30+ Mẫu Tượng Phật Di Lặc Bằng Bột Đá Đẹp Hoan Hỉ

Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa) và 16 phẩm hạnh cao quý của Ngài

Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Tịnh Độ Tông: Sơ lược về Pháp Môn Tịnh Độ

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Lược sử hình thành và phát triển

Tượng Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát: Ý nghĩa và thờ cúng

Tứ Đại Thiên Vương hộ trì Phật giáo là ai?

Tỉnh thức là gì? Sống tỉnh thức có lợi ích gì?

Bát Chánh Đạo: 8 con đường chân chính chấm dứt khổ đau

Kinh Pháp Cú là gì? Ý nghĩa và lợi ích trì tụng Kinh Pháp Cú

Phân biệt tôn tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn và Chuẩn Đề Bồ Tát

Thiên Thủ Thiên Nhãn và Chuẩn Đề Bồ tát là hai vị Bồ tát thường bị nhiều người nhầm lẫn do có hình tướng nhiều tay, trong tay cầm nhiều pháp bảo nhà Phật tương tự nhau. Tuy nhiên, có thể phân biệt Thiên Thủ Thiên Nhãn và Chuẩn Đề Bồ tát thông qua nhiều đặc điểm như mão đội đầu, khuôn mặt, thủ ấn ở tay… 

Thiên Thủ Thiên Nhãn và Chuẩn Đề Bồ tát là hai tôn tượng rất dễ bị nhầm lẫn
Thiên Thủ Thiên Nhãn và Chuẩn Đề Bồ tát là hai tôn tượng rất dễ bị nhầm lẫn

Sự khác nhau giữa tôn tượng Thiên Thủ Bồ tát và Chuẩn Đề bồ tát về hình tướng

Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ tát và Chuẩn Đề Bồ tát là hai vị Bồ tát có hình tướng khá tương tự nhau, nếu không hiểu rõ về các Ngài thì rất dễ bị nhầm lẫn. Nhiều người còn cho rằng Thiên Thủ Bồ tát và Chuẩn Đề Bồ tát là một, thế nhưng đây là hai vị Bồ tát khác nhau, chỉ có hình tượng được mô tả khá giống nhau mà thôi. Có thể nói, không khó để phân biệt Thiên Thủ Thiên Nhãn và Chuẩn Đề Bồ Tát.

Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ tát có danh xưng là Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại. Ngài còn được gọi là Thiên Tý Quán Âm, Quan Âm Tứ Tại, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm, Thiên Thủ Thiên Tý Quán Thế Âm, Thiên Thủ Thánh Quán Âm… Theo Thiên Thủ Kinh, Ngài là hoá thân của Quán Thế Âm Bồ Tát của cõi Tây Phương, nơi Phật A Di Đà là tôn chủ. Còn theo một số tài liệu Phật Giáo khác thì Ngài hoá hậu thân của Chính Pháp Minh Như Lai hoặc là thân sở hoá của Đại Nhật Như Lai. Ngài là vị Bồ tát quan trọng, được thờ phụng phổ biến trong Phật giáo Đại thừa.

Trong khi đó, Phật Mẫu Chuẩn Đề hay Chuẩn Đề Bồ Tát có tên tiếng Phạn là Cundi, tức là Năng hành, Thanh tịnh, Thành thực. Trong đó, Năng hành nghĩa là vị Bồ tát có thệ nguyện rộng lớn, trí tuệ sâu xa, có đầy đủ năng lực để làm bất cứ việc gì nhằm mang lại lợi ích cho chúng sinh. Các tên gọi khác của Ngài là Thất Câu Chi Phật Mẫu, Thất Câu Đê Phật Mẫu, Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề. Ngài là một trong những tôn vị trong Quan Âm Bộ, được nhắc đến nhiều trong Kim cương thừa, cũng là một vị Bồ tát quan trọng trong trường phái Đại thừa.

Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ tát và Chuẩn Đề Bồ tát giống nhau ở chỗ 2 vị đều là Bồ tát, được mô tả ở thân nữ nhân, có nhiều tay, trong tay cầm các pháp khí của Phật Giáo. Tuy nhiên, nếu đủ tinh tế và có sự hiểu biết nhận định thì chư vị sẽ dễ dàng nhận thấy điểm khác biệt giữa hai tôn tượng này. Có thể phân biệt Thiên Thủ Thiên Nhãn và Chuẩn Đề Bồ tát qua các đặc điểm như:

1. Về phần đầu

Tôn tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn có khuôn mặt đầy đặn, cân đối, mặt tròn, mắt mở ¾ nhìn xuống, mũi thon thẳng, miệng nhỏ, cổ cao, tóc buông sau lưng, Ngài đội mũ được trang trí cầu kỳ, tinh tế. Phần đầu của Ngài có 11 khuôn mặt, tượng trưng cho 11 quả vị giác ngộ, các khuôn mặt trên tôn tượng được sắp xếp theo 5 tầng, biểu trưng cho ngũ trí Phật. Gồm:

  • Phần trên cùng là tượng trưng của Pháp thân – Đức Phật A Di Đà, biểu tượng cho chính đẳng giác
  • Tầng thứ hai là Báo Thân – Đức Kim Cương Thủ, biểu thị cho tướng phẫn nộ chính, tức Bất không thành tựu Phật ở Phương Nam.
  • Ba tầng dưới cùng là biểu tượng của Hoá thân, tương ứng với 9 đầu còn lại. Ngài có 9 khuôn mặt: 3 khuôn mặt ở giữa biểu trưng cho Đại viên cảnh trí, tức Đức Phật A Súc Bệ ở phương Đông, ba khuôn mặt này đại từ đại bi, thấy chúng sinh làm thiện mà sinh tâm an lạc. Còn 3 khuôn mặt bên phải thì biểu tượng cho năng lực thuyết pháp của Đức Phật A Di Đà ở Phương Tây. Và cuối cùng là ba khuôn mặt phía bên trái biểu thị cho sự bình đẳng tính trí, hàng phục ngã ác của đức Bảo Sinh Phật ở phương Nam; ba khuôn mặt này tướng phẫn nộ vì thấy chúng sinh làm ác, đồng thời để hàng phục những chúng sinh ngang cường khó độ. 
Phần đầu của Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ tát được xếp theo 5 tầng với 11 khuôn mặt tượng trưng cho 11 quả vị giác ngộ
Phần đầu của Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ tát được xếp theo 5 tầng với 11 khuôn mặt tượng trưng cho 11 quả vị giác ngộ

Trong khi đó, tôn tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề đầu đội mão Hoa Quang, trên mão có hoá hiện 5 vị Như Lai, quanh tượng có toả ánh hào quang sáng tròn rực lửa. Tôn tượng của Ngài có 3 mắt gồm Tuệ Nhãn, Phật Nhãn và Pháp nhãn, biểu trưng cho ý nghĩa “Ba Đế chẳng dọc chẳng ngang, nhất như bình đẳng”. Mỗi con mắt của Ngài ánh lên nét nhìn sắc sảo, tựa như ánh mắt soi thấu sáu cõi, nhìn khắp mười phương.

2. Về phần thân

Hẳn lý do khiến tôn tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ tát dễ bị nhầm lẫn với tượng Bồ tát Chuẩn Đề là do hai vị Bồ tát này đều được mô tả có nhiều tay, trong tay cầm nhiều Pháp khí của nhà Phật. Thế nhưng thực tế thì dù nhiều tay nhưng chúng ta vẫn có thể phân biệt Thiên Thủ Thiên Nhãn và Chuẩn Đề Bồ tát qua sự khác nhau giữa hai tôn tượng này:

Tôn tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ tát

Theo các tài liệu Phật Giáo thì Thiên Thủ Thiên Nhãn là hoá thân của Quán Thế Âm Bồ tát tức đấng quán chiếu âm thanh của thế gian, có nghìn mắt nghìn tay. Trong các chùa chiền thường thờ tượng Ngài được đúc với 40 cánh tay lớn và 960 cánh tay nhỏ, trên mỗi cánh tay đều có một con mắt trí tuệ. Ngoài nghĩa nghìn mắt nghìn tay thì “thiên” ở đây cũng có thể hiểu là vô số vô định, tôn tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn cũng có thể được mô tả với vài trăm cánh tay, vài trăm con mắt mang tính chất tượng trưng, hoặc thậm chí có thể nhiều hơn 1000 tay và mắt tuỳ thuộc vào sự sáng tạo của nghệ nhân. 

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ tát thường được mô tả với toàn thân sắc trắng, hai cánh tay chính đưa trước ngực tạo ấn Hiệp chưởng, 38 cánh tay bên cầm các bảo vật và Pháp khí nhà Phật như bánh xe, chày kim cang, tịnh bình, búa, kiếm, châu báu, tràng hoa, vải lụa gấm vóc… Ngoài những bàn tay cầm pháp khí thì Ngài còn có 42 cánh tay biểu trưng cho 42 thành vị tu chứng cứu độ ở 25 cõi chúng sanh, cũng có nghĩa là Ngài phải trải qua 42 thánh vị để thành tựu giác Ngộ. Những cánh tay ở lớp ngoài cùng đại diện cho Hóa thân Phật đi khắp các nẻo luân hồi để cứu vớt, độ hóa chúng sanh, các cánh tay chỉ xuống là tượng trưng cho sự vô uý thí. 

Tôn tượng Chuẩn Đề Bồ tát

Bồ tát Chuẩn Đề có kim thân màu vàng lợt điểm quang trắng, màu trắng tượng trưng cho Kim Cương Giới, màu trắng vàng tượng trưng cho Đức Năng Sinh của chư Phật và màu vàng tượng trưng cho Thai Tạng Giới. Toàn thân Ngài thường được khắc hoạ có rất nhiều tay, có khi 4 tay, khi 16 tay, 32 tay thậm chí 80 tay nhưng chỉ có một đầu duy nhất. 

Hai tay trên của Ngài bắt Chuẩn Đề Ấn, chắp trước ngực; hai tay dưới bắt Tam Muội Ấn (ấn Đại Định) ở tư thế Thiền Định. 

 Tôn tượng Chuẩn Đề Bồ tát có hai tay trên chắp trước ngực bắt Chuẩn Đề Ấn, hai tay dưới bắt Tam Muội Ấn
Tôn tượng Chuẩn Đề Bồ tát có hai tay trên chắp trước ngực bắt Chuẩn Đề Ấn, hai tay dưới bắt Tam Muội Ấn

Các tay bên phải của tôn tượng Chuẩn Đề Bồ tát cầm các khí vật hung dữ như búa chày, móc câu… có thể hàng phục những chúng sanh cang cường. Hai tay bên trái của Ngài cầm những thánh tài Phật như dải lụa, hộp kinh, hoa sen… để ban phát cho những chúng sinh để họ tu tập giải thoát sau khi đã được Ngài hàng phục. Chuẩn Đề Bồ tát ngồi kiết già trên tòa sen, quang thân hào quang tỏa sáng, phía dưới toà sen là hai vị Long Vương ủng hộ.

Sự khác nhau về ý nghĩa hình tượng

Không chỉ khác nhau về hình tướng mà ý nghĩa hình tượng của hai vị Bồ tát này cũng hoàn toàn khác nhau nên không thể xem hai hình tượng này là một được. Để phân biệt Thiên Thủ Thiên Nhãn và Chuẩn Đề Bồ tát thì chúng ta có thể phân biệt thông qua hạnh nguyện của các Ngài.

 Trong khi hạnh nguyện của Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ tát là sinh ra nghìn mắt nghìn tay để soi thấu các cõi, dang rộng vòng tay để cứu vớt những chúng sanh còn bất hạnh, khổ đau. Thì hạnh nguyện của Chuẩn Đề Bồ Tát là nguyện cầu tất cả Phật tử trong thế gian và xuất thế gian đều được thành tựu trong sự nghiệp tu tập. Ngài thệ nguyện hộ trì Phật pháp, thị hiện trong sáu đường sanh tử hộ mệnh cho chúng sinh trí tuệ kém cỏi, thân mang nhiều bệnh tật, thọ mạng ngắn ngủi, nghiệp chướng sâu dày… 

Ngoài ra, còn có một số điểm khác biệt như:

Về Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ tát

Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ tát đã phát hạnh nguyện hóa thân thành ngàn mắt, ngàn tay, mỗi bàn tay tượng trưng cho hành động, mỗi con mắt tượng trưng cho trí tuệ. Ngài thấu suốt khắp các cõi, dù ở bất kỳ nơi nào trên thế gian, khi nghe được, thấy được chúng sanh đang khốn khổ, nguy cấp Ngài có thể ứng hiện và cứu giúp tức thì. 

Tuy nhiên, hình tướng nghìn tay nghìn mắt của Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ tát không đơn thuần để chúng ta nương nhờ, mong Ngài che chở, cứu vớt mà biểu tượng cho trí tuệ, lòng từ bi, sự vô lượng vô biên của Ngài. Để theo đó mà chúng ta phát tâm từ bi hỷ xả, sẵn sàng giúp đỡ, che chở người khổ nạn, dạy họ thay đổi vận mệnh của chính họ và cũng thay đổi vận mệnh của chính chúng ta. 

Ngài là tượng trưng cho sự viên mãn vô ngại, Ngài có đủ năng lực để thoát khỏi sự trói buộc của cảnh trần, có thể hàng phục yêu ma, tiêu diệt tai hoạ, có nghìn con mắt trí tuệ thấu suốt cõi người, cõi trời. Ngài mang đến sự bình đẳng tuyệt đối, giúp chúng sinh thoát khỏi khổ não, phá mê khai ngộ. Việc thờ cúng, lễ bái, cúng dường, tụng niệm chú Đại Bi có thể đem đến sự an vui, diệt trừ ác nghiệp, xa lìa chướng nạn, tiêu trừ bệnh tật, giúp thọ mệnh được dài lâu, công đức tăng trưởng, thành tựu thiện căn và có thể hưởng thụ cảnh giới cao nhất của nhân sinh. 

Về Chuẩn Đề Bồ tát

Theo các tài liệu Phật Giáo, Chuẩn Đề Bồ tát là vị pháp thân Bồ tát không giáng sinh cõi nhân gian mà chỉ có ở cõi trang nghiêm thế giới. Giáo pháp của Ngài rất bí mật, sở dĩ chúng ta được biết rõ là nhờ Đức Phật Thích Ca giải rõ nên người sau mới biết đến công đức và khắc hoạ hình tượng của Ngài để thờ. 

Ngài có tấm lòng từ bi vô hạn với chúng sanh nên được gọi là Phật Mẫu. Ngài lập pháp môn để những người sơ cơ nhập đạo, dứt chỗ vọng, một lòng trì niệm, quán tưởng, không sinh ra vọng niệm. Những người ân cần, chuyên chú tu tập theo pháp của Ngài sẽ được phước quả rộng lớn, thấy rõ hiệu quả, mau đến chỗ diệu quả vô thượng Bồ đề. Những ai thành tâm, chí tâm quán tưởng, đảnh lễ tôn dung Ngài, chuyên niệm thập phương Phật, Pháp, Tăng, Tam Bảo thì chỗ nào chướng ngại sẽ dễ dàng vượt qua, tâm một màu thanh tịnh, tánh lại viên minh. 

Phật Mẫu Chuẩn Đề là vị Bồ tát ở Thế giới được tôn vinh, không giáng sinh ở cõi trần gian
Phật Mẫu Chuẩn Đề là vị Bồ tát ở Thế giới được tôn vinh, không giáng sinh ở cõi trần gian

Nếu chuyên niệm Chú Đà La Ni của Chuẩn Đề Bồ tát thì:

  • Người tu tại gia, tu theo pháp quy ngũ giới một lòng kiên định, kiếp sau sẽ sanh về cõi trời được hưởng phúc đời đời, nếu sanh về cõi người sẽ được làm bậc công hầu, quý tộc, thường gần gũi với bậc thánh hiền được chư thiên ái kinh, ủng hộ, gia trì, không bị đọa vào đường ác thú
  • Với những người thường trì tụng thần chú Chuẩn Đề Bồ tát, nếu ra kinh doanh thì không có tai hại, nghi dung đoan chánh, tâm không phiền não, lời nói ôn hoà, an nhàn tự tại, một đời hưởng phước, mỹ mãn.
  • Với người xuất gia, khi đã caams giới hoàn toàn, công hạnh thuần phục theo giáo pháp của Phật Mẫu Chuẩn đề thì tâm không sát ngại, một màu thanh tịnh, tánh tại viên minh, được chứng quả viên mãn. 

Một số lưu ý khi thờ tôn tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn và Chuẩn Đề Bồ tát

Việc phân biệt Thiên Thủ Thiên Nhãn và Chuẩn Đề Bồ tát sẽ giúp chúng ta hiểu rõ về các Ngài, từ đó khi đứng trước tôn tượng của Ngài ta có thể niệm đúng danh hiệu của Ngài, tụng niệm đúng thần chú của các Ngài. Dù thờ tôn tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ tát hay Phật Mẫu Chuẩn Đề thì bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Bàn thờ Phật nên được xây dựng trang nghiêm, cao hơn đầu của gia chủ, đặt ở vị trí trung tâm của ngôi nhà, tốt nhất là nên đặt ở phòng thờ hoặc phòng khách. Tuy nhiên, không đặt bàn thờ Phật ở nơi thường xuyên tiếp khách, nơi ăn uống, cười đùa hội họp.
  • Phía sau bàn thờ Phật không nên có cửa sổ, không đặt về các hướng như nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ, cầu thang vì đây là những không gian riêng tư, bất kính với Tam Bảo.
  • Những ngày tốt để thỉnh Phật là ngày mùng 1, 15 hay ngày vía Quan Âm như 19/2 (ngày đảng sinh), ngày 19/6 (ngày Quan Âm thành đạo), ngày 19/9 (ngày Phật xuất gia). 
  • Trước khi thỉnh tượng, nên chuẩn bị đầy đủ các lễ nghi cần thiết, đặt tất cả những đồ thờ lên đúng vị trí. Trong quá trình thỉnh tượng không dừng ghé bất kỳ đâu, đặt tượng thượng an lên bàn thờ rồi thực hiện các nghi lễ như khai quang điểm nhãn, lễ rước, lễ an vị. 
  • Đồ thờ Phật là cỗ chay, hoa quả tươi, 3 chén nước sạch; ngày thường chỉ cần hoa quả là đủ và không cúng quả ổi, quả măng cụt hay các loại trái cây, hoa quả héo úa. Đặc biệt, không đặt đồ mặn, không dùng bát, chén, đũa đã chứa đồ mặn để cúng Phật, không đặt vật lạ như giấy tiền, vàng mã lên bàn thờ Phật.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn phân biệt Thiên Thủ Thiên Nhãn và Chuẩn Đề Bồ tát. Nhìn chung, hai vị Bồ tát này có hình tướng khá tương tự nhau với rất nhiều tay, trong tay cầm nhiều pháp bảo nhà Phật nhưng vẫn có thể phân biệt được nếu có sự tinh tế và hiểu biết nhất định về chư vị Bồ tát.

Cùng chuyên mục

Tôn tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề thường được mô tả có màu vàng lợt điểm quang trắng, có 18 tay ngồi kiết già trên toà sen, phía dưới là 2 vị Long Vương

Phật Mẫu Chuẩn Đề là ai? Ý nghĩa hình tượng và thờ cúng

Phật Mẫu Chuẩn Đề còn có tên gọi khác là Thất Câu Đê Phật Mẫu, Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề, Thất Câu Chi Phật Mẫu. Ngài có đại...

Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ tát là vị Bồ tát có vị trí quan trọng, được thờ phụng phổ biến trong Phật Giáo Đại Thừa

Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn là ai? Ý nghĩa và cách thờ cúng

Thiên Thủ Thiên Nhãn là vị Bồ tát có nghìn mắt, nghìn tay, mỗi bàn tay của Ngài đều có con mắt trí tuệ có thể nhìn thấy, nghe thấu...

Thất Phật Dược Sư là 7 vị Đức Phật Dược Sư có hạnh nguyện tương đồng nhau

Thờ Thất Phật Dược Sư (7 vị) có ý nghĩa gì?

Thất Phật Dược Sư là 7 tôn tượng tương ứng với 7 Đức Phật Dược Sư, mỗi Ngài đều có những đại nguyện riêng nhưng khá tương đồng nhau là...

tượng Mục Kiền Liên Bồ Tát đẹp

Mục Kiền Liên Bồ Tát là ai? Sự tích và ý nghĩa thờ cúng

Mục Kiền Liên Bồ tát là một trong mười đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, được mệnh danh là bậc Thần thông đệ nhất. Ngài nổi...

sự khác nhau giữa mục kiền kiên bồ tát và địa tạng vương bồ tát

Phân biệt Đức Mục Kiền Liên Bồ Tát và Địa Tạng Vương Bồ Tát

Mục Kiền Liên Bồ tát và Địa Tạng Vương Bồ tát là hai vị Bồ tát nổi tiếng, được Phật giáo Đông Á tôn sùng. Nhiều người cho rằng Mục...

Ngũ Phương Trí Phật hay Ngũ Trí Như Lai, Ngũ Phật, Ngũ Thiền Định Phật gồm năm vị Phật là Phật Tỳ Lô Giá Na, Phật A Súc Bệ, Phật Bảo Sanh, Phật A Di Đà và Phật Bất Không Thành Tựu

Ngũ Phương Phật (Ngũ Trí Như Lai) gồm những ai? Có ý nghĩa gì?

Ngũ Phương Trí Phật hay Ngũ Trí Như Lai, Ngũ Phật, Ngũ Thiền Định Phật gồm năm vị Phật là Phật Tỳ Lô Giá Na, Phật A Súc Bệ, Phật...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Ẩn