Linh Sơn Thánh Mẫu là ai? Hình tượng và cách thờ cúng

Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo là ai?

Kinh Pháp Cú là gì? Ý nghĩa và lợi ích trì tụng Kinh Pháp Cú

Tượng 3 Vị Tam Thanh Đạo Tổ: Ý nghĩa và cách thờ cúng

Phật Bất Động Minh Vương là ai? Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Ý nghĩa 2 tượng Hộ Pháp Tiêu Diện Đại Sĩ và Vi Đà Thiên Tôn

Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ: Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Kinh luân xoay là gì? Ý nghĩa và cách sử dụng

Bát Bảo Cát Tường là gì? Có ý nghĩa gì trong Phật giáo?

Thất Bảo Luân Vương là gì?

Tượng Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ: Ý nghĩa và cách thờ cúng

Tượng mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ được thờ vô cùng phổ biến, bà là thần độ mạng, đại diện cho chính nghĩa, công lý, luôn bảo vệ, chở che cho dân chúng. Không chỉ vậy, trong Đạo Giáo, Cửu Thiên Huyền Nữ còn là biểu tượng cho sự trường thọ, cho lòng từ bi. Bà là nữ thần chiến tranh, luôn diệt trừ kẻ ác, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ hòa bình.

Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ là ai?

Cửu Thiên Huyền Nữ còn có tên gọi khác là Cửu Thiên Nương Nương, mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ, Cửu Thiên Huyền Nữ Nương Nương, Huyền Nữ, Oa Huỳnh, Hoằng Nhân Thánh Mẫu… Bà là vị nữ thần trong thần thoại của Trung Quốc, nổi danh trong hàng nữ tiên ban, được rất nhiều người biết đến.

Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ rất nổi danh trong hàng ngũ nữ tiên
Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ rất nổi danh trong hàng ngũ nữ tiên

Được biết, bà là nữ thần chiến tranh đồng thời cũng là biểu tượng cho sự trường thọ trong thần thoại của Trung Hoa. Cửu Thiên Huyền Nữ là vị thần tối cao, là tổ của các chiến thần, là thầy của bách nghệ hiện ngự tại cung trời Tạo Hóa, là chủ của tạo hóa. Đạo giáo đã tôn vinh bà là một trong ba vị Thánh Tổ bao gồm Cửu Thiên Huyền Nữ, Nguyên Thủy Thiên Tôn và Thái Thượng Lão Quân.

Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ cũng đại diện cho công lý và chính nghĩa, có phép thuật thần thông, thường giúp đỡ nhân dân trừ gian, diệt ác, đi đến hòa bình. Tục thờ Cửu Thiên Huyền Nữ được du nhập vào Việt Nam, nằm trong tín ngưỡng thờ mẹ sanh mẹ độ, thờ nữ thần độ mệnh hay còn gọi là tín ngưỡng thờ Mẫu. Tín ngưỡng này đan xen, tích hợp nhiều lớp văn hóa, có nữ thần gốc Hoa, gốc Chăm và gốc Việt theo niềm tin của người dân địa phương.

Thờ Thánh Mẫu, thờ Mẫu có lịch sử truyền thống lâu đời trong đời sống người Việt. Bắt nguồn từ tập tục thờ cúng các nữ thần tự nhiên, các vị anh hùng tiêu biểu hay các vị thần sáng thế, quản lý vũ trụ trong các điển tích cổ. Việc thờ mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ ở nước ta xuất phát từ việc thờ thần độ mạng để cầu mong được bảo vệ, ban phước, trừ họa, mang đến may mắn, sức khỏe, tài lộc, phước lành cho người thờ.

Tượng Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ Bằng Bột Đá Vẽ Gấm

Kích thước:

  • 12in – Cao 30cm – Giá thỉnh: 3.900.000 VNĐ
  • 16in – Cao 40cm – Giá thỉnh: 6.300.000 VNĐ
  • 19in – Cao 50cm – Giá thỉnh: 8.900.000 VNĐ
tượng Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ Bằng Bột Đá Vẽ Gấm Đẹp
tượng Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ Bằng Bột Đá Vẽ Gấm Đẹp
tượng Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ Bằng Bột Đá Vẽ Gấm Đẹp
tượng Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ Bằng Bột Đá Vẽ Gấm Đẹp
tượng Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ Bằng Bột Đá Vẽ Gấm Đẹp
tượng Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ Bằng Bột Đá Vẽ Gấm Đẹp
tượng Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ Bằng Bột Đá Vẽ Gấm Đẹp
tượng Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ Bằng Bột Đá Vẽ Gấm Đẹp
tượng Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ Bằng Bột Đá Vẽ Gấm Đẹp
tượng Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ Bằng Bột Đá Vẽ Gấm Đẹp
tượng Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ Bằng Bột Đá Vẽ Gấm Đẹp
tượng Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ Bằng Bột Đá Vẽ Gấm Đẹp

Câu chuyện, thần tích về Cửu Thiên Huyền Nữ nương nương

Cửu Thiên Huyền Nữ Nương Nương được cho là vị nữ thần Chiến Tranh, đại diện cho công lý và chính nghĩa, thường giúp đỡ nhân dân diệt trừ cái ác, bảo vệ hòa bình, rất được tôn kính trong Đạo Giáo. Có rất nhiều thần tích, câu chuyện về mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ được lưu truyền trong dân gian.

Tượng truyền, bà từng giúp Huỳnh Đế (Hữu Hùng Thị) đánh thắng quân Xi Vưu. Sau thời vua Thần Nông, các bộ lạc thường tách ra sống riêng lẻ, không có sự gắn bó đoàn kết như trước đây nữa. Trong các bộ lạc này, mạnh nhất là thủ lĩnh Xi Vưu, tuy nhiên, đây là kẻ vô cùng độc ác, ích kỷ, tư lợi cá nhân, tàn sát người dân vô tội.

Các bộ lạc đã liên kết cùng nhau và tôn Hữu Hùng Thị làm thủ lĩnh nhưng không thể địch nổi Xi Vưu, nhiều lần nhận phải kết cục thất bại. Để giúp người dân, Cửu Thiên Huyền Nữ đã hạ phàm, giao binh phù ấn và dạy “Trống Quỳ Ngưu 80 mặt” cho Huỳnh Đế, nhờ vậy mà Huỳnh Đế đã đánh bại Xi Vưu. Ngoài ra, mẹ Huyền Nữ còn giúp đỡ tìm kiếm người tài, sáng tạo ra các ngành nghề, đặc biệt là nghề nuôi tằm lấy tơ.

Một câu chuyện khá nổi tiếng về mẹ Huyền Nữ được lưu truyền khác chính là giúp Tống Giang đánh thắng quân lưu. Bà được cho là đã hiển linh giúp Tống Giang chạy thoát khi bị quan binh đuổi bắt và trong cho y ba quyền thiên thư cùng lời dặn dò “Thay trời hành đạo”.

Tống Giang trong quá trình dẫn dắt quân đội chinh phạt nước Liêu đã nằm mộng thấy mẹ Huyền Nữ. Được bà hiển linh, chỉ dạy thế thuật quân sự, nhờ đó mà có thể phá trận, giành được chiến thắng. Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ cũng nhiều lần hiển linh giúp đỡ dân chúng, do đó, bà được tôn là vị thần độ mạng, được người dân tin thờ ở nhiều nơi.

tượng Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ Bằng Bột Đá Vẽ Gấm Đẹp
tượng Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ Bằng Bột Đá Vẽ Gấm Đẹp

Tượng mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ

Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ hay Oa Huỳnh được mô tả là một vị nữ tiên xinh đẹp, lộng lẫy. Tuy nhiên, hình tượng gốc của bà là một quái vật đầu người, mình chim có tên gọi là Huyền Điểu. Trong Đạo Giáo, hình tượng của bà tượng trưng cho sự bất tử, chính nghĩa và công lao to lớn đối với chúng sinh.

Khi thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, gia chủ có thể thỉnh tượng hoặc tranh để thờ đều được. Tuy nhiên, hiện nay các gia đình thường có xu hướng thỉnh tượng mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ về thờ hơn do có giá cả phải chăng, hợp lý mà độ bền và tính thẩm mỹ lại cao. Tượng thờ sẽ thường được làm từ chất liệu bột đá cao cấp, màu sắc đa dạng thích hợp cho việc thờ cúng.

Tượng mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ được thiết kế đa dạng. Cùng với sự phát triển của các kỹ thuật hiện đại và tay nghề của nghệ nhân, các tôn tượng thờ vô cùng sống động, bắt mắt. Tượng thường thể hiện mẹ Huyền Nữ trong tư thế ngồi trên ghế tay rồi, đầu đội mũ mão, phục sức lộng lẫy, dáng vẻ hiền từ bao dung.

Ngoài ra, cũng có một số tượng thể hiện bà trong tư thế cưỡi chim hạc, trong tay là một thanh kiếm tượng trưng cho chính nghĩa, tay kia nâng bình hồ lô tượng trưng cho sự trường thọ. Để thỉnh được những mẫu tượng thờ đẹp, chất lượng, độ bền cao, gia chủ nên chọn những cửa hàng đồ thờ uy tín, chuyên nghiệp.

Ý nghĩa của việc thờ Cửu Thiên Huyền Nữ

Cửu Thiên Huyền Nữ được thờ phụng khá phổ biến, thường xuất phát từ mong cầu được bảo vệ người thờ, ban phước, trừ họa, ban sức khỏe, tài lộc, phước lành. Trong văn khấn mẹ Huyền Nữ, các gia chủ thường cầu được thương xót ủng hộ để được tiêu trừ tai nạn, được tai qua nạn khỏi. Đặc biệt là cầu cho điềm lành thường đến, điềm dữ tránh xa, gia đạo bình an, êm ấm.

Không chỉ vậy, trong Đạo giáo, Cửu Thiên Huyền Nữ còn là biểu tượng của sự trường thọ. Do đó, người ta còn thường thỉnh và thờ bà để mong cầu hết tai ương, bệnh tật, người thân trong gia đình được mạnh khỏe, sức khỏe tốt, ít ốm đau. Tài như nước đến, lộc như mây về, cuộc sống, sự nghiệp được suôn sẻ, phát tài phát lộc, có nhiều phúc lành, tránh được điều tiếng, thị phi.

Các bà độ mạng bao gồm Cửu Thiên Huyền Nữ biểu trưng cho lòng từ bi, nhân hậu, luôn giang tay che chở, bảo vệ những đứa con của mình. Mẹ cũng luôn dõi theo, lắng nghe nguyện cầu, ước mong của chúng sinh, giúp chúng sinh vượt qua khó khăn, đau khổ trong cuộc sống.

Cũng có một truyền thuyết cho rằng, ở thời viễn cổ gia đình Cửu Thiên Huyền Nữ có nửa miếng vảy Lân được thờ phụng nghiêm chỉnh. Trong làng có ai nghèo khổ hoặc không có con trai đến xin cầu đều sẽ được như ý. Do đó, người ta còn tin rằng, Ngài là vị Nữ Thần tối cao có khả năng “ban bố phước lộc, ban bố con trai”. Ngày vía Cửu Thiên Huyền Nữ trùng với tết Cửu Trùng của người Hoa là ngày 09/09 âm lịch hàng năm.

tượng Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ Bằng Bột Đá Vẽ Gấm Đẹp
tượng Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ Bằng Bột Đá Vẽ Gấm Đẹp

Cách thỉnh tượng mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ

Tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ mẹ sanh mẹ độ từ lâu đã ăn sâu, cắm rễ, trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Việt. Việc thờ mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ cũng tương đối đơn giản, không hề rườm rà, phức tạp. Nếu không biết nên bắt đầu việc thờ mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ từ đâu, bạn có thể tham khảo các gợi ý sau đây:

Bước 1: Lập bàn thờ Cửu Thiên Huyền Nữ

Cửu Thiên Huyền Nữ không chỉ được thờ ở nhiều ngôi đền lớn mà còn được nhiều gia chủ thỉnh về thờ tại gia. Bà là thần độ mệnh được nhiều người tín ngưỡng, thờ cúng để cầu mong được bảo vệ, chở che, gặp nhiều may mắn.

Bàn thờ cần được đặt ở vị trí thích hợp, hợp tuổi, hợp mệnh. Lưng bàn thờ tựa tường, mặt hướng ra ngoài, không gian thờ phải sáng sủa, sạch sẽ, trang nghiêm. Trên bàn thờ cần bao gồm các vật phẩm như bát hương, bình hoa, đĩa trái cây, 3 chén nước, đèn. Thông thường bàn thờ của bà sẽ được đặt ở một khám nhỏ treo cao hoặc có thể lập một bàn thờ lớn đều được.

Lưu ý: Bàn thờ chỉ nên đặt ở khuôn viên gia đình, tránh thờ trong nhà, trừ những người có mạng căn đồng.

Bước 2: Chọn tượng và địa chỉ thỉnh tượng Cửu Thiên Huyền Nữ

Sau khi đã chuẩn bị bàn thờ và các vật phẩm thờ cần thiết. Gia chủ cần chọn mẫu tượng thờ phù hợp và địa chỉ thỉnh tượng thờ uy tín để thờ cúng. Tượng mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Trong đó, các mẫu tượng bằng bột đá cao cấp thường được ưa chuộng hơn hết do độ bền, tính thẩm mỹ cao.

Ngoài ra, cũng nên chọn những địa chỉ uy tín để thỉnh tượng thờ. Tượng có 2 loại là tượng trang trí và tượng thờ. Những cơ sở chuyên kinh doanh đồ thờ sẽ cung cấp các mẫu tượng thờ chuẩn, chỉ để thờ cúng, tượng cũng có chất lượng tốt, thích hợp để thờ trong thời gian dài.

Bước 3: Thỉnh tượng và an vị tượng

Sau khi đã chọn được mẫu tượng thờ ưng ý, gia chủ có thể gửi tượng vào chùa để các sư thầy làm lễ khai quang điểm nhãn, hô thần nhập tượng. Tiếp đó, chọn ngày tốt, giờ tốt thỉnh tượng về nhà và làm lễ an vị cho tượng thờ. Sau khi đặt tượng lên bàn thờ, gia chủ đọc văn khấn, kết thúc lễ rồi tiến hành thờ cúng như bình thường là được.

Cách thờ tượng mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ

Theo tập tục xưa, mọi người đều có thể thỉnh ảnh, tượng mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ về để thờ tại gia, việc lập bàn thờ cúng thần độ mệnh có ý nghĩa rất quan trọng. Thông thường, ngày vía Cửu Thiên Huyền Nữ nương nương là ngày mùng 8, 18 và 28 hàng tháng. Do đó, gia chủ có thể thỉnh tượng bà vào 11h15 hoặc 13 giờ các ngày này để thờ.

Trong quá trình thờ cúng Cửu Thiên Huyền Nữ, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Khi thờ cúng mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ, vào các ngày lành, ngày vía bà, gia chủ chỉ được dâng hoa kính lễ, 2 ly nước hoặc chè xôi
  • Khi dâng lễ cúng mẹ, lễ vật sẽ thường bao gồm 3 ly nước bên trái, 3 ly nước bên phải, 1 dĩa muối gạo, 2 ly đèn cầy 2 bên, 1 dĩa trái cây ngũ quả, 3 cây nhang thơm
  • Đồ cúng lễ mà gia chủ cần chuẩn bị vào các ngày quan trọng thường sẽ là hương, hoa tươi, hoa quả tươi (các loại quả tròn, căng mọng như cam, bưởi, quýt, lê), bánh kẹo, phẩm oản, đĩa xôi chay…
  • Đồ cúng lễ nên là đồ chay, không nên cúng đồ mặn. Mâm lễ chỉ cần đảm bảo trang nghiêm, sạch sẽ và thanh tịnh là được, không cần quá cầu kỳ nhưng cũng không được sơ sài, thiếu thành ý.
  • Bàn thờ cần đặt ở nơi sạch sẽ, tuyệt đối không đặt bàn thờ ở nơi ô uế, thiếu trang nghiêm. Trong quá trình thờ cúng, cần thường xuyên lau chùi, dọn dẹp. Đặc biệt, người thờ cúng phải thành tâm thì việc thờ cúng mới có ý nghĩa.

Được biết, hiện tại đường Điện Biên 2, Phường Lê Lợi, Tp. Hưng Yên có đền Đức Thánh Cửu Thiên Huyền Nữ Chân Quân, được xây dựng vào thế kỷ XVIII. Người dân tin rằng bà đã giúp sức nhân dân lúc nguy cấp, khốn khổ nên được tôn làm thành hoàng. Trong đền có phối thờ Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo) và Long Mạch thổ thần, nếu có dịp, người thờ mẹ Huyền Nữ nên đến đây.

Hằng năm, đền sẽ tổ chức lễ vào ngày vía là ngày 09/09 âm lịch với nhiều lễ hội đặc sắc. Đền cũng mở cửa đóng khách thập phương đến dâng hương, chiêm bái, thưởng thức các hoạt động giải trí, tế lễ. Nếu có thể đọc bài khấn vái Cửu Thiên Huyền Nữ ở chùa, điện, phủ, đền có thờ bà sẽ rất tốt cho gia chủ, có thể giúp gia đình được bình an, thịnh vượng.

tượng Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ Bằng Bột Đá Vẽ Gấm Đẹp

Văn khấn Cửu Thiên Huyền Nữ

Ngoài việc thỉnh tượng bà về thờ tại gia, gia chủ có thể xin sự chở che từ mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ bằng cách xin quẻ bói, xin bùa bình an, đeo mặt dây chuyền hoặc khấn kinh Cửu Thiên Huyền Nữ. Văn khấn mẹ Huyền Nữ như sau:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Hương tử chúng con xin thành tâm kính lạy Đức Hiệu Thiên chi kim quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng Đế.

Kính lạy Đức Cửu Trùng Thanh Vân lục cung công chúa.

Kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng công chúa. Sắc phong Chế Thắng Hòa Diệu đại vương gia phong Tiên Hương Thánh Mẫu.

Kính lạy Đức đệ nhị định thượng cao sơn triều mường sơn tinh Công Chúa Lê Mại đại vương.

Kính lạy Đức đệ tam Thủy Phú Lân nữ công chúa

Kính lạy đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vị chầu ba năm tòa quan lớn. Mười dinh các quan, mười hai Tiên Cô, mười hai Thánh Cậu, Ngũ Hồ Đại Tướng, Thanh Hoàng Bách xa đại tưởng. 

Hương tử con là… Ngụ tại… 

Cùng toàn thể gia đình chấp tay kính lễ khấu đầu vọng bái. Lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật. Cúi xin các Ngài xót thương rủ lòng từ bi. Phù hộ độ trì cho gia đình chúng con tiêu trừ tai nạn. Điềm lành thường tới, điềm giữ lánh xa, hết tai ương bệnh tật. Trong nhà hướng thịnh vượng an lành mãi mãi. Tài như nước đến, lộc như mây về, bốn mùa không hạn ách nào xâm. Tâm tiết có phúc lành tiếp ứng.

Lạy xin: Thể đức hiếu sinh, rủ lòng cứu độ cứu nạn. Khiến cho chúng con như ý sở cầu. Cho hương tử tòng tâm sở nguyện, dãi tấm lòng thành cứu xin chứng giám.”

Trường hợp gia chủ khấn ở chùa, điện, đền, phủ thì có thể khấn bài khấn dưới đây:

Văn khấn mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ
Văn khấn mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ

Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ độ mệnh cho tuổi nào?

Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ độ mệnh cho tuổi nào là thắc mắc chung của nhiều người. Tục thờ thần bổn mạng độ mệnh đã xuất hiện từ lâu, dân gian tin rằng, thờ những vị thần này sẽ giúp gia chủ được phù hộ, độ trì, bảo vệ, chở che, ban phước trừ họa.

Thần độ mạng cho nam có Ngũ Công Vương Phật, Tử Vi Đế Quân, Quan Thánh Đế Quân… Thần độ mạng nữ được gọi là mẹ sanh mẹ độ có Địa Mẫu, Cửu Thiên Huyền Nữ, Chúa Ngọc nương nương, Linh Sơn Thánh Mẫu, Thiên Hậu, Chúa Tiên nương nương, Chúa Xứ Nương Nương, Quan Âm Bồ Tát…

Để biết được nên thờ thần độ mạng nào, người ta thường xét theo bản mệnh, theo hành can của tuổi. Chẳng hạn, tuổi Giáp Ất, Nam sẽ thờ Quan Thánh Đế Quân, nữ thờ Cửu Thiên Huyền Nữ. Tuổi Nhâm Quý, nam sẽ thờ Tử Vi Đại Đế, nữ thờ Cửu Thiên Huyền Nữ Nương Nương. Xét theo phương pháp Thiên Can thì nữ giới có thiên can Giáp, Ất, Nhâm, Quý đặc biệt thích hợp thờ tượng mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ.

Thực tế, mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ là mẹ lành của tất cả chúng sinh, luôn chở che, bảo vệ, cứu giúp những người thành tâm tôn kính bà. Vì vậy, tất cả mọi người, nhất là những người đã có gia đình đều có thể thỉnh và thờ bà mà không cần quan tâm đến việc có hợp tuổi, hợp mệnh hay không.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Tục thờ Ngũ Hành Nương Nương đã xuất hiện từ lâu và được lâu truyền rộng rãi tại Việt Nam

Tượng 5 Mẹ Ngũ Hành: Ý nghĩa và thờ cúng

Ngũ Hành Nương Nương hay 5 mẹ Ngũ Hành là 5 vị thần đại diện cho năm yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Tục thờ Ngũ Hành Nương Nương...

phật bản mệnh tuổi dậu là ai ?

Phật Bản Mệnh Tuổi Dậu Là Ai ?

Phật bản mệnh tuổi dậu là ai? Vị Phật đó có hạnh nguyện như thế nào ? Tuổi Dậu là những người có tính cách mạnh mẽ, nhiệt tình và...

ngày vía quan âm là ngày nào ? mâm cúng vía Quan Âm

Các Ngày Vía Quan Âm Và Ý Nghĩa

Ngày Vía Quan Âm là ngày nào trong năm ? Ngày vía Quan Âm có ý nghĩa gì ? Vì sao chúng ta niệm danh hiệu của Ngài là "Nam...

Chùa, tịnh xá, thiền viện, tự viện, am khác nhau như thế nào

Chùa, Tịnh Xá, Thiền Viện, Tự Viện, Am khác nhau thế nào?

Chúng ta thường nghe đến các từ như chùa, tịnh xá, am, tự viện... Đây đều là những từ để chỉ cho nơi tu tập của cộng đồng tu sĩ...

Phật giáo Nguyên Thủy còn được gọi là Phật giáo Tiểu Thừa

Tìm hiểu về các tông phái Phật giáo tại Việt Nam

Phật giáo được truyền bá tại Việt Nam qua 2 con đường chính là truyền bá thẳng bởi các nhà sư Ấn Độ vào Việt Nam và truyền bá từ...

Mẫu tượng 3 ông Phúc Lộc Thọ thích hợp cho người mệnh Mộc

Cách chọn tượng 3 ông Phúc Lộc Thọ hợp mệnh, tuổi

Tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ có ý nghĩa rất đặc biệt trong phong thủy, thể hiện mong cầu phước lộc, tài lộc và sức khỏe của con người. Vì...

Ẩn