyên. Ngài là Thái Tử của Vương Quốc Thích Ca xưa, tên là Sĩ Đạt Ta. Cha của Ngài là vua Tịnh Phạn, mẹ của Ngài là hoàng hậu Ma Da.

Theo các tài liệu ghi lại, tin Thái Tử hạ sinh được loan truyền trong nhân gian và khiến cả Vương Quốc vui mừng. Có lời tiên đoán rằng Thái Tử sẽ đi tu sau khi thấy các dấu hiệu của lão – bệnh – tử và thấy một vị tu sĩ. Nhưng nhà vua không muốn Thái Tử đi tu, mà muốn Thái Tử nối nghiệp mình. Nên từ nhỏ nhà vua đã hết mực thương yêu và chăm sóc chu đáo cho Thái Tử. Thái Tử được học hành kỹ lưỡng, trí tuệ tinh thông, văn võ song toàn, sống trong vinh hoa phú quý. Nhà vua không để Thái tử biết tới những cảnh khổ đau của cuộc đời. Cuộc sống của Thái Tử rất êm đềm, thanh tịnh cho tới năm Thái Tử 19 tuổi.

Ngày qua ngày dù có cuộc sống sung túc trong hoàng cung, nhưng trong lòng Thái Tử vẫn trĩu nặng những thắc mắc về đời sống thật bên ngoài. Thái Tử khao khát được ra ngoài tìm hiểu cuộc sống bên ngoài hoàng cung. Ngài đã xin với vua cha cho ra ngoài dạo chơi ngắm cảnh và được vua cha đồng ý.

Mặc dù mỗi lần xuất cung của Thái Tử đều được nhà vua cho người sắp sếp từ trước. Nhưng ý trời đã định, con người không thể thay đổi được. Lần đầu ra ngoài thành Thái Tử được nhà vua cho người dẫ ra đi dạo ở các cửa Đông, Nam và Tây. Tại các cửa này Thái Tử đã thấy một người già, một người bệnh và một người chết. Thái Tử nhận ra rằng cuộc sống sung túc trong hoàng cung chỉ là giả dối, cuộc sống thật của con người là bể khổ. Và Thái Tử muốn con người được giải thoát khỏi những khổ đau của tuổi già, bệnh tật và cái chết. Nhưng Thái Tử chưa biết phải làm gì để đạt được đều đó nên trong lòng cảm thấy trĩu nặng.

Cho tới một ngày khi Thái Tử đi dạo ra cửa Bắc và thấy một người tu sĩ ngồi thiền định dưới gốc cây. Người tu sĩ với gương mặt an lạc, từ bi để lại cho Thái Tử ấn tượng mạnh và Thái Tử rất cảm mến vị tu sĩ ấy. Cũng từ đây đã hé lộ ra con đường để Thái Tử đi tìm chân lý của cuộc đời là sự giải thoát và cứu độ chúng sinh khỏi khổ đau. Thái Tử đã phát tâm tu hành, từ bỏ Vương Vị, vinh hoa phú quý, trong một đêm tối Thái Tử lặng lẽ từ biệt hoàng cung và ra đi bắt đầu con đường tu tập.

tượng phật thích ca niêm hoa vi tiếu thạch anh đẹp

Thái Tử Tất Đạt Ta trải qua chuỗi ngày tu tập đầy gian khổ và đã đạt được cảnh giới cao của Phật. Ngài nhìn thấu quá khứ và tương lai, biết rõ nguồn gốc của khổ đau và cách bài trừ khổ đau, Ngài thấu hiểu tận cùng các chân lý vũ trụ. Ngài thành đạo năm 30 tuổi và đi khắp nơi rao giảng Phật pháp, cứu độ chúng sinh. Ngài làm việc đó trong 50 năm cho tới khi Ngài nhập Niết Bàn năm 80 tuổi.

Tham khảo:

Cùng chuyên mục

Diêu Trì Địa Mẫu có công đức to lớn trong việc tạo ra sinh linh vạn vật, giúp con người phát triển

Diêu Trì Địa Mẫu là ai? Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Diêu Trì Địa Mẫu hay Đức Phật Mẫu không chỉ được thờ ở điện mà còn được nhiều gia chủ thỉnh về thờ tại gia. Nếu bạn từng nghe nhắc...

khánh vàng quà tặng Phật Giáo

Khánh vàng Quà tặng Phật Giáo & Địa chỉ đặt hàng chất lượng uy tín

Khánh vàng là một trong những quà tặng phổ biến và không thể thiếu để dành tặng đến các vị Tăng Ni trong những dịp lễ đặc biệt trong Phật...

Đại Nhật Như Lai - Phật bản mệnh cho người tuổi mùi và thân

8 Vị Phật Bản mệnh Gồm Những Ai ? Phật Bản Mệnh 12 Con Giáp

Phật Bản mệnh hay còn gọi là vị Phật độ mệnh cho mỗi người. Chúng sanh khi thờ, hoặc đeo dây hình Phật bản mệnh bên người có thể giúp...

Tục thờ Ngũ Hành Nương Nương đã xuất hiện từ lâu và được lâu truyền rộng rãi tại Việt Nam

Tượng 5 Mẹ Ngũ Hành: Ý nghĩa và thờ cúng

Ngũ Hành Nương Nương hay 5 mẹ Ngũ Hành là 5 vị thần đại diện cho năm yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Tục thờ Ngũ Hành Nương Nương...

Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ rất nổi danh trong hàng ngũ nữ tiên

Tượng Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ: Ý nghĩa và cách thờ cúng

Tượng mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ được thờ vô cùng phổ biến, bà là thần độ mạng, đại diện cho chính nghĩa, công lý, luôn bảo vệ, chở che cho...

Chùa, tịnh xá, thiền viện, tự viện, am khác nhau như thế nào

Chùa, Tịnh Xá, Thiền Viện, Tự Viện, Am khác nhau thế nào?

Chúng ta thường nghe đến các từ như chùa, tịnh xá, am, tự viện... Đây đều là những từ để chỉ cho nơi tu tập của cộng đồng tu sĩ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Ẩn